ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ HOMOVANILLIC ACID HUYẾT TƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ HOMOVANILLIC ACID HUYẾT TƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON
Nguyễn Đức Thuận1, Nhữ Đình Sơn1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi nồng độ homovanillic acid (HVA) huyết tương trên bệnh nhân (BN) Parkinson. Đối tượng và phương pháp: Phân tích sự thay đổi nồng độ HVA huyết tương dựa trên mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng trên 45 BN Parkinson (nhóm bệnh) và 40 người khỏe mạnh (nhóm chứng). Kết quả: Nồng độ HVA huyết tương ở nhóm bệnh tăngcó ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,01), nồng độ HVA huyết tương ở BN Parkinsonbị trầm cảm cao hơn so với nhóm không bị trầm cảm (p < 0,001). Hơn nữa, nồng độ HVA huyết tương tăng theo mức độ trầm cảm và giai đoạn bệnh cũng như thời gian mắc bệnh. Kết luận:Có mối liên quan giữa nồng độ HVA huyết tương với bệnh Parkinson trên lâm sàng.
Bệnh Parkinson, một loại bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển mạn tính, đang cóxu hướng gia tăng trong những thập niêngần đây [1]. Sự rối loạn vận động ở BNParkinson được cho là có liên quan đếntổn thương tế bào thần kinh của nhânđen, là cấu trúc dưới vỏ trên bán cầu đại não [2]. Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng các triệu chứng rốiloạn vận động chỉ biểu hiện trên lâm sàngkhi có tổn thương khoảng 70 – 80% các tếbào thần kinh của nhân đen [3]. Do đó,những biểu hiện của thoái hóa tế bàothần kinh có thể kéo dài nhưng khôngthấy biểu hiện lâm sàng. Phát hiện sớmgiai đoạn không triệu chứng này có ýnghĩa quan trọng trong chiến lược dựphòng và điều trị bệnh Parkinson.
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ HOMOVANILLIC ACID HUYẾT TƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON