Kiến thức, thái độ, thực hành và tình trạng lợi của sinh viên răng hàm mặt Trường Đại học Y Hà Nội
Kiến thức, thái độ, thực hành và tình trạng lợi của sinh viên răng hàm mặt Trường Đại học Y Hà Nội
Đỗ Hoàng Việt, Lê Long Nghĩa, Nguyễn Bích Ngọc, Tạ Thành Đồng, Khúc Thị Hồng Hạnh, Hoàng Bảo Duy
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) chăm sóc sức khỏe răng miệng và mối liên quan với tình trạng viêm lợi trên đối tượng sinh viên năm nhất và năm ba chuyên ngành Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020 – 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 88,8% sinh viên có thái độ tốt, trong khi chỉ có 44% và 41,6% sinh viên lần lượt đạt thực hành và kiến thức mức độ tốt; sinh viên năm ba có kiến thức, thái độ, thực hành tốt hơn sinh viên năm nhất; đa số sinh viên có chỉ số vệ sinh răng miệng cơ bản OHI-S (oral hygiene index – simple) ở độ 1 với 49,6%; và tình trạng viêm lợi của sinh viên đang ở mức rất cao (90,4%). Từ đó chúng tôi kết luận rằng, thái độ chăm sóc sức khoẻ răng miệng của sinh viên khá tốt, nhưng kiến thức và thực hành còn kém (88,8% so với 44% và 41,6%). Đặc biệt, kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng có liên quan đến tình trạng lợi, nhưng không phải yếu tố duy nhất. Điều đó được thể hiện ở chi tiết số liệu thống kê KAP của sinh viên năm ba đều cao hơn nhóm còn lại, với 58,9% sinh viên đạt kiến thức tốt, 92,9% đạt thái độ tốt và 55,4% đạt thực hành tốt; nhưng tỉ lệ viêm lợi là 94,64%, cao hơn sinh viên năm nhất. Cần nâng cao kiến thức, thực hành chăm sóc sức khoẻ răng miệng, và cải thiện sức khoẻ lợi.
Bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm lợi đã và đang trở thành một mối quan tâm rất lớn trong xã hội hiện đại. Sự thiếu hiểu biết về cách chăm sóc sức khỏe răng miệng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe răng miệng kém. Theo một nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Kuwait, 64,6% đối tượng phỏng vấn cho rằng chính sâu răng là do đánh răng không đúng cách trong khi chỉ có 19,3% biết rằng đường có thể gây sâu răng; 94,7% sinh viên tham gia nghiên cứu đánh răng ít nhất 1 lần 1 ngày nhưng chỉ có 22% sinh viên đến gặp nha sĩ trong vòng 6 tháng qua.1 Tại Việt Nam, theo thống kê, có tới hơn 90% dân số có tình trạng sâu răng và viêm lợi, con số này vẫn đang tăng lên từng ngày.2 Trong đó, các sinh viên Y Khoa, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành Răng Hàm Mặt là đối tượng được tiếp cận và nhận thức tốt hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng. Trong thời gian đào tạo để sinh viên Răng Hàm Mặt trở thành bác sĩ Răng Hàm Mặt có tâm, có tầm, việc trau dồi kiến thức, thái độ và thực hành sức khỏe răng miệng tốt và phòng chống các bệnh răng miệng đóng vai trò rất cần thiết.3Cụ thể hơn, việc nắm được kiến thức phòng ngừa và khả năng tự chăm sóc răng miệng tốt đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp hành nghề của các sinh viên Răng Hàm Mặt sau này, bằng cách khuyến khích sự quan tâm của bệnh nhân đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng
Nguồn: https://luanvanyhoc.com