Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng có đặt sonde JJ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định

Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng có đặt sonde JJ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng có đặt sonde JJ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.Sỏi tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu chung trên toàn thế giới vào khoảng 3% dân số và khác nhau giữa các quốc gia [2]. Đối với Việt Nam, theo các thống kê cho thấy người bệnh điều trị sỏi tiết niệu chiếm khoảng 40-60% số người bệnh điều trị trong khoa tiết niệu, trong đó sỏi niệu quản chiếm 28% [9]. Sỏi niệu quản thường gây ra các biến chứng tắc đường niệu, nhiễm khuẩn.
Nếu không được điều trị kịp thời thì chức năng thận bị giảm sút do ứ nước, ứ mủ thận. Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp can thiệp ít sang chấn trong điều trị sỏi tiết niệu đã được biết đến từ những năm 1978. Tán sỏi qua nội soi đã giải quyết tới 90% các trường hợp sỏi, phẫu thuật mở chỉ còn < 10% [5].


Ở Việt Nam tán sỏi niệu quản qua nội soi đã được thực hiện từ những thập niên 90, đã triển khai tại rất nhiều bệnh viện chuyên sâu và các bệnh viện lớn thu được nhiều thành công. Phương pháp điều trị này có ưu điểm là không tạo ra vết mổ cho người bệnh và rút ngắn thời gian điều trị, tuy nhiên vẫn cần phải dẫn lưu đường tiết niệu để tránh các biến chứng như sỏi rơi xuống quá nhiều làm tắc niệu quản, phù nề niệu quản. Sonde JJ giúp dẫn lưu nước tiểu từ thận xuống bàng quang, tránh tắc nghẽn sau tán sỏi, đồng thời chính sonde JJ là một phương tiện rất tốt giúp nong rộng niệu quản tạo điều kiện cho các mảnh sỏi dễ rơi xuống.
Mặc dù đặt sonde JJ có nhiều ưu điểm được thừa nhận rộng rãi, tuy nhiên sonde JJ có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể: đau buốt vùng hông lưng hay phía trên đùi, đau tăng khi đi tiểu; kích thích bàng quang: cảm giác rát buốt khi tiểu gần xong hoặc đau tức vùng trên xương mu, tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu, cảm giác cộm và căng bàng quang; chảy máu đôi khi kéo dài cho đến khi sonde được lấy ra…[19],[38],[50]. Theo Phạm Quang Vinh (2015) cho thấy triệu chứng rối loạn tiểu tiện xuất hiện ở 100% người bệnh sau khi đặt sonde JJ, mức độ nặng dần khi thời gian mang sonde kéo dài. Tỷ lệ đái máu 80%, nhiễm khuẩn niệu 6%. 84% người bệnh than phiền vì triệu chứng đau ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày [19].2 Dan Leibovici MD cho thấy khó tiểu, tần suất đi tiểu và tiểu gấp lần lượt là 40%, 50% và 55% người bệnh. Đau sườn, tiểu máu và sốt được báo cáo là 32%, 42% và 15%. Tổng cộng có 435 ngày lao động bị mất trong tháng đầu tiên sau khi người bệnh đặt sonde JJ. Lo lắng và rối loạn giấc ngủ được báo cáo 24%, 45% người bệnh báo cáo chất lượng cuộc sống của họ bị giảm sút [25]. Chính những vấn đề này ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng chung và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Với mong muốn có số liệu tin cậy về chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng có đặt sonde JJ cho việc đề xuất các hoạt động chăm sóc, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng có đặt sonde JJ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định”3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nộisoi ngược dòng có đặt sonde JJ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng có đặt sonde JJ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………… i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………ii
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………… iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………………………………………….. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ……………………………………………………………………………. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH …………………………………………………………………………viii
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………… 3
Chương 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………. 4
1.1. Đại cương sỏi niệu quản ……………………………………………………………………. 4
1.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược
dòng có đặt sonde JJ. ……………………………………………………………………………..20
1.3. Mô hình nghiên cứu. ……………………………………………………………………….. 24
1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ……………………………………………………… 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………… 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………… 28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………… 28
2.3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………… 28
2.4. Mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………………………… 28
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………. 29
2.6. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………. 29
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………… 31
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………………….. 33
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………………… 34
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số……………… 34
Chương 3: KẾT QUẢ……………………………………………………………………………….. 353.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………………….35
3.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở các lĩnh vực. ……………………………………. 36
3.3. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. . 46
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….. 48
4.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu ………………………………………………. 48
4.2. Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trong các lĩnh vực. ……….. 49
4.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi
niệu quản nội soi ngược dòng có đặt sonde JJ. …………………………………………… 61
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………….. 63
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 2: BẢN ĐỒNG THUẬN
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH
PHỤ LỤC 4: PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GI

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………………….. 29
Bảng 2.2: Đánh giá chất lượng cuộc sống …………………………………………………….. 33
Bảng 2.3: Bảng đánh giá BMI theo chuẩn WHO và dành riêng cho người châu Á
(IDI&WPRO) ……………………………………………………………………….. 33
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ………………………………………….35
Bảng 3.2: Đặc điểm chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu ……………………………… 35
Bảng 3.3: Một số đặc điểm chung khác của đối tượng nghiên cứu ……………………. 36
Bảng 3.4: Tần suất đi tiểu ban ngày và ban đêm của đối tượng nghiên cứu ………… 36
Bảng 3.5: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo triệu chứng tiết niệu ………………….. 37
Bảng 3.6: Điểm trung bình triệu chứng tiết niệu ……………………………………………. 38
Bảng 3.7: Tỷ lệ đau thể xác và vị trí đau ………………………………………………………. 38
Bảng 3.8: Mức độ đau cho từng vị trí ………………………………………………………….. 39
Bảng 3.9: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiêu chí đau thể xác ……………………. 40
Bảng 3.10: Điểm trung bình đau đớn về thể xác …………………………………………… 40
Bảng 3.11: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo sức khỏe tổng quát ………………….. 41
Bảng 3.12: Mức độ tận hưởng cuộc sống xã hội của đối tượng nghiên cứu ………… 41
Bảng 3.13: Điểm trung bình sức khỏe tổng quát ……………………………………………. 42
Bảng 3.14: Tình trạng công việc của đối tượng nghiên cứu …………………………….. 42
Bảng 3.15: Số ngày nghỉ/hạn chế hoạt động của đối tượng nghiên cứu …………….. 42
Bảng 3.16: Điểm trung bình hiệu suất làm việc …………………………………………….. 43
Bảng 3.17: Thời điểm và nguyên nhân đời sống tình dục của đối tượng nghiên cứu
bị dừng lại ……………………………………………………………………………. 44
Bảng 3.18: Mức độ đau khi quan hệ tình dục ………………………………………………… 44
Bảng 3.19: Mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu với đời sống tình dục. ……. 44
Bảng 3.20: Điểm trung bình vấn đề tình dục ………………………………………………… 45
Bảng 3.21: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lĩnh vực các vấn đề bổ sung ………. 45vi
Bảng 3.22: Phân bố mức độ chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu trong
các lĩnh vực. …………………………………………………………………………. 45
Bảng 3.23: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống các lĩnh vực ……………………….. 46
Bảng 3.24: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với giới tính. ………………….. 46
Bảng 3.25: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với tuổi. …………………………. 47
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với chỉ số BMI. ………………. 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bệnh viện Bình Dân (2017). Sỏi niệu quản. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
năm 2017, 76-78.
2. Bộ Y Tế (2015). Chẩn đoán và điều trị nội khoa sỏi tiết niệu, Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu, Ban hành kèm theo
Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015, 55-63.
3. Đàm Văn Cương, Trần Quán Anh và Vũ Văn Kiên (2002). Đánh giá kết quả
xa sau tán sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi. Công trình nghiên cứu y
học quân sự, Học viện Quân Y, 1, 70-74.
4. Đàm Văn Cương và Lê Quang Dũng (2001). Kết quả bước đầu qua 50 ca
tán sỏi niệu quản dưới bằng PP nội soi. Tạp chí Y Học Việt Nam, Chuyên đề
tiết niệu bệnh học, 75-78.
5. Trần Văn Hinh (2013), Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi tiết
niệu. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập 1.
6. Trần Văn Hinh (2013), Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi tiết
niệu. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập 2.
7. Trần Quốc Hòa (2013). Nghiên cứu tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng
bằng Laser Holmium tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tạp chí Y Học Thực
hành, 10, 60-63.
8. Nguyễn Khoa Hùng, Nguyễn Ngọc Tuấn và Nguyễn Kim Tuấn (2014). Soi
niệu quản xử trí sỏi kẹt niệu quản sau tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi
thận.Tạp chí Y Dược học Trường ĐHYD Huế
9. Ngô Gia Hy (1985). Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản. Niệu học tập V,
Nhà xuất bản Y học, 65- 74.
10. Nguyễn Kỳ (2003). Phương pháp điều trị ngoại khoa hiện nay về sỏi đường
tiết niệu. Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, 225- 268.
11. Lê Kim Lộc, Nguyễn Kim Tuấn và Phạm Ngọc Hùng (2010). Đánh giá kết
quả điều trị sỏi niệu quản qua nội soi ngược dòng tại Bệnh viện Trung ương
Huế. Tạp chí Y Học Thực hành, 718 + 719, 183-190.
12. Nguyễn Tấn Phong, Trần Văn Biên và Đỗ Minh Tiến (2015). Đánh giá kết
quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng với
nguồn tán Holmium Laser tại Bệnh viện Quân y 121.13. Nguyễn Minh Quang (2003). Rút kinh nghiệm qua 204 trường hợp tán sỏi
niệu quản qua nội soi bằng laser và xung hơi, Luận án chuyên khoa cấp II,
Trường Đại học Y dược TP Hồ chí Minh.
14. Nguyễn Quang, Vũ Nguyễn Khải Ca (2004). Một số nhận xét về tình hình
điều trị sỏi niệu quản ngược dòng và tán sỏi bằng máy lithoclast tại khoa tiết
niệu bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Y học Việt Nam, T4/2004, 501-503.
15. Trần Văn Sáng (1996). Sỏi niệu. Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 83-130.
16. Nguyễn Văn Trọng (2006). So sánh phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể với
tán sỏi qua nội soi niệu quản trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới, Luận văn
thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
17. Dương Văn Trung, Lê Ngọc Từ, Nguyễn Bửu Triều và các cộng sự.
(2005). Tai biến và biến chứng trong tán sỏi nội soi ngược dòng tại bệnh
viện Bưu Điện I Hà Nội. Tạp chí Y Học Thực hành, số đặc biệt, 121-127.
18. Doãn Thị Ngọc Vân, Phạm Huy Kiên, Ngô Trung Kiên. Kết quả tán sỏi
niệu quản qua nội soi tại khoa tiết niệu bệnh viện Saint Paul Hà Nội. Tạp chí
Y học Việt Nam, 1, 42-46.
19. Phạm Quang Vinh và Nguyễn Phú Việt (2015). Nghiên cứu ảnh hưởng của
sonde JJ đến bệnh nhân sau nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi. Tạp chí y
– dược học quân sự, 5, 141-146.
20. Đỗ Đình Xuân và Lê Gia Vinh (2009). Hệ tiết niệu. Giải phẫu sinh lý, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, tập 2, 28

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment