Đánh giá hiệu quả của Magnesium sunfat trong điều trị hỗ trợ cơn hen cấp ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương
Đánh giá hiệu quả của Magnesium sunfat trong điều trị hỗ trợ cơn hen cấp ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương.Hen phế quản (HPQ) là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, bệnh có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi. Hen phế quản gần đây có xu hướng gia tăng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở trẻ em [1].
Theo GINA, hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 300 triệu người bị hen phế quản, chiếm khoảng 1-18% dân số tùy theo từng quốc gia [1]. Ở Việt nam theo Nguyễn Năng An ước tính khoảng 4 triệu người được chẩn đoán mắc hen [2]. Hen phế quản làm tăng gánh nặng cho xã hội cũng như gia đình bệnh nhi, ngoài các chi phí trực tiếp cho điều trị, bệnh còn làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Các chi phí sẽ giảm đi nếu người bệnh được phát hiện sớm, điều trị tích cực và kiểm soát hen tốt.
Hen phế quản là bệnh với các đợt hen cấp xen lẫn với những thời kỳ thuyên giảm. Cơn hen cấp có các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, trong đó khoảng 10% bệnh nhân bị cơn hen cấp nặng. Các nghiên cứu đã cho thấy thất bại trong điều trị lên đến 15% ở trẻ em bị cơn hen cấp nặng. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị là chẩn đoán không đúng bệnh hoặc đánh giá không đúng mức độ nặng của bệnh; đánh giá không chính xác mức độ nặng của cơn hen cấp; chiến lược điều trị và dự phòng không phù hợp, bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Ngược lại, điều trị sớm và tích cực mang lại tiên lượng tốt hơn cho bệnh nhân.
Magnesium Sulfat lần đầu tiên được sử dụng trong điều trị hen vào năm 1936. Tuy nhiên, việc sử dụng magnesium sulfate như một liệu pháp cắt cơn trong điều trị cơn hen cấp tính nổi lên trong những năm cuối thập niên 1980 sau một loạt các nghiên cứu chứng minh rằng Magnesium sulfate gây giãn
phế quản tùy theo liều lượng. Các nghiên cứu cho thấy Magnesium sulfate là 3 một thuốc giãn phế quản thay thế an toàn và lành tính đối với các trường hợp co thắt phế quản không đáp ứng với các liệu pháp điều trị thông thường. Magnesium sulfate có hiệu quả nhanh, ngay sau khi sử dụng, và là một thuốc hỗ trợ quan trọng trong các trường hợp tắc nghẽn phế quản tại các đơn vị cấp cứu [3].
Hiện nay tại bệnh viện Nhi Trung Ương đã sử dụng magnesium sulfate trong điều trị cơn hen cấp nặng và dai dẳng và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đánh giá vai trò của magnesium sulfate trong điều trị cơn hen phế quản cấp ở trẻ em.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả của Magnesium sunfat trong điều trị hỗ trợ cơn hen cấp ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định nồng độ Magnesium huyết thanh trong cơn hen cấp ở trẻ em.
2. Đánh giá hiệu quả của Magnesium sunfat trong điều trị hỗ trợ cơn hen cấp ở trẻ em
MỤC LỤC Đánh giá hiệu quả của Magnesium sunfat trong điều trị hỗ trợ cơn hen cấp ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………… 4
1.1. Định nghĩa bệnh hen phế quản ……………………………………………………… 4
1.2. Dịch tễ học bệnh hen phế quản …………………………………………………….. 4
1.3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh HPQ …………………………………………………….. 5
1.3.1. Yếu tố gia đình …………………………………………………………………….. 5
1.3.2. Yếu tố cơ địa quá mẫn ………………………………………………………….. 6
1.3.3. Giới …………………………………………………………………………………….. 6
1.3.4. Chủng tộc ……………………………………………………………………………. 7
1.4. Yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen cấp …………………………………………… 7
1.4.1. Nhiễm virus đường hô hấp …………………………………………………….. 7
1.4.2. Dị nguyên đường hô hấp ……………………………………………………….. 7
1.4.3. Khói thuốc lá ……………………………………………………………………….. 8
1.4.4. Ô nhiễm môi trường ……………………………………………………………… 9
1.4.5. Hoạt động gắng sức ………………………………………………………………. 9
1.4.6. Thay đổi cảm xúc …………………………………………………………………. 9
1.4.7. Thay đổi thời tiết ………………………………………………………………… 10
1.5. Cơ chế bệnh sinh HPQ ………………………………………………………………. 10
1.5.1. Viêm mạn tính đường thở ……………………………………………………. 10
1.5.2. Co thắt phế quản …………………………………………………………………. 15
1.5.3. Gia tăng tính phản ứng phế quản ………………………………………….. 15
1.5.4. Tái cấu trúc đường hô hấp …………………………………………………… 15
1.6. Chẩn đoán cơn hen phế quản cấp ………………………………………………… 16
1.6.1. Triệu chứng lâm sàng ………………………………………………………….. 16
1.6.2. Cận lâm sàng ……………………………………………………………………… 17
1.6.3. Phân loại mức độ nặng cơn hen cấp ………………………………………. 20
1.7. Điều trị cơn hen cấp ………………………………………………………………….. 20
1.7.1. Nguyên tắc ………………………………………………………………………… 20
1.7.2. Điều trị cơn hen cấp mức độ nhẹ ………………………………………….. 20
1.7.3. Điều trị cơn hencấp mức độ trung bình …………………………………. 21
1.7.4. Điều trị cơn hen cấp nặng ở trẻ em ……………………………………….. 21
1.8. Điều trị cơn hen cấp bằng Magnesium Sulfate ……………………………… 22
1.8.1. Vai trò của Magnesium. ………………………………………………………. 23
1.8.2. Vai trò của Magnesium trong giãn phế quản ………………………….. 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 29
2.2. Chẩn đoán hen phế quản ……………………………………………………………. 30
2.3. Chẩn đoán cơn hen cấp ……………………………………………………………… 31
2.3.1 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng cơn hen cấp ……………………. 31
2.3.2. Chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của cơn hen cấp ………………………… 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 34
2.4.1. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………… 34
2.4.2. Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………….. 34
2.4.3. Các chỉ số nghiên cứu …………………………………………………………. 36
2.4.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………. 36
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ……………………………………………………. 37
2.4.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………. 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 39
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………. 39
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ……………………………………….. 39
3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo giới …………………………………………………. 40
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nơi sống ………………………………………….. 41
3.1.4. Tuổi chẩn đoán xác định hen ……………………………………………….. 42
3.1.5. Tiền sử ………………………………………………………………………………. 42
3.1.6. Điều trị dự phòng ……………………………………………………………….. 43
3.1.7. Đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp thời điểm nhập viện …………. 44
3.2. Định lượng nồng độ Magnesium huyết thanh ………………………………. 45
3.2.1. Nồng độ Magnesium huyết thanh khi nhập viện …………………….. 45
3.2.2 Nồng độ Magnesium huyết thanh theo tuổi …………………………….. 45
3.2.3. Nồng độ Magnesium huyết thanh theo tuổi đối với từng nhóm nghiên
cứu ……………………………………………………………………………………. 46
3.2.4. Nồng độ Magnesium huyết thanh theo giới ……………………………. 46
3.2.5. Nồng độ Magnesium huyết thanh theo mức dộ nặng cơn hencấp 47
3.2.6. Nồng độ Magnesium huyết thanh theo mức độ nặng của cơn hen
cấp ở từng nhóm nghiên cứu………………………………………………… 47
3.3. Đánh giá hiệu quả Magnesium sunfat trong điều trị hỗ trợ cơn hen cấp .. 48
3.3.1. Đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp tại thời điểm T0. ……………… 48
3.3.2 Đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp thời điểm T1 ……………………. 48
3.3.3 Đánh giá mức độ nặng cơn hen vào thời điểm T2 ……………………. 49
3.3.4 Đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp tại thời điểm T3 ……………….. 50
3.3.5. Sự biến thiên của điểm PAS theo thời gian của các đối tượng
nghiên cứu …………………………………………………………………………. 52
3.3.6. Mức độ giảm điểm PAS theo thời gian của các đối tượng nghiên cứu ….. 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 54
4.1. Đặc điểm bệnh nhân tham gia nghiên cứu ……………………………………. 54
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới …………………………………………. 54
4.1.2. Môi trường sống …………………………………………………………………. 55
4.1.3. Tuổi chẩn đoán hen …………………………………………………………….. 55
4.1.4. Tiền sử dị ứng của gia đình ………………………………………………….. 56
4.1.5. Tiền sử dị ứng bản thân ……………………………………………………….. 56
4.1.6. Dự phòng hen …………………………………………………………………….. 57
4.1.7. Mức độ nặng của cơn hen cấp ………………………………………………. 57
4.2. Nồng độ Magnesium huyết thanh ở trẻ trong cơn hen cấp ……………… 58
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1-8,10,11,13-38,40-43,45-51,54-9,12,38,39,44,52,53
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại mức độ nặng cơn hen cấp theo GINA 2006 …………… 20
Bảng 2.1. Mức độ nặng của cơn hen cấp ……………………………………………. 33
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân của nhóm nghiên cứu theo nhóm tuổi ……… 40
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới của từng nhóm nghiên cứu ……….. 41
Bảng 3.3. Môi trường sống……………………………………………………………….. 41
Bảng 3.4. Tuổi chẩn đoán xác định hen ……………………………………………… 42
Bảng 3.5. Tiền sử chẩn đoán hen của gia đình …………………………………….. 42
Bảng 3.6. Tiền sử các bệnh dị ứng của bệnh nhi …………………………………. 43
Bảng 3.7. Điều trị dự phòng hen của bệnh nhân HPQ ………………………….. 43
Bảng 3.8. Mức độ nặng của bệnh nhi khi nhập viện …………………………….. 44
Bảng 3.9. Nồng độ Magnesium huyết thanh khi nhập viện …………………… 45
Bảng 3.10. Nồng độ Magnesium huyết thanh theo tuổi ………………………….. 45
Bảng 3.11. Nồng độ Magnesium huyết thanh theo tuổi đối với từng nhóm
nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 46
Bảng 3.12. Nồng độ Magnesium huyết thanh theo giới …………………………. 46
Bảng 3.13. Nồng độ Magnesium huyết thanh theo mức độ nặng cơn hen cấp ……. 47
Bảng 3.14. Nồng độ Magnesium huyết thanh theo mức độ cơn hen cấp theo
nhóm nghiên cứu………………………………………………………………. 47
Bảng 3.15. Điểm PAS trung bình của 2 nhóm nghiên cứu thời điểm T0 ….. 48
Bảng 3.16. Đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp thời điểm T1 …………………. 48
Bảng 3.17. Điểm PAS trung bình của hai nhóm tại thời điểm T1 ……………. 49
Bảng 3.18. Mức giảm điểm PAS trung bình của hai nhóm tại thời điểm T1 …. 49
Bảng 3.19. Đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp thời điểm T2 …………………. 49
Bảng 3.20. Điểm PAS trung bình của hai nhóm tại thời điểm T2 ……………. 50
Bảng 3.21. Mức giảm điểm PAS trung bình của hai nhóm tại thời điểm T2 …. 50
Bảng 3.22. Đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp thời điểm T3 …………………. 50
Bảng 3.23. Điểm PAS trung bình của hai nhóm tại thời điểm T3 ……………. 51
Bảng 3.24. Mức giảm điểm PAS trung bình của hai nhóm tại thời điểm T3 … 51
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi ………………… 39
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới…………………………………………… 40
Biểu đồ 3.3. Điểm PAS trung bình của các nhóm bệnh nhân khi nhập viện . 44
Biểu đồ 3.4. Biến thiên điểm PAS theo thời gian đối tượng nghiên cứu. …… 52
Biểu đồ 3.5. Mức độ giảm điểm PAS theo thời gian của các đối tượng
nghiên cứu ……………………………………………………………………. 53
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các quá trình bệnh lý trong hen ………………………………………….. 10
Hình 1.2: Các tế bào và các chất trung gian gây viêm trong HPQ …………. 1
Nguồn: https://luanvanyhoc.com