ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ MỞ THÔNG DÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁ ĐẨY TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ MỞ THÔNG DÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁ ĐẨY TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ MỞ THÔNG DÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁ ĐẨY TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG
Trần Mạnh Bắc1, Nguyễn Đình Quân1, Bùi Văn Dũng1, Nguyễn Quang Quý1
1 Bệnh viện Lão khoa Trung Ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mở thông dạ dày bằng phương pháp đẩy và xác định một số yếu tố liên quan đến biến chứng nặng và tử vong trong 90 ngày sau mở thông. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc. 39 bệnh nhân có chỉ định mở thông dạ dày bằng phương pháp đẩy. Sau mở thông bệnh nhân được theo dõi và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trong 90 ngày hoặc cho tới khi tử vong. Kết quả: Tỷ lệ nam giới nhiều hơn chiếm 61,54%, tuổi trung bình trong nghiên cứu là 79,1 ± 8,2. Tổn thương đường tiêu hóa gặp nhiều nhất là loét thực quản chiếm 35/39 bệnh nhân. Viêm trợt thực quản và GERD gặp ở 27/39 bệnh nhân. Nhóm biến chứng nặng có chỉ số BMI là 14,24 ± 2,85, thấp hơn nhóm không bị là 20,0 ± 2,61. Chỉ số Hemoglobin là 92,0 ± 25,62 so với nhóm không bị là 105,8 ± 2,91. Mức albumin là 24,9 ± 5,88 so với 31,11 ± 4,72 ở nhóm không bị. Kết luận: Bệnh nhân mở thông dạ dày ở bệnh viện Lão khoa có tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Tổn thương gặp nhiều trên bệnh nhân có chỉ định mở thông là loét thực quản, viêm trợt thực quản và GERD. Các yếu tố được xác định có liên quan tới các tai biến nặng của người bệnh là chỉ số BMI, hemoglobin, albumin và số lượng tiểu cầu thời điểm thực hiện thủ thuật.

Sự gia tăng mạnh mẽ dân số cao tuổi ở Việt Nam đã khiến chứng khó nuốt trở thành một vấn đề  ngày  càng  phổ  biến trong  chăm  sóc  dài hạn.Cho  ăn  bằng  ống  thông  là  một  phương pháp cho ăn tạm thời được khuyến cáo trong các trường  hợp  cho  ăn  bằng  ống  thông  dưới  4-6 tuần.Những  ống  này  dễ  dàng  được  đặt  tại giường và cũng có thể dễ dàng tháo ra[1].Cho ăn đường ruột vĩnh viễn có thể được thực hiện bằng nội soi, phẫu thuật hoặc bằng điện quang can thiệp.Mở thông dạ dày qua nội soi (MTDD-NS) đã phát triển thành một thủ thuật phổ biến. MTDD-NS hiện là phương pháp hiệu quả và phổ biến  nhất  đối  với  dinh  dưỡng  qua  đường ruột.Việc sử dụng MTDD-NS rất hữu ích trong nhiều tình huống ngoài các rối loạn thần kinh cơ do thoái hóa, với các bằng chứng ngày càng tăng hỗ trợ các lợi ích của ống MTDD-NS ở bệnh nhân ung thư và nhi khoa[2]. Tại  Việt  Nam,  các  trung  tâm  đã  triển  khai rộng rãi  MTDD-NS với nhiều kỹ thuật khác nhau được cải tiến nhằm tối ưu hóa vai trò của MTDD-NS  và  giảm  thiểu  các  rủi  ro  của  phẫu  thuật. Chính  vì  vậy  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu:“Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả mở thông dày bằng phương pháp đẩy trên người cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa trung ương” .

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment