ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI KÉO DÀI Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 01/01/2018 ĐẾN 30/06/2018

ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI KÉO DÀI Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 01/01/2018 ĐẾN 30/06/2018

ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI KÉO DÀI Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 01/01/2018 ĐẾN 30/06/2018
Trần Thị Mai Trinh*, Phạm Thị Minh Hồng**
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Viêm phổi kéo dài là một thách thức đối với bác sĩ nhi khoa, cần khảo sát đặc điểm lâm sàng và vi sinh để điều trị thích hợp.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi kéo dài ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 2, Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian từ 01/01/2018 đến 30/06/2018.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Kết quả: Trong thời gian từ ngày 01/01/2018 đến 30/06/2018, có 104 trẻ từ 1 tháng đến 60 tháng bị viêm phổi kéo dài điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 2. 67,3% trẻ xác định được bệnh kèm theo, thường gặp là suy dinh dưỡng (33,7%), bất thường hệ hô hấp bẩm sinh (25%), trào ngược dạ dày thực quản (15,4%), lao phổi (11,5%), tim bẩm sinh (8,7%) và loạn sản phế quản phổi (8,7%). 43,3% mẫu cấy NTA dương tính. 91,3% mẫu PCR NTA dương tính. 34 trẻ được chỉ định nội soi phế quản và được làm PCR dịch rửa phế quản phế nang (PCR BAL), có kết quả tương thích khá cao với PCR NTA. Vi khuẩn phân lập được chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là siêu vi và vi nấm. Vi khuẩn thường gặp nhất là Acinetobacter baumannii, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Haemophilus influenza, Streptococcus pneumoniae. Virus thường gặp nhất là Adenovirus và Cytomegalovirus. Vi nấm thường gặp nhất là Candida albicans. Thời gian điều trị trung bình là 45,8 ± 21,7 ngày. 83,4% đáp ứng điều trị, 10,6% chuyển bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, 5,8% trẻ diễn tiến bệnh nặng xin về hoặc tử vong.

Kết luận: Cần tầm soát bệnh đi kèm và chỉ định PCR NTA trên trẻ viêm phổi kéo dài để có can thiệp phù hợp nhằm cải thiện kết quả điều trị.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), viêm phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 18%, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi(10), trong đó, viêm phổi kéo dài (VPKD) chiếm một tỷ lệ không cao nhưng việc chẩn đoán và điều trị các trường hợp này vẫn còn là một thách thức lớn đối với các bác sĩ lâm sàng. Trẻ có VPKD thường có các bệnh nền tiềm ẩn như rối loạn phát triển thần kinh, tim bẩm sinh, dãn phế quản, xơ nang, rối loạn miễn dịch, bất thường cấu trúc và chức năng đường hô hấp(7). VPKD là một vấn đề lớn cho xã hội vì tốn kém trong điều trị, thời gian nằm viện lâu

Leave a Comment