ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN MÁU TỤ NỘI SỌ TỰ PHÁT TRÊN LỀU

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN MÁU TỤ NỘI SỌ TỰ PHÁT TRÊN LỀU

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN MÁU TỤ NỘI SỌ TỰ PHÁT TRÊN LỀU
Vũ Quang Tiệp1, Nguyễn Quốc Dũng2
1 Bệnh viện trung ương Quân đội 108
2 Bệnh viện đa khoa Medlatec
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính ở bệnh nhân máu tụ nội sọ tự phát trên lều. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu  35 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định máu tụ nội sọ (MTNS) tự phát bằng chụp cắt lớp vi tinh (CLVT) từ 07/05/2017 đến 30/05/2021 tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 35 BN chảy máu não  tự phát tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 58,46 ± 9,97, nam (82,9%,), nữ (17,1%). Tiền sử  tăng huyết áp (THA) (83,3%), nghiện rượu (8,3%), dùng thuốc ức chế tiểu cầu ( 8,3%) và xơ gan (2,8%). Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện trước 6 giờ là 31,4%. Nhập viện trong 6-72 giờ (65,7%).Triệu chứng lâm sàng khởi phát đột ngột (97,1%). Triệu chứng lâm sàng liệt thần kinh khu trú (TKKT) (47,9%), liệt thần kinh sọ (28,8%) và đau đầu (17,8%), nôn có tỉ lệ  (5,5%). Điểm Glasgow (GCS) nhập viện trung bình là 9,8 ± 1,75 điểm ( từ 8-14 điểm).BN nhập viện trong tình trạng hôn mê với GCS từ 9-12 điểm (60%).Vị trí MTNS ở đồi thị (60%), hạch nền (34,3%), còn lại là thùy não (5,7%). Thể tích ổ MTNS trung bình là 67,44 ± 24,32ml. Mức độ di lệch đường giữa độ II (71,4%),  độ III (28,6%). Mức độ phù não độ I (80%),  độ II (20%). Kết luận: Máu tụ nội sọ tự phát thường xuất hiện ở bệnh nhân tuổi trung niên, nam thường gặp hơn nữ, tiền sử hay gặp nhất là THA, ổ xuất huyết thường định vị sâu trong nhu mô não hạch nền – đồi thị, thể tích ổ xuất huyết lớn gây đè đẩy đường giữa.

Tài liệu tham khảo
1. Hồ Hữu Thật VAN (2009). Xuất huyết não do tăng huyết áp. Tạp chí Y học Tp HCM, 13(1):394-398. 
2. Vũ Anh Nhị NTT (2008). Tiên lượng xuất huyết não trên lều bằng các thang điểm đột quỵ tại bệnh viện Thủ Đức:. Tạp chí Y học Tp HCM, 13(1):394-398. 
3. Mạc Văn Hòa CPP (2011). Nghiên cứu thang điểm xuất huyết não trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết não tự phát do tăng huyết áp. Tạp chí Y học Tp HCM, 15(1):596-602. 
4. Nguyễn Sĩ Bảo (2015). Đo áp lực nội sọ trong xuất huyết não tự phát, Luận văn tiến sĩ Y học, ĐH Y Dược Tp. HCM. 
5. Hoàng Đức Kiệt (1996). Nhân 649 trường hợp tai biến chảy máu não phát hiện qua chụp cắt lớp vi tính. Y học Việt Nam, 9(208):13-19. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment