ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ HEMATOCRIT LÚC VÀO VIỆN VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG
ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ HEMATOCRIT LÚC VÀO VIỆN VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG
Nguyễn Như Lâm1, Ngô Tuấn Hưng1
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm và mối liên quan giữa nồng độ hematocrit (HCT) lúc vào viện với kết quả điều trị của bệnh nhân (BN) bỏng nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 104 BN bỏng người lớn ≥ 20% diện tích cơ thể (DTCT), nhập viện trong vòng 24 giờ sau bỏng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ 01/01 – 31/12/2021. Kết quả: Tỷ lệ máu cô chiếm 85,58%, trong đó 30,77% ở mức độ nặng. Nam giới và diện tích bỏng có mối liên quan độc lập với hiện tượng máu cô. Nhóm có máu cô mức độ nặng có tỷ lệ suy đa tạng và tử vong cao hơn đáng kể so với nhóm còn lại (p < 0,05). ∆HCT cao hơn có ý nghĩa ở nhóm tử vong (11,3 so với 5,1; p = 0,003). Giá trị tiên lượng tử vong của ∆HCT ở mức độ khá (AUC = 0,702; Điểm cắt: 9,6; Độ nhạy: 73,91%;
Độ đặc hiệu: 71,6%; Độ chính xác: 72,12%), tuy nhiên chưa đạt mức độc lập khi phân tích đa biến. Kết luận: Tình trạng máu cô lúc vào viện chiếm tỷ lệ cao sau bỏng. Tỷ lệ tử vong cao hơn ở nhóm có mức độ máu cô nặng, tuy nhiên chưa đạt mức dự báo độc lập. Cần nghiên cứu thêm để đưa các chỉ số này vào áp dụng tiên lượng BN bỏng nặng.
Công thức máu toàn phần là xét nghiệm thường quy, được áp dụng rộng rãi nhất trong chẩn đoán, tiên lượng và đánh giá kết quả điều trị. Trong đó, HCT là phần trăm thể tích các tế bào hồng cầu trong máu, là một chỉ số tham chiếu về khả năng cung cấp oxy từ phổi đến các mô cơ thể của hồng cầu. Sự biến đổi HCT có thể là dấu hiệu của rối loạn công thức máu, mất nước hoặc các tình trạng bệnh lý khác.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com