Đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân kawasaki không đáp ứng với truyền tĩnh mạch immunoglobulin

Đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân kawasaki không đáp ứng với truyền tĩnh mạch immunoglobulin

Đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân kawasaki không đáp ứng với truyền tĩnh mạch immunoglobulin
Đặng Thị Hải Vân1, Phạm Thảo Nguyên1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành trên 251 bệnh nhân Kawasaki tại Bệnh viện Nhi Trung ương với mục tiêu so sánh đặc điểm và diễn biến tổn thương động mạch vành (động mạch vành) giữa hai nhóm đáp ứng và không đáp ứng với truyền tĩnh mạch Immunoglobulin (IVIG). Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân Kawasaki không đáp ứng IVIG lần 1 là 13,9%. Nhóm không đáp ứng IVIG có tỉ lệ tổn thương cao hơn, mức độ tổn thương động mạch vành nặng hơn và tổn thương nhiều vị trí hơn so với nhóm đáp ứng IVIG (p < 0,05). Sau 6 tháng, khả năng hồi phục của những bệnh nhân có tổn thương động mạch vành trong giai đoạn cấp là 52,3%, khả năng hồi phục của nhóm đáp ứng IVIG cao hơn đáng kể so với nhóm không đáp ứng (61,2% với 23,8%, p < 0,05). Mức độ tổn thương động mạch vành trong giai đoạn cấp ảnh hưởng đến khả năng hồi phục động mạch vành, tổn thương càng nặng, hồi phục càng kém. Nồng độ C – reactive protein (CRP) trước IVIG ≥ 119,4 mg/L và số lượng bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT) trước IVIG ≥ 10,4 G/L là yếu tố nguy cơ độc lập của không đáp ứng với IVIG ở những bệnh nhân Kawasaki có tổn thương động mạch vành.

Kawasaki  là  bệnh  sốt  phát  ban  cấp  tính có viêm mạch hệ thống chưa rõ nguyên nhân thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.1 Bệnh được mô tả lần đầu bởi Tomisaku Kawasaki ở Nhật Bản vào năm 1967. Sau đó bệnh được công bố trên khắp thế giới với tỉ lệ mắc khác nhau giữa các quốc gia. Bệnh thường có tỉ lệ mắc cao ở các nước Đông Bắc Á, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc.2Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao, viêm  da  niêm  mạc,  hạch  cổ  nổi,  tổn  thương động mạch vành và các cấu trúc khác của tim.2Bệnh tổn thương đa cơ quan, viêm mạch hệ thống chủ yếu là các mạch nhỏ và vừa, đặc biệt ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN KAWASAKI KHÔNG ĐÁP ỨNG VỚI TRUYỀN TĨNH MẠCHIMMUNOGLOBULINĐặng Thị Hải Vân1,2 và Phạm Thảo Nguyên1, 1Trường Đại học Y Hà Nội, ²Bệnh viện Nhi Trung ươngNghiên cứu được tiến hành trên 251 bệnh nhân Kawasaki tại Bệnh viện Nhi Trung ương với mục tiêu so sánh đặc điểm và diễn biến tổn thương động mạch vành (động mạch vành) giữa hai nhóm đáp ứng và không đáp ứng với truyền tĩnh mạch Immunoglobulin (IVIG). Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân Kawasaki không đáp ứng IVIG lần 1 là 13,9%. Nhóm không đáp ứng IVIG có tỉ lệ tổn thương cao hơn, mức độ tổn thương động mạch vành nặng hơn và tổn thương nhiều vị trí hơn so với nhóm đáp ứng IVIG (p < 0,05). Sau 6 tháng, khả năng hồi phục của những bệnh nhân có tổn thương động mạch vành trong giai đoạn cấp là 52,3%, khả năng hồi phục của nhóm đáp ứng IVIG cao hơn đáng kể so với nhóm không đáp ứng (61,2% với 23,8%, p < 0,05). Mức độ tổn thương động mạch vành trong giai đoạn cấp ảnh hưởng đến khả năng hồi phục động mạch vành, tổn thương càng nặng, hồi phục càng kém. Nồng độ C – reactive protein (CRP) trước IVIG ≥ 119,4 mg/L và số lượng bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT) trước IVIG ≥ 10,4 G/L là yếu tố nguy cơ độc lập của không đáp ứng với IVIG ở những bệnh nhân Kawasaki có tổn thương động mạch vành.Từ khóa: bệnh Kawasaki, Kawasaki kháng ImmunoglobulinI. ĐẶT VẤN ĐỀlà động mạch vành. Các tổn thương khác của bệnh đều tự giới hạn không để lại di chứng trừ tổn thương động mạch vành. Ở những nước phát triển, Kawasaki là nguyên nhân phổ biến nhất  gây  bệnh  tim  mắc  phải  ở  trẻ  em. Tổn thương động mạch vành xảy ra ở 15 – 25% các trường hợp nếu không được điều trị và có thể gây ra nhồi máu cơ tim cấp do huyết khối động mạch vành, về lâu dài có thể gây thiếu máu cơ tim do hẹp động mạch vành và đột quỵ. Đây là nguyên nhân chính gây tàn tật và tử vong ở bệnh nhân Kawasaki.3Nhiều  nghiên  cứu  chỉ  ra  rằng  trong  giai đoạn  cấp  sử  dụng  liều  cao  Immunoglobulin truyền tĩnh mạch (IVIG) có thể làm giảm nguy cơ tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki,  tuy  nhiên,  15  –  20%  bệnh  nhân không đáp ứng với IVIG và những bệnh nhânnày có nguy cơ tổn thương động mạch vành gấp 9 lần những bệnh nhân đáp ứng với IVIG.

Đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân kawasaki không đáp ứng với truyền tĩnh mạch immunoglobulin

Leave a Comment