Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân gây cổ xương đùi trên 80 tuổi được phẫu thuật thay khớp háng
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân gây cổ xương đùi trên 80 tuổi được phẫu thuật thay khớp háng. Gây cổ xương đùi là một chấn thương vùng háng thường hay gặp ở người già, thường do trượt tẻ đập mông xuống, phần lớn đều có liên quan đến loãng xương. Do đặc điểm giải phẫu của cấp máu vùng cổ xương đùi nên khi gãy xương các mạch máu nuôi vùng cổ và chỏm xương đùi tổn thương, dẫn tới mất khả năng cấp máu nuôi dưỡng, nguy cơ không liền xương hoặc tiêu chỏm xương đùi gần như chắc chắn xảy ra. Đối với gãy cổ xương đùi ở người trẻ tuổi có nhiều phương pháp điều trị mang lại kết quả tốt, giúp phục hồi chức năng, trở lại cuộc sống. Nhưng ở người già quả trình sinh xương bị giảm sút và tiêu xương nhiều hơn, nhiều bệnh lý nội khoa kết hợp chính những điều này đã làm cho vấn đề điều trị gãy cổ xương đùi ở người giả khó đạt được kết quả như mong đợi, khó phục hồi chức năng, chất lượng cuộc sống giảm.
Theo Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 1,7 triệu người có chấn thương vùng háng, và tỷ lệ tử vong là 20%, tàn tật vĩnh viễn 50%, chỉ 30% là hồi phục lại chức năng, và dự tính tới năm 2050 sẽ có khoảng 6 triệu người [84].
Riêng ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 250.000 trường hợp chấn thương vùng háng và có thể tăng gấp đôi trong năm 2050, trong đó gãy cổ xương đùi ở nữ chiếm 63,3/100.000 người nữ và ở nam chiếm 27,7/100.000 người nam [40].
Ngày nay với sự tiến bộ của y học, kèm theo sự phát triển của xã hội nên chất lượng cuộc sống đã cải thiện nhiều, chính những điều này đã làm cho tuổi thọ của con người ngày càng cao, vì vậy số lượng bệnh nhân và độ tuổi của bệnh nhân gãy cổ xương đùi cũng gia tăng theo. Gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi gây ra các hậu quả nghiêm trọng như tăng các bệnh lý đi kèm, tăng tỷ lệ tử vong, suy giảm chức năng và chất lượng cuộc sống. Theo ước tỉnh tỷ lệ tử vong do gãy xương đùi là 10% mỗi tháng, 20% mỗi bốn tháng và 30% sau một năm, 50% bệnh nhân bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Sáu tháng sau gãy cổ xương đùi, 50% bệnh nhân hồi phục khả năng đi lại, một năm sau gãy cổ xương đùi, dưới 50% bệnh nhân có thể đi lại mà không cần giúp đỡ, và chỉ 40% bệnh nhân có thể thực hiện hoạt động thường ngày, chỉ có khoảng 30% bệnh nhân có thể hội nhập trở lại với cuộc sống xã hội nhưng lúc nào cũng bị nguy cơ tái gãy xương [79].
Có rất nhiều phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi
Phương pháp điều trị bảo tồn: kinh điển điều trị cố định bằng nẹp chống xoay, giữ trục chỉ giúp lành xương. Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân không có chỉ định can thiệp ngoại khoa, do bệnh nội khoa rất nặng. Nhược điểm của phương pháp là nằm lâu, lở loét, viêm phổi… dẫn tới bệnh nhân suy kiệt, chất lượng cuộc sống kém và có thể từ vong.
Phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bên trong: nếu chất lượng xương cho phép có thể kết hợp xương bên trong bằng vít xốp hoặc nẹp vít khóa hoặc DHS… Nhược điểm của phương pháp là bệnh nhân phải có phục hồi chức năng lâu dài, trở lại sinh hoạt khó khăn [13].
Phương pháp phẫu thuật thay khớp háng: ngày nay nhờ sự tiến bộ của gây mê hồi sức, phối hợp chặt chẽ của các nhà nội khoa đã cho phép thực hiện phẫu thuật thay khớp háng trên các bệnh nhân cao tuổi, phẫu thuật vũng chắc nên bệnh nhân có thể ngồi dậy, sớm PHCN và cải thiện cuộc sống [13].
Hiện nay, ở nước ta có nhiều tác giả đã thực hiện phẫu thuật thay khớp háng cho bệnh nhân cao tuổi, tuy nhiên trong nước vẫn rất ít tổng kết đối với các bệnh nhân thay khớp háng do gãy cổ xương đùi trên 80 tuổi, đây là nhóm tuổi “già nhất của già”, số năm sống còn lại không nhiều, có rất nhiều yếu tố nguy cơ, chất lượng cuộc sống sau mổ suy giảm và dễ tử vong khi tiến hành một cuộc mổ lớn, trong đó có phẫu thuật thay khớp háng. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân gây cổ xương đùi trên 80 tuổi được phẫu thuật thay khớp háng“. Với các mục tiêu sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân gây cổ xương đùi trên 80 tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng.
Đánh giá các biến chứng, tử vong ở bệnh nhân gây cổ xương đùi trên 80 tuổi sau phẫu thuật thay khớp háng.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com