Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn – luyện tập

Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn – luyện tập

Luận án Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn – luyện tập.Rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) được đặc trưng bởi tình trạng lo âu quá mức không kiểm soát được, lan tỏa nhiều chủ đề, không khu trú bất cứ tình huống đặc biệt nào, thường kéo dài nhiều tháng [1]. Trong Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, triệu chứng lo âu dễ phát hiện nhưng cũng dễ nhầm lẫn trong thực hành lâm sàng. Biểu hiện lo âu có thể xuất hiện ở người bình thường, trong nhân cách bệnh và có thể xuất hiện trong một số bệnh lý như: rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, rối loạn trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn, các rối loạn ám ảnh. Các triệu chứng của RLLALT đa dạng và phong phú bao gồm: các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật, các triệu chứng vùng ngực, bụng, các triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm thần và một số triệu chứng khác [2]. Sự đa dạng, phong phú của các triệu chứng gây không ít khó khăn trong nhận biết và xác định chẩn đoán. Nhiều khi bệnh nhân đến khám không phải với lý do là triệu chứng lo âu mà vì các triệu chứng khác. Theo Montgomery (2010), bệnh nhân đến khám vì lo âu chỉ khoảng 13,3% [3]. Các bệnh nhân đi khám vì các lý do khác chiếm tỉ lệ cao hơn: 47,8% đến khám vì các triệu chứng cơ thể khác nhau (34,7% với các triệu chứng đau và 32,5% với các rối loạn giấc ngủ) [3],[4]. Do vậy, xác định chính xác đặc điểm lâm sàng RLLALT là cần thiết giúp chan đoán đúng và điều trị hiệu quả.

Trong thực hành lâm sàng, điều trị RLLALT có thể sử dụng liệu pháp hóa dược, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai liệu pháp. Hai liệu pháp đều cho thấy có hiệu quả trong việc làm thuyên giảm các triệu chứng lo âu và các triệu chứng khác của RLLALT. Liệu pháp hóa dược được hướng nhiều đến điều trị giai đoạn cấp tính còn liệu pháp tâm lý hướng nhiều đến điều trị giai đoạn duy trì và chống tái phát bệnh. Theo Baldwin, tỉ lệ tái phát RLLALT sau khi điều trị bằng liệu pháp tâm lý thấp hơn sau khi điều trị bằng thuốc [5]. Một số nghiên cứu trên thế giới về các phần trong liệu pháp thư giãn – luyện tập như: luyện thư giãn, luyện thở và luyện tư thế đã cho thấy hiệu quả trong điều trị các triệu chứng lo âu và các triệu chứng cơ thể.
Ở Việt Nam, tại Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia, bệnh viện Bạch Mai, từ những năm 1970, liệu pháp thư giãn – luyện tập được áp dụng để điều trị cho những bệnh nhân tâm căn và đã cho thấy có những hiệu quả nhất định. Cho đến nay, liệu pháp còn ít được áp dụng trong điều trị RLLALT do chưa có bằng chứng khoa học đánh giá hiệu quả trong thực hành lâm sàng. Với mong muốn làm rõ đặc điểm lâm sàng và xác định hiệu quả của liệu pháp thư giãn trong điều trị RLLALT, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn – luyện tập” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa theo ICD – 10.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn – luyện tập.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Nguyễn Ngọc, Nguyễn Kim Việt (2016). Đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu lan tỏa ở bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm – Bạch Mai. Tạp chí nghiên cứu Y học, 101 (3), 166-173.
2. Trần Nguyễn Ngọc, Nguyễn Kim Việt (2016). Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân mắc rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn luyện tập.
Y học lâm sàng, 95, 4-9.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA 3
1.1.1. Khái niệm rối loạn lo âu lan tỏa 3
1.1.2. Dịch tễ RLLALT 3
1.1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh RLLALT 4
1.1.4. Tiến triển và tiên lượng 15
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RLLALT 15
1.2.1. Chẩn đoán RLLLALT 15
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng triệu chứng lo âu trong RLLALT 18
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng triệu chứng khác của RLLALT 21
1.3. LIỆU PHÁP THƯ GIÃN – LUYỆN TẬP TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI
LOẠN LO ÂU LAN TỎA 26
1.3.1. Liệu pháp Thư giãn – Luyện tập 26
1.3.2. Tác động của liệu pháp thư giãn luyện tập trong điều trị RLLALT … 29
1.3.3. Hiệu quả điều trị của liệu pháp thư giãn – luyện 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 42
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 43
2.3.2. Cỡ mẫu 43
2.4. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU 44
2.4.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng RLLALT 44
2.4.2. Điều trị bằng liệu pháp thư giãn – luyện tập 44
2.4.3. Theo dõi tại các thời điểm điều trị 46
2.5. ĐO LƯỜNG SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 46
2.6. CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP 50
2.7. NHẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 54
2.8. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 55
2.8.1. Tính tự nguyện 55
2.8.2. Tính bảo mật 55
2.8.3. Tính minh bạch 55
2.8.4. Đạo đức của nhà nghiên cứu 55
2.9. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU, SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC .. 55
2.9.1. Hạn chế của nghiên cứu 55
2.9.3. Biện pháp khắc phục 56
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 57
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RLLALT 62
3.2.1. Đặc điểm tiền sử, bệnh sử bệnh nhân nghiên cứu 62
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng RLLALT theo ICD 10 67
3.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG LIỆU PHÁP THƯ GIÃN LUYỆN TẬP … 76
3.3.1. Hiệu quả điều trị triệu chứng lo âu tại các thời điểm điều trị 76
3.3.2. Hiệu quả điều trị các triệu chứng khác tại các thời điểm 77
Chương 4: BÀN LUẬN 87
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 87
4.1.1. Đặc điểm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu 87
4.1.2. Đặc điểm giới của bệnh nhân nghiên cứu 88
4.1.3. Đặc điểm trình độ học vấn của bệnh nhân nghiên cứu 89
4.1.4. Đặc điểm tình trạng hôn nhân của bệnh nhân nghiên cứu 90
4.1.5. Đặc điểm nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu 91
4.1.6. Đặc điểm địa dư và dân tộc của bệnh nhân nghiên cứu 91
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RLLALT 92
4.2.1. Đặc điểm tiền sử, bệnh sử bệnh nhân nghiên cứu 92
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng RLLALT theo ICD 10 98
4.3. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG LIỆU PHÁP THƯ GIÃN LUYỆN TẬP . 107
4.3.1. Hiệu quả điều trị triệu chứng lo âu tại các thời điểm điều trị 107
4.3.2. Hiệu quả điều trị các triệu chứng cơ thể và tâm thần của RLLALT
tại các thời điểm 109
4.3.3. Một số kết quả khác trong nghiên cứu 120
KẾT LUẬN 126
KIẾN NGHỊ 129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Phân bố tuổi bệnh nhân nghiên cứu 57
Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn của bệnh nhân 58
Bảng 3.3. Phân bố tình trạng hôn nhân của bệnh nhân 59
Bảng 3.4. Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân 60
Bảng 3.5. Phân bố nơi sống, dân tộc của bệnh nhân 61
Bảng 3.6. Đặc điểm các triệu chứng khởi phát của bệnh nhân 63
Bảng 3.7. Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện
khám, điều trị 64
Bảng 3.8. Đặc điểm sang chấn tâm lý của bệnh nhân nghiên cứu 65
Bảng 3.9. Đặc điểm các vấn đề kết hợp của bệnh nhân nghiên cứu 66
Bảng 3.10. Chủ đề lo âu thường gặp trong nhóm nghiên cứu 67
Bảng 3.11. Số chủ đề lo âu từ khi khởi phát đến lúc vào viện 68
Bảng 3.12. Đặc điểm tần suất xuất hiện lo âu của bệnh nhân 68
Bảng 3.13. Thời điểm triệu chứng lo âu nặng lên 69
Bảng 3.14. Đặc điểm số lượng triệu chứng khác của bệnh nhân 69
Bảng 3.15. Đặc điểm triệu chứng cơ thể của bệnh nhân 70
Bảng 3.16. Đặc điểm triệu chứng tâm thần của bệnh nhân 71
B ảng 3.17. Đặc điểm sự kết hợp các triệu chứng trong nhóm thần kinh thực vật 72
Bảng 3.18. Đặc điểm loại hình thần kinh và tính cách của bệnh nhân
nghiên cứu 73
Bảng 3.19. Đặc điểm mức độ nặng của bệnh tại thời điểm khám theo thang
CGI theo giới 74
Bảng 3.20. Hiệu quả điều trị mức độ triệu chứng lo âu theo thang HAM-A
tại các thời điểm điều trị 76
Bảng 3.21. Tần suất xuất hiện và thời gian tồn tại của triệu chứng lo âu tại
các thời điểm điều trị 76
Bảng 3.22. Hiệu quả điều trị các triệu chứng khác tại các thời điểm 77
Bảng 3.23. Hiệu quả điều trị nhóm triệu chứng kích thích thần kinh thực
vật theo các thời điểm điều trị 78
Hiệu quả điều trị nhóm triệu chứng liên quan đến vùng ngực,
bụng theo các thời điểm điều trị 78
Hiệu quả điều trị nhóm triệu chứng toàn thân theo các thời
điểm điều trị 79
Hiệu quả điều trị nhóm triệu chứng liên quan đến trạng thái tâm
thần theo các thời điểm điều trị 80
Hiệu quả điều trị nhóm triệu chứng căng thang theo các thời
điểm điều trị 80
Hiệu quả điều trị nhóm triệu chứng không đặc hiệu khác theo
các thời điểm điều trị 81
Hiệu quả cải thiện mức độ nặng của bệnh tại các thời điểm điều
trị theo thang CGI 82
Hiệu quả cải thiện tại các thời điểm điều trị theo thang CGI .. 82
Chỉ số hiệu quả tại các thời điểm theo thang CGI 83
Hiệu quả điều trị giữa nhóm bệnh nhân có sang chấn tâm lý và
không có sang chấn tâm lý tại các thời điểm 83
So sánh hiệu quả điều trị giữa nhóm bệnh nhân có tính cách
hướng nội và tính cách hướng ngoại tại các thời điểm 84
So sánh hiệu quả điều trị giữa nhóm bệnh nhân có loại hình
thần kinh ổn định và không ổn định tại các thời điểm 84
So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 giới tại các thời điểm điều trị 85
So sánh hiệu quả điều trị các nhóm tuổi tại các thời điểm điều trị 85
Tự đánh giá về thư giãn 86
So sánh mối liên quan giữa chỉ số hiệu quả (CGI_T4) và sự tự đánh giá về thư giãn tại thời điểm cuối cùng của điều trị 86
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính 58
Biểu đồ 3.2. Phân bố chuyên khoa đã khám trước khi vào viện 62
Biểu đồ 3.3. Số lần khám chuyên khoa tâm thần của bệnh nhân 63
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm thời gian từ khi bệnh toàn phát đến khi đến viện
khám, điều trị 65
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm mức độ lo âu theo HAM – A 67
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm giấc ngủ của bệnh nhân theo giới 73
Biểu đồ 3.7. Mối liên quan giữa mức độ lo âu và sang chấn tâm lý 75
Biểu đồ 3.8. Mối liên quan giữa mức độ lo âu và nhân cách 75
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ sở hình thành triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa 14
Sơ đồ 1.2. Tác động của liệu pháp Thư giãn – Luyện tập đến RLLALT 41
Sơ đồ 2.1. Qui trình nghiên cứu

Leave a Comment