ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ơ PHỤ NƯ TUỔI MÃN KINH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG NĂM 2018
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ơ PHỤ NƯ TUỔI MÃN KINH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG NĂM 2018
Nguyễn Thị Hòa1, Trần Thùy Dương1,Thái Lan Anh1
1Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống (CLCS) ở phụ nữ tuổi mãn kinh tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng năm 2018.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 422 phụ nữ tuổi mãn kinh tại 3 xã Thanh Sơn, Đoàn Xá, Kiến Quốc tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Kết quả: Điểm trung bình của CLCS là 65,4 ± 7,80 điểm. Điểm CLCS cao nhất ở lĩnh vực môi trường với 21,45 ± 3,64 điểm, thấp nhất thuộc lĩnh vực quan hệ xã hội với 9,80 ± 1,27 điểm . Kết luận: CLCS của phụ nữ huyện Kiến Thụy, Hải Phòng ở mức trung bình. Cần có các nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố liên quan đến CLCSở phụ nữ độ tuổi này nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp nâng cao CLCS cho phụ nữ tuổi mãn kinh trên địa bàn huyện.
Mãn kinh là một tình trạng vô kinh thứ phát trong ít nhất 12 tháng do suy giảm tự nhiên hoạt động của buồng trứng, thường xảy ra giữa độ tuổi 45 đến 55 tuổi [6]. Đây là thời kỳ thường kèm theo những thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt, tim mạch, tình dục, dấu hiệu về tiết niệu, tâm lý, nhận thức, về lâu dài là chứng loãng xương, bệnh lý tim mạch, bệnh Alzheimer… [4],[5] làm giảm chất lượng cuộc sống (CLCS), hiệu quả lao động cũng như hạnh phúc gia đình của phụ nữ tuổi mãn kinh. Tại Việt Nam, tính đến năm 2010, phụ nữ trên 45 tuổi chiếm một tỷ lệ khá lớn, khoảng trên 29% giới nữ nói chung.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ơ PHỤ NƯ TUỔI MÃN KINH TẠI HUYỆN KIẾN THỤY, HẢI PHÒNG NĂM 2018