ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG NHÓM KHÁNG SINH CARBAPENEM TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG NHÓM KHÁNG SINH CARBAPENEM TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN
Trần Mạnh Duy1, Nguyễn Ngọc Khôi2, Nguyễn Như Hồ2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh, tình hình sử dụng carbapenem và đánh giá bước đầu can thiệp của dược lâm sàng trong việc sử dụng carbapenem tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, so sánh hai giai đoạn gồm giai đoạn 1 (trước can thiệp) từ 07/2020 đến 12/2020 và giai đoạn 2 (can thiệp) từ 01/2021 đến 07/2021. Tính hợp lý của kháng sinh được đánh giá dựa vào Hướng dẫn sử dụng kháng sinh Bộ Y Tế 2015; Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận 2017 và The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy 2020. Kết quả: Ở cả hai giai đoạn, vi khuẩn Gram âm chiếm đa số và có tỷ lệ đề kháng carbapenem cao. Imipenem là kháng sinh trong nhóm carbapenem được chỉ định nhiều nhất. Với can thiệp của dược lâm sàng, tính hợp lý chung về sử dụng kháng sinh tăng lên 70,5%, tối ưu hóa về liều được chấp thuận chiếm 88,1% và tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh chiếm 48,9%. Kết luận: Sau khi có sự can thiệp của dược sĩ lâm sàng, tính hợp lý trong việc sử dụng kháng sinh được cải thiện.
Tại Mỹ, hàng năm có hơn 35.000 người tửvong do có yếu tốđềkháng kháng sinh [7]. ỞChâu Âu, con sốtửvong ước đoán cũng khoảng 33.000 người [6]. Tại Việt Nam, dữliệu từ12 bệnh việntrong năm 2017 và 2018cho thấyEnterobacteriaceae có tỷlệđềkháng kháng sinh đối với carbapenem lên đến 52% [5]. Năm 2020, BộY tếđã ban hành Quyết định 5631/QĐ-BYT nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý sửdụng kháng sinh trong bệnh viện, trong đó bao gồm các hoạt động vềgiám sát đềkháng kháng sinh cũng như triển khai các can thiệp đểtối ưu hoá việc sửdụng kháng sinh[3].Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, vẫn chưa có nghiên cứu khảo sát vềviệc sửdụng kháng sinh carbapenem và canthiệp dược lâm sàng tại khoa Hồi sức tích cực –chống độc. Nhằm nâng cao chất lượng điều trị, sửdụng kháng sinh hiệu quả, an toàn, chúng tôithực hiện nghiên cứu với mục tiêu khảo sát tình hình đềkháng, tình hình sửdụngcarbapenemvà đánh giá bước đầu can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc sửdụng carbapenem
Nguồn: https://luanvanyhoc.com