ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU BẰNG STATIN, FIBRATE ĐƠN ĐỘC HOẶC KẾT HỢP TẠI KHOA KHÁM BỆNH – BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU BẰNG STATIN, FIBRATE ĐƠN ĐỘC HOẶC KẾT HỢP TẠI KHOA KHÁM BỆNH – BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU BẰNG STATIN, FIBRATE ĐƠN ĐỘC HOẶC KẾT HỢP TẠI KHOA KHÁM BỆNH – BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Vũ Thị Minh Phương*, Nguyễn Đức Công*
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của Atorvastatin 20mg / ngày, Rosuvastatin 10mg / ngày, Fenofibrate 200 mg / ngày sử dụng đơn độc hoặc phối hợp ở bệnh nhân rối loạn lipid máu trong thời gian 1 tháng theo dõi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc thực hiện ở 336 bệnh nhân có rối loạn lipid máu đến khám và điều trị tại khoa Khám bệnh – bệnh viện Thống Nhất từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2012.

Kết quả: Hiệu quả chung đạt mục tiêu điều trị theo khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học Việt Nam: LDL-C 57,4%; LDL-C + TG 42 %; LDL-C + HDL-C +TG 37,8%; non HDL-C 55,4%. Đạt chỉ số LDL-C/ HDL-C < 3,5 là 96,4%. Tỷ lệ đạt mục tiêu ở nhóm tuổi < 60 cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tuổi ≥ 60. Tỷ lệ kiểm soát LDL-C và non HDL-C đạt mục tiêu theo mức nguy cơ: nguy cơ thấp LDL-C 97,7%, non HDL 94,2%; nguy cơ trung bình LDL-C 88,7%, non HDL-C 83,0%; nguy cơ cao trung bình LDL-C 56,0%,non HDL-C 54,0%; nguy cơ cao LDL-C 23,1%,non HDL-C 23,1%. Tăng men gan gấp 3 lần ngưỡng trên của trị số bình thường: statin 1,2%; phối hợp 2 thuốc 1,9%. Tiêu cơ 0%. Đau cơ 1,0%. Chán ăn mệt mỏi 1,0 – 3,2%.

Kết luận: Tỷ lệ chung đạt mục tiêu các chỉ số lipid máu đơn độc và kết hợp theo khuyến cáo 2008 của hội tim mạch học VN ở mức trung bình và thấp. Tỷ lệ kiểm soát các chỉ số lipid máu đạt mục tiêu giảm dần theo nhóm nguy cơ tăng dần. Tăng men gan gấp 3 lần gặp với tỷ lệ cao.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment