ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ ĐỐI VỚI VẮCXIN PHÒNG VIÊM GAN B Ở TRẺ CÓ MẸ MANG HBsAg

ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ ĐỐI VỚI VẮCXIN PHÒNG VIÊM GAN B Ở TRẺ CÓ MẸ MANG HBsAg

Luận án ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ ĐỐI VỚI VẮCXIN PHÒNG VIÊM GAN B Ở TRẺ CÓ MẸ MANG HBsAg.Nhiễm virus viêm gan B (VRVGB) là một vấn đề có tính chất toàn cầu. Khoảng 30% dân số trên thế giới (tức 2 tỷ người) bị nhiễm VRVGB, trong đó 350 triệu người mang VRVGB mạn tính. Hàng năm, ước tính trên thế giới có tới một triệu người mang VRVGB mạn tính chết vì ung thư gan nguyên phát và xơ gan [1]. VRVGB là tác nhân gây ung thư đứng thứ hai sau thuốc lá [2]. Virus này có liên quan tới 80% các trường hợp ung thư gan ở nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Á và Châu Phi [3]. Một trong những vấn đề quan trọng của tình hình dịch tễ nhiễm VRVGB là lứa tuổi bị nhiễm. Nếu số người bị nhiễm xảy ra trong thời kỳ thơ ấu càng nhiều thì càng tăng tình trạng người lành mang VRVGB và gia tăng nguy cơ mắc viêm gan mạn tính và ung thư gan do khoảng thời gian dài của quá trình mang virus [2]. Trong những vùng có tỷ lệ VRVGB lưu hành cao, phần lớn nhiễm VRVGB xảy ra trong thời kỳ thơ ấu. Những người này thường mang virus ngay từ khi mới ra đời do mẹ mang virus truyền sang con. Phương thức lây truyền này được gọi là lây truyền dọc [2]. Lây truyền dọc VRVGB từ mẹ sang con có thể xảy ra trong tử cung, trong khi sinh hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh. Nguy cơ nhiễm VRVGB mạn tính lên tới 70-90% nếu trẻ sinh ra từ các bà mẹ đồng thời có HBsAg(+) và HBeAg(+), nhưng chỉ khoảng 20% nếu bà mẹ có HBsAg(+) và HBeAg(-) [2]. Lây truyền từ người mẹ mang virus sang con là đường lây truyền quan trọng của VRVGB, đặc biệt ở Châu Á nơi tỷ lệ lây truyền VRVGB trong thời kỳ chu sinh chiếm 40% trong tổng số những người mang VRVGB mạn [3]. Để khắc phục nguy cơ lây truyền cũng như hậu quả của nhiễm VRVGB theo phương thức này, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đã khuyến cáo đưa vắcxin viêm gan B vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em ở tất cả các quốc gia [4].

ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ ĐỐI VỚI VẮCXIN PHÒNG VIÊM GAN B Ở TRẺ CÓ MẸ MANG HBsAg.Việt Nam nằm ở Châu Á là khu vực có sự lưu hành của HBsAg cao nhất thế giới. Tỷ lệ lưu hành HBsAg ở nước ta nằm trong khoảng từ 10-25% [5], [6], [7]. Ở Việt Nam việc tiêm phòng mũi vắcxin viêm gan B sơ sinh trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang được hướng dẫn trong 24 giờ đầu sau sinh cho tất cả các đối tượng theo khuyến cáo của TCYTTG. Năm 2006, thông tin về các tai biến sau tiêm phòng vắcxin VGB ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hà Tĩnh đã làm tỷ lệ trẻ được tiêm phòng mũi vắcxin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu giảm từ 67,0% năm 2006 xuống còn 24,0% năm 2007 và 22,0% năm 2008 [8]. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ, tiêm phòng vắcxin cho trẻ sơ sinh có mẹ mang HBsAg(+) tốt nhất trong 12 giờ đầu sau sinh [9],[10]. Việc tiêm phòng muộn ở nhóm trẻ có nguy cơ cao này có thể là một trong những lý do ảnh hưởng đến hiệu quả của việc phòng bệnh viêm gan ở nước ta hiện nay. Thực tế đòi hỏi có những bằng chứng khoa học để nâng cao hiệu quả phòng bệnh viêm gan B ở nước ta. Từ đó, đề tài nghiên cứu này được tiến hành nhằm các mục tiêu:

1. Mô tả hiện trạng nhiễm virus viêm gan B ngay sau sinh ở con của các bà mẹ có HBsAg(+) khi sinh.

2. Đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch chống virus viêm gan B của trẻ sơ sinh có mẹ HBsAg(+) sinh ra được tiêm phòng vắcxin viêm gan B.

3. Khảo sát mối liên quan giữa một số dấu ấn virus viêm gan B trong máu mẹ, máu cuống rốn với mức độ đáp ứng miễn dịch chống virus viêm gan B của trẻ sau tiêm phòng đủ 4 mũi vắcxin viêm gan B.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG TẠO KHÁNG THỂ ĐỐI VỚI VẮCXIN PHÒNG VIÊM GAN B Ở TRẺ CÓ MẸ MANG HBsAg

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phí Đức Long, Nguyễn Thị Vinh Hà, Nguyễn Văn Bàng (2010), Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng viêm gan B theo lịch 0,1,2,11 tháng ở trẻ có mẹ mang HBsAg tại thành phố Thái Bình, Tạp chí Y học Thực hành, 762 (4), 72 -75.

2. Phí Đức Long, Nguyễn Thị Vinh Hà, Nguyễn Văn Bàng (2010), Nghiên cứu tình trạng nhiễm virus viêm gan B(HBV) ở phụ nữ có thai tại thành phố Thái Bình và khả năng lây truyền từ mẹ sang con, Tạp chí Y học Thực hành, 762(4), 111 – 115.

3. Phí Đức Long, Nguyễn Thị Vinh Hà, Nguyễn Văn Bàng (2012), Hiệu quả tiêm phòng vắcxin viêm gan B ở trẻ có mẹ mang HBsAg và các yếu tố ảnh hưởng, Tạp chí Nhi Khoa, 5(2), 52-59.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. World Health Organization (2002), WHO/CDS/CSRL/LYO/2002: Hepatitis B

2. World Health Organization (2001), Introduction of hepatitis B vaccine into childhood immunization services, WHO/V&B/01.31.

3. Hwang EW, Cheung R (2011), Global Epidemiology of Hepatitis B virus (HBV) Infection, North American Journal of Medicine of Science, 4 (1), 7-13.

4. World Health Organization (1992), Expanded Programme on Immunization, Global Advisory Group- Part I, Weekly Epidemiological Record, 67, 11-15.

5. Chu Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Vân, Lê Anh Tuấn (2006), Nghiên cứu tỷ lệ mang các dấu ấn virus viêm gan B, khả năng lây truyền cho con ở phụ nữ có thai tại Hà Nội năm 2005-2006 và đề xuất giải pháp can thiệp, Thông tin Y dược, 12, 29-32.

6. Bùi Xuân Trường, Nguyễn Văn Bàng (2009), Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B/C và kiểu gen của virus viêm gan B thuộc khu vực biên giới Việt-Trung huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai, Tạp chí nghiên cứu Y học, 64(5),52-59.

7. Nguyen CH, Azumi Ishizaki (2011), Prevalence of HBV infection among different HIV-risk groups in Hai Phong, Viet Nam, Journal of Medical Virology, 83(3), 399-404.

8. World Health Organization (2009), Review of Expanded Program of Immunization Vietnam 2009.

9. Centers for Diseases Control and Prevention (2002), General recommendation on immunization, MMWR, 51, 1-36.

10. Centers for Diseases Control and Prevention (2005), A comprehensive immunization strategy to eliminate transmission of hepatitis B virus infection in the United States, MMWR, 54, 13.

11. Mahoney FJ (1999), Update on diagnosis, management, and prevention of hepatitis B virus infection, Clinical Microbiology Reviews, 12(2), 351-366.

12. Lee WM (1997), Hepatitis B virus infection, N Engl J Med; 337, 1733-45.

13. Ganem D, Prince AM (2004), Hepatitis B virus infection- Natural History and Clinical consequences, New England Journal of Medicine, 350, 1118-29.

14. Couroucé AM, Plancon A, Soulier JP (1983), Distribution of HBsAg subtype in the World, Vox Sang, 44, 197-211.

15. Chu CJ, Anna SF Lok (2002), Clinical significance of hepatitis B virus genotypes, Hepatology, 35, 1274-76.

16. Sagauchi F, E Orion, Y Tanaka (2007), Influence of hepatitis B virus genotypes and G1896A mutation on fulminat outcome of acute infection, Hepatology international, 1(1), 105

17. Trần Xuân Chương (2008), Nghiên cứu sự liên quan giữa kiểu gen của virus viêm gan B với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm gan virus B cấp, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược Huế.

18. Bùi Hữu Hoàng, Đinh Dạ Lý Hương, Phạm Hoàng Phiệt, Erwin Sablon (2003), Kiểu gen của siêu vi viêm gan B ở bệnh nhân xơ gan và ung thư gan nguyên phát , Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 7(1), 128-133.

19. Nguyễn Công Long, Bùi Xuân Trường, Nguyễn Khánh Trạch (2008), Định lượng HBV-DNA cao liên quan đến kiểu gen C và bệnh gan nặng ở bệnh nhân Việt Nam nhiễm virus viêm gan B mạn tính, Tạp chí Khoa học Tiêu hóa, 11, 669-673.

20. Đông Thị Hoài An, Nguyễn Hữu Chí, Đỗ Đình Hồ, Phạm Hoàng Phiệt (2007), Kiểu gen của siêu vi viêm gan B trong viêm gan siêu vi B cấp, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 11(3), 61-66.

21. Jonas MM, Block JM, Haber BA et al (2010), Treament of children with chronic hepatitis B virus infection in the United States: patient selection and therapeutic options, Hepatology, 52(6), 2192-2205.

22. Kao HJ, Chen DS (2008), Critical analysis of the immune tolerance phase of chronic HBV infection: natural history and diagnosis, Current hepatitis reports, 1, 5-11.

23. Vũ Thị Tường Vân (1996), Nghiên cứu tình trạng nhiễm virus viêm gan B(HBV) ở phụ nữ có thai tại Hà Nội và khả năng lây truyền của HBV từ mẹ sang con, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y dược, Học viện Quân Y, Hà Nội.

24. Trần Thị Chính, Phan Thị Phi Phi, Trương Mộng Trang (1993), Một số nghiên cứu về người lành mang HBsAg, Nội khoa, 2, 37-40.

25. Nguyễn Tuyết Nga (1996), Đánh giá đáp ứng miễn dịch của trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắcxin viêm gan B theo lịch tiêm khác nhau, Luận án Phó tiến sỹ khoa học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, Hà Nội.

26. Duong TH, Nguyen PH, Henley K, Peters M (2009), Risk factors for hepatitis B infection in rural Vietnam, Asian Pac J Cancer Prev; 10(1), 97-102.

27. Nguyen VT, Mc Laws ML, Dore GJ (2007), Highly endemic hepatitis B infection in rural Vietnam, J Gasroenterol Hepatol, 22(12), 2093-100.

28. Hipgrave DB, Nguyen TV et al (2003), Hepatitis B infection in rural Vietnam and the implication for a National program of infant immunization, Am. J.Tro. Med, 69(3), 288-294.

29. Đỗ Tuấn Đạt (2004), Đánh giá hiệu quả triển khai tiêm phòng vắcxin viêm gan B do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sản xuất dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.

30. Phạm Văn Lình, Trần Thị Minh Diễm, Trần Đình Hậu, Ngô Viết Lộc (2006), Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, Y học thực hành, 3(536), 82-85.

31. Châu Hữu Hầu (1995), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm virus viêm gan trong cộng đồng dân cư huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, Luận án Phó Tiến Sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.

32. Trương Thị Xuân Liên (1994), Tình hình nhiễm virus viêm gan C tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Phó Tiến Sỹ Y học, Hà Nội, 54-87.

33. Phạm Song, Đào Đình Đức, Bùi Hiền và cs (1994), Nhiễm trùng do virus viêm gan B và C trong nhóm dân chúng có nguy cơ thấp và cao ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Kỷ yếu hội nghị chuyên đề về viêm gan virus, 55-59.

34. Trịnh Thị Ngọc (2001), Tình trạng nhiễm các virus viêm gan A, B, C, D, E ở các bệnh nhân viêm gan virus tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội.

35. Nguyen VT, Hoang NT, Fields H (1992) Hepatitis A, B, C and D infections in different groups and the implications for producing and using hepatitis B vaccine in Vietnam, J Hyg Prev Med, 2(1), 6-15.

36. Vũ Hồng Cương (1998), Điều tra tại thành phố Thanh Hóa về tỷ lệ HBsAg, tỷ lệ anti-HBs và hiệu lực đáp ứng miễn dịch của vắcxin viêm gan B do Việt Nam sản xuất, Luận án Tiến sỹ Y học, Hà Nội.

37. Hoàng Trọng Thảng (2003), Tần suất HBsAg và anti-HCV ỏ bệnh nhân ung thư gan nguyên phát, Y học thực hành, 1(439), 90-91.

38. Lã Thị Nhẫn (1995), Nghiên cứu nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C trên một số nhóm người ở miền Nam Việt Nam để góp phần tìm nguồn cho máu, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y dược, Hà Nội.

39. Bùi Xuân Trường, Nguyễn Văn Bàng và cộng sự (2007), Thông báo ban đầu về tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trên người Việt Nam có kháng nguyên bề mặt HBsAg âm tính, Tạp chí nghiên cứu Y học, 47(1), 28-32.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment