ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SẸO LÕM DO TRỨNG CÁ BẰNG LASER CO2 VI ĐIỂM VÀ LASER CO2 VI ĐIỂM KẾT HỢP TIÊM HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SẸO LÕM DO TRỨNG CÁ BẰNG LASER CO2 VI ĐIỂM VÀ LASER CO2 VI ĐIỂM KẾT HỢP TIÊM HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU
Lê Thị Thu Hải1, Nguyễn Thị Hồng Minh2, Nguyễn Thị Đông1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị sẹo lõm do trứng cá bằng laser CO2 vi điểm đơn thuần và laser CO2 vi điểm kết hợp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 32 bệnh nhân sẹo lõm do trứng cá mức độ từ trung bình đến nặng được chọn và chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm A (laser CO2 vi điểm đơn thuần) và B (laser CO2 vi điểm kết hợp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu), điều trị mỗi tháng 1 lần, so sánh kết quả sau 3 tháng điều trị. Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng so sánh trước và sau điều trị. Kết quả: Điểm số sẹo Goodman và Baron trung bình đều giảm ở cả 2 nhóm, giảm nhiều hơn ở nhóm B. Số lượng sẹo lòng chảo và sẹo đáy phẳng giảm nhiều hơn và ít nhất là sẹo phễu. Ban đỏ, phù nề, thời gian bong vảy kéo dài hơn ở nhóm A. Kết luận: Điều trị sẹo lõm do trứng cá bằng laser CO2 vi điểm là phương pháp an toàn, hiệu quả. Khi kết hợp với huyết tương giàu tiểu cầu sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn, giảm tác dụng phụ.
Sẹo lõm là một di chứng thường gặp của bệnh trứng cá, chiếm tỉ lệ khoảng 80 –90% các trường hợp sẹo trứng cá và thường gặp đến 95% ở vùng mặt. Sẹo ảnh hưởng nhiều đếnthẩm mỹ, tâm lý của người bệnh. Có nhiều phương pháp để điều trị sẹo lõm như cắt bỏ sẹo, lột da bằng hoá chất, RF, lăn kim, mài mòn, siêu mài mòn, laser…[1]. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm, hiệu quả khác nhau. Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn phương pháp điều trị như hình thái sẹo, mức độ sẹo, tác dụng phụ, chi phí và kỳ vọng của bệnh nhân. Vậy nên để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả caovẫn là một thách thức lớn. Năm 2004 công nghệ quang nhiệt vi điểm được giới thiệu đầu tiên bởi Manstein và cộng sự, đã mở ra một cuộc cách mạng về tái tạo bề mặt da trong đó có sẹo lõm [2]. Công nghệ laser vi điểm chia chùm tia điều trị thành những chùm tia nhỏ hơn
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sẹo lõm do trứng cá, laser CO2 vi điểm, huyết tương giàu tiểu cầu
Tài liệu tham khảo
1. Fabbrocini G, Annunziata MC, DArco, et al. Acne scars: patho‐ genesis, classification and treatment. Dermatol Res Pract.2010;2010:S93080
2. Manstein D., Herron G. S., Sink R. K., et al. (2004), Fractional photothermolysis: a new concept for cutaneous remodeling using microscopic patterns of thermal injury, Lasers Surg Med, 34(5), 426-38.
3. Leo, Michael S; Kumar, Alur S; Kirit, Raj; Konathan, Rajyalaxmi; Sivamani, Raja K (2015). Systematic review of the use of platelet-rich plasma in aesthetic dermatology. Journal of Cosmetic Dermatology, 14(4), 315–323.
4. Goodman GJ, Baron JA. Postacne scarring: a qualitative global scar‐ ring grading system. Dermatol Surg. 2006;32(12):1458‐1466.
5. Nguyễn Thị Kim Cúc và Phạm Thị Lan (2017), “Hiệu quả điều trị sẹo lõm sau trứng cá bằng Radiofrequency (RF) vi điểm xâm nhập”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 107(2), tr. 150-157.
6. Galal O, Tawfik AA, Gohdan N, Soliman M. Fractional CO2 laser versus combined platelet‐ rich plasma and fractional CO2 laser in treatment of acne scars: Image analysis system evaluation. J Cosmet Dermatol. 2019;00:1–7.
7. Arsiwala NZ, Inamadar AC, Adya KA. A comparative study to assess the efficacy of fractional carbon dioxide laser and combination of fractional carbon dioxide laser with topical autologous platelet-rich plasma in post-acne atrophic scars. J Cutan Aesthet Surg 2020;13:11-7.
8. Nguyễn Thế Vỹ, Nguyễn Quốc Hưng, Đàm Thúy Hồng (2017), Đánh giá hiệu quả điều trị sẹo lõm do trứng cá Fractional CO2 tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, Hội nghị Khoa học Ứng dụng Laser trong Y học Toàn quốc lần thứ 4, 102-106.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com