Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng phác đồ Gemcitabine & Cisplatin tại bệnh viện Phổi Trung ương

Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng phác đồ Gemcitabine & Cisplatin tại bệnh viện Phổi Trung ương

Luận văn Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng phác đồ Gemcitabine & Cisplatin tại bệnh viện Phổi Trung ương

Ung thư phổi (UTP) là loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu đồng thời cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư. Tỷ lệ mắc ung thư phổi rất khác biệt giữa các nước và chỉ có 15,6% số bệnh nhân sống qua 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh[2] . Theo Globocan 2012, toàn thế giới có khoảng 1,8 triệu người mới mắc UTP và khoảng 1,6 triệu người chết vì căn bệnh này. Ở Việt Nam, cũng theo Globocan 2012 nước ta có 21865 người mới mắc UTP chiếm 24.4 % tổng số ca mới mắc ung thư và 19559 người chết vì UTP chiếm 21,8% [3].

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới, UTP được chia làm 2 nhóm chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN), trong đó UTPKTBN chiếm 80 – 85% [4] [5].

UTP là bệnh có độ ác tính cao, tiến triển nhanh, di căn sớm vào nhiều tạng như gan, xương, não… bởi thế tiên lượng xấu. Triệu chứng lâm sàng của bệnh lại nghèo nàn, không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Do vậy dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán nhưng phần lớn bệnh nhân (khoảng 70%) đến viện ở giai đoạn muộn, không thể điều trị bằng phẫu thuật. Lúc này, việc đánh giá mức độ lan tràn của bệnh để lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý là rất quan trọng. Trong điều trị ung thư phổi, phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất đối với giai đoạn tổn thương còn khu trú trong lồng ngực. Hóa chất và xạ trị là những phương pháp được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn muộn hơn[2-6].

Trước thập kỷ 80, điều trị hóa chất cho bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn muộn rất kém hiệu quả và nhiều tác dụng phụ. Từ khoảng hơn một thập kỷ nay, sự ra đời của các tác nhân thế hệ thứ ba như Taxane, Gemcitabine, Vinorelbine đã mở ra nhiều hy vọng khả quan hơn trong điều trị hóa chất UTPKTBN giai đoạn IV [7] [8]. Sau đó nhiều nghiên cứu phối hợp các thuốc mới kể trên với nhóm platin nhanh chóng được tiến hành và hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy các phác đồ phối hợp này không những làm tăng tỉ lệ đáp ứng, kéo dài thời gian sống thêm mà còn cải thiện được chất lượng sống và kiểm soát các triệu chứng của bệnh [8].

Gemcitabin là một hóa chất có hiệu quả rõ rệt trong điều trị UTP không tế bào nhỏ giai đoạn muộn, khi dùng đơn độc hay phối hợp với platin trong các thử nghiệm lâm sàng. Do những hiệu quả và tính an toàn đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm lâm sàng, phác đồ Gemcitabin– Cisplatin đã trở thành một trong những phác đồ được khuyến cáo trong điều trị bước 1 UTPKTBN giai đoạn muộn trên thế giới[9].

Đã có nhiều nghiên cứu cả trong nước và trên thế giới đánh giá hiệu quả của phác đồ này với tỷ lệ đáp ứng cao, thời gian sống thêm kéo dài và tác dụng phụ chấp nhận được [10] [11].  Tại bệnh viện Phổi Trung ương, phác đồ Gemcitabin – Cisplatin cũng đã được sử dụng trong điều trị UTPKTBN từ năm 2013 nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phác đồ này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “ Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng phác đồ Gemcitabine & Cisplatin tại bệnh viện Phổi Trung ương” nhằm 2 mục tiêu sau:

1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV  tại bệnh viện Phổi Trung ương từ 2013 – 2016.

2. Đánh giá tỷ lệ đáp ứng, thời gian sống thêm và một số độc tính của phác đồ Gemcitabine- Cisplatin

 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. DỊCH TỄ HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA UTP 3
1.1.1. Dịch tễ học 3
1.1.2. Một số yếu tố nguy cơ 5
1.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 8
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng 8
1.2.2. Cận lâm sàng 10
1.2.3. Chẩn đoán xác định 17
1.3. Chẩn đoán giai đoạn 17
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI 19
1.4.1. Điều trị theo giai đoạn 21
1.4.2. Điều trị hóa chất giai đoạn IIIB-IV 24
1.4.3. Chiến lược mới trong điều trị UTPKTBN 28
1.5. MỘT SỐ HÓA CHẤT ĐANG SỬ DỤNG 29
1.5.1. Gemcitabine 29
1.5.2. Cisplatin 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 33
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 33
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 34
2.2.3. Các biến số nghiên cứu 34
2.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá 36
2.2.5. Quy trình tiến hành nghiên cứu 39
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 41
2.6. Đạo đức nghiên cứu 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CÁ NHÂN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 44
3.1.1. Phân bố người bệnh theo giới 44
3.1.2. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi 44
3.1.3. Tình trạng hút thuốc 45
3.2. Triệu chứng lâm sàng 46
3.3. Triệu chứng cận lâm sàng 47
3.4. Đáp ứng điều trị 50
3.5. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHÁC ĐỒ 51
3.6. THỜI GIAN SỐNG THÊM 52
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. VỀ PHÂN BỐ BỆNH NHÂN THEO NHÓM TUỔI VÀ GIỚI 54
4.2. TÌNH TRẠNG HÚT THUỐC 55
4.3. THỜI GIAN CÓ TRIỆU CHỨNG ĐẦU TIÊN ĐẾN LÚC NHẬP VIỆN 56
4.4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 57
4.5. CẬN LÂM SÀNG 59
4.6. MÔ BỆNH HỌC 60
4.7. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 60
4.7.1. Tỉ lệ đáp ứng 61
4.7.2. Thời gian sống thêm 61
4.8. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA HÓA TRỊ 63
KẾT LUẬN 66
KHUYẾN NGHỊ67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Đột biến gen trong UTPKTBN 8
Bảng 1.2. Bảng phân loại các typ mô học ung thư biểu mô phổi của TCYTTG 201416
Bảng 1.3: Đánh giá giai đoạn bệnh 19
Bảng 1.4: Một số thử nghiệm lâm sàng so sánh phác đồ Gemcitabine kết hợp Cisplatin hoặc Carboplatin với các phác đồ khác 27
Bảng 3.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi 44
Bảng 3.2. Tình trạng hút thuốc 45
Bảng 3.3. Thời gian hút thuốc 45
Bảng 3.4. Lý do vào viện 46
Bảng 3.5. Thời gian có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện 46
Bảng 3.6. Vị trí u trên phim CT 48
Bảng 3.7. Tình trạng di căn hạch trung thất 48
Bảng 3.8. Hình ảnh tổn thương qua nội soi phế quản 48
Bảng 3.9. Tỷ lệ các typ mô bệnh học 49
Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo số liều điều trị hóa chất 49
Bảng 3.11. Tỷ lệ  đáp ứng theo typ mô bệnh học 50
Bảng 3.12. Tác dụng không mong muốn của hóa chất trên hệ tạo máu 51
Bảng 3.13. Tác dụng không mong muốn của hóa chất ngoài hệ tạo máu 51
Bảng 4.1. So sánh với kết quả thử nghiệm ngẫu nhiên của các tác giả 62

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ mắc UTP trên thế giới năm 20124
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ tử vong do UTP trên thế giới năm 2012 5
Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo giới tính 44
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng toàn thân. 47
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân sút cân 47
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ vị trí u ở hai phổi. 47
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đáp ứng điều trị. 50
Biểu đồ 3.7. Thời gian sống thêm toàn bộ 52
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm theo tình trạng hút thuốc 52
Biểu đồ 3.9. Thời gian sống thêm theo giới 53
Biểu đồ 3.10.Thời gian sống thêm theo typ mô bệnh. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự (2005). Kết quả bước đầu nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư ở 6 vùng địa lý Việt Nam giai đoạn 2001 – 2003. Đặc san ung thư học quý I, Hội phòng chống ung thư Việt Nam, trang 3 – 7.
2. Bùi Công Toàn và Trần Văn Thuấn (2007). Ung thư phổi. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 176-187.
3. Globocan I (2012). Cancer incidence, mortality and prevalence, World wide version 1.0,. IARC Cancerbase, No.5, Lyon, IARC Press, 2012.
4. Tạ Văn Tờ, Lê Trung Thọ và Đặng Thế Căn (2008). Phân loại mô bệnh học ung thư phổi. Bệnh ung thư phổi, Nhà xuất bản Y học 2008, trang 106.
5.Nguyễn Chấn Hùng (2012). Tổng quan về ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tạp chí Lao và bệnh phổi, số 7,8 tháng 2,4/2012, trang 6.
6. Nguyễn Bá Đức và Đào Ngọc Phong (2009). Dịch tễ học bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học 2009.
7. Rudd RM, Gower NH, Spiro SG et al (2005). Gemcitabin plus carboplatin versus mitomycin, ifosfamide, cisplatin in patients with non small cell lung cancer: a phase III randomized study of the London lung cancer group,  http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15625369/downloads. 
8. Li Y., Wang L. R., Chen J. et al (2014). First-line gemcitabine plus cisplatin in nonsmall cell lung cancer patients. Disease markers, 2014.
9. National Comprehensive Cancer Network (2016). Non small cell lung cancer NCCN clinical practice guidelines in oncology v.2.2016,  http://www.NCCN.com/downloads. 
10. Hoàng Trọng Tùng (2006). Đánh giá kết quả điều trị đa phương thức ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IIb, IIIa tại Bệnh viện K 2002 – 2006, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành ung thư, Thư viện Đại học Y Hà Nội.
11. Yun Fan, Neng – Ming Lin, Sheng – Lin Ma et al (2010). Phase II trial of gemcitabine plus cisplatin in patients with advanced non-small cell lung cancer. Acta Pharmacol Sin, 2010 Jun 31(6), 746-752.
12. Nguyễn Bá Đức (2006). Tình hình ung thư ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2004 qua ghi nhận ung thư tại 5 tỉnh thành Việt Nam. Tạp chí y học thực hành, Bộ Y tế xuất bản, số 541/2006, trang 9.
13. Nguyễn Bá Đức (2004). Ung thư phổi. Hoá chất điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 64 – 70 , 289 – 397.
14. Nguyễn Quốc Anh và Ngô Quý Châu (2011). Ung thư phế quản nguyên phát. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 387-390.
15. Bùi Quang Huy (2008). Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IIIb – IV bằng phác dồ Gemcitabin – cisplatin tại bệnh viện K, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành ung thư, Thư viện Đại học Y Hà Nội.
16. Vũ Văn Vũ, Đặng Thanh Hồng và cộng sự (2001). Hoá trị ung thư phổi nguyên phát tại Trung tâm ung buớu thành phố Hồ Chí Minh. Y học thành phố Hồ Chí Minh số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, tập 5, (phụ bản số 4), trang 249-253.
17. Nguyễn Thị Minh Hương (2005). Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn II, IIIA bằng phẫu thuật phối hợp xạ trị hậu phẫu, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành ung thư, Thư viện Đại học Y Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Hoài Nga, Trần Thị Thanh Hương, Phan Thu Hải và cộng sự (2008). Dịch tễ học và cơ chế sinh bệnh. Bệnh ung thư phổi, Nhà xuất bản Y học 2008, trang 7-10.
19. Lam W.K, White N.W, Chan – Yeung M.M (2004). Lung cancer epidemiology and risk factors in Asia and Africa. The International Journal of Tuberculosis and Lung Disease, 8(9), 1045 – 1057.
20. Zatloukal P, Petruzelka L, Zemanova M, et al (2002). Gemcitabin carboplatin in advanced non small cell lung cancer, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12431827/downloads. 
21. Nguyễn Thị Oanh (2015). Nghiên cứu ứng dụng nội soi phế quản huỳnh quang trong chẩn đoán ung thư phế quản thể trung tâm tại bệnh viện Phổi Trung ương, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành ung thư, Thư viện Đại học Y Hà Nội.
22. Vincent T, DeVita Jr, Edward Chu A (2008). History of Cancer Chemotherapy. Cancer Res, 68;8643.
23. Travis W.D, Brambilla E, Burke A.P (2014). WHO classification of tumours of the Lung, Pleura, Thymus and Heart. IARC Press. 
24. Sharwani A, Jerjes W, Salih V (2006). Fluorescence spectroscopy combined with 5-aminolevulinic acid-induced protoporphyrin IX fluorescence in detecting oral premalignancy. J Photochem Photobiol B, 83 (1), pp. 27-33.
25. Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn và Nguyễn Tuyết Mai (2010). Điều trị nội khoa bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học 2010, trang 81.
26. Nguyễn Văn Hiếu và Hoàng Đình Chân (2010). Điều trị phẫu thuật bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học, trang 197- 216.
27. Kato A., Shimizu H., Ohtsuka M., et al (2015). Downsizing chemotherapy for initially unresectable locally advanced biliary tract cancer patients treated with gemcitabine plus cisplatin combination therapy followed by radical surgery. Annals of surgical oncology, 22 (3), 1093-1099.
28. Võ Văn Xuân (2001). Ung thư phế quản phổi. Hướng dẫn thực hành chẩn đoán điều trị ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 167-178.
29. Đặng Hoàng An và Phạm Nguyên Tường (2010). Đánh giá hiệu quả hóa trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIB, IIIA,IIIB tại Bệnh viện Trung Ương Huế từ 2008-2009. Tạp chí ung thư học Việt Nam, số 1/2010, trang 281.
30. Bepler G, Kusmartseva I, Sharma S (2006;). RRM1 modulated in vitro and in vivo efficacy of gemcitabine and platinum in non-small-cell lung cancer. Journal of Clinical Oncology, 2006: 2024(2029):4731-4737.
31. Hoang T, Traynor AM, Schiller JH (2005). Chemotherapy for advanced non-small-cell lung cancer. Lung cancer principles and practice, Lippilcott William & Wilkins, 571-587.
32. Olaussen KA, Dunant A, Fouret P (2006). DNA repair by ERCC1 in non-small-cell lung cancer and cisplatin-based adjuvant chemotherapy. The New England Journal of Medicine, 2006;2355(2010):2983-2991.
33. Li, Jie Jack (2006). Laughing Gas, Viagra, Lipitor: The Human Stories behind the Drugs We Use. Oxford University Press, p. 8.
34. Motoi N, Szoke J, Riely GJ (2008). Lung adenocarcinoma: modification of the 2004 WHO Mixed subtype to include the major histologic subtype suggests correlations between papillary and micropapillary adenocarcinoma subtypes, EGFR mutations and gene expression analysis. Am J Surg Pathol, 32, 810 – 827.
35. Martoni A, Marino A, Sperandi F (2005,). Multicentre randomized phase III study comparing the same dose and schedule of cisplatin plus the same schedule of vinorelbine or gemcitabine in advanced non-small cell lung cancer. European Journal of Cancer, 2005, 2041, 2081-2092.
36. Belani CP, Lee IS, Socinski MA (2005). Randomized phase III trial comparing Cisplatin – Etoposide to Carboplatin – Paclitaxel in advanced or metastatic non small cell lung cancer. Ann Oncol, 16(17), 1069-1075.
37. Langer C. J., Vangel M., Schiller J. et al (2003). O-49 Age-specific subanalysis of ECOG 1594: Fit elderly patietns (70–80 yrs) with NSCLC do as well as younger patients (< 70). Lung Cancer, 41, S17.
38. Joan H. Schiller, David Harrington, Chandrap Belani. et al (2002). Comparison of four chemotherapy regimens for advanced non small cell lung cancer. The New England Journal of Medicine, Vol. 346 No.2   January 10, 2002, 92 – 98.
39.Gridelli C, Vivo R.De (2002). Vinorelbine in the Treatment of Non-Small Cell Lung Cancer. Current Medicinal Chemistry, 879-891(813).
40. Sun J.-M., Ahn J. S., Jung S.-H., (2015). Pemetrexed Plus Cisplatin Versus Gemcitabine Plus Cisplatin According to Thymidylated Synthase Expression in Nonsquamous Non–Small-Cell Lung Cancer: A Biomarker-Stratified Randomized Phase II Trial. Journal of Clinical Oncology, JCO. 2014.2059. 9324.
41.Grigorescu AC, Draghici IN, Nitipir C, et al (2002). Gemcitabin and carboplatin versus cisplatin and vinblastin in advanced non small cell lung cancer: a phase III randomized trial, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12057861/downloads. 
42. Sederholm C (2002). Gemcitabin versus gemcitabin – carboplatin in advanced non small cell lung cancer: preliminary findings in a phase III trial of the Swedish lung cancer study group, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12094340/downloads. 
 
43. Han J.-Y., Park K., Kim S.-W. et al (2012). First-SIGNAL: first-line single-agent iressa versus gemcitabine and cisplatin trial in never-smokers with adenocarcinoma of the lung. Journal of Clinical Oncology, 30 (10), 1122-1128.
44. Rosell R., Carcereny E., Gervais R. et al (2012). Erlotinib versus standard chemotherapy as first-line treatment for European patients with advanced EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (EURTAC): a multicentre, open-label, randomised phase 3 trial. The lancet oncology, 13 (3), 239-246.
45. Paz-Ares L., Socinski M., Shahidi J. et al (2016). Correlation of EGFR-expression with safety and efficacy outcomes in SQUIRE: a randomized, multicenter, open-label, phase III study of gemcitabine-cisplatin plus necitumumab versus gemcitabine-cisplatin alone in the first-line treatment of patients with stage IV squamous non-small cell lung cancer. Annals of Oncology, mdw214.
46. Yatabe Y, Koga T, Mitsudomi T (2004). CK20 expression, CDX2 expression, K-ras mutation, and goblet cell morphology in a subset of lung adenocarcinomas. J Pathol, 203, 645-652.
47. Khurum Khan, Gerard G Hanna, Lynn Campbell, et al (2013). Re-challenge chemotherapy with gemcitabine plus carboplatin in patients with non-small cell lung cancer. Chin J Cancer, 2013 Oct; 32(10), 539-545.
48. Zhang L., Huang Y., Hong S. et al (2016). Gemcitabine plus cisplatin versus fluorouracil plus cisplatin in recurrent or metastatic nasopharyngeal carcinoma: a multicentre, randomised, open-label, phase 3 trial. The Lancet, 
 
49. Jing YF, Wang Y (2008). The development of predicting the lung cancer prognosis and resistance to gemcitabine by the expression level of RRM1. Journal of Clinical Pulmonary Medicine, 2008;2013:1268-1270.
50. Karampeazis A., Vamvakas L., Kentepozidis N. et al (2016). Biweekly carboplatin plus gemcitabine as first-line treatment of elderly patients with advanced squamous non-small-cell lung cancer: A multicenter phase I-II trial by the Hellenic Oncology Research Group. Clinical Lung Cancer, 
51.Phan Lê Thắng (2002). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học ung thư phổi nguyên phát đã phẫu thuật tại bệnh viện K 1999-2001, luận văn thạc sỹ  Y học, Thư viện Đại học Y Hà Nội.
52.Saad A. S., Ghali R. R., Shawki M. A. (2016). A prospective randomized controlled study of cisplatin versus carboplatin-based regimen in advanced squamous nonsmall cell lung cancer. 
53. Mok T.S, Wu Y.L, Thongprasert S (2009). Gefitinib or carboplatin-paclitaxel in pulmonary adenocarcinoma. N Engl J Med, 361, 947- 957.
54. Jan A. S., Dolan D. E., Lombardi K. et al (2016). Tolerability of gemcitabine plus cisplatin for treatment of urothelial cancer in the elderly population. Clinical genitourinary cancer, 14 (3), e257-e263.
55. Reck M., Socinski M. A., Luft A. et al (2016). The Effect of Necitumumab in Combination with Gemcitabine plus Cisplatin on Tolerability and on Quality of Life: Results from the Phase 3 SQUIRE Trial. Journal of Thoracic Oncology, 11 (6), 808-818.
56. Goldstein N.S, Thomas M (2001). Mucinous and nonmucinous bronchioloalveolar adenocarcinomas have distinct staining patterns with thyroid transcription factor and cytokeratin 20 antibodies. Am J Clin Pathol, 116, 319-325.
57. Yoshizawa A, Motoi N, Reily G.J (2011). Impact of proposed IASLC/ATS/ERS classification of lung adenocarcinoma: prognostic subgroups and implications for further revision of staging based on analysis of 514 stage I cases. Modern Pathology, 24, 653-664.
58. Tsutsumida H, Nomoto M, Goto M (2007). A micropapillary pattern is predictive of a poor prognosis in lung adenocarcinoma, and reduced surfactant apoprotein A expression in the micropapillary pattern is an excellent indicator of a poor prognosis. Mod Pathol, 20, 638-647.
59. Lucio Crin, Cesare Calandri, Antonio Maestri et al (2001). Gemcitabine and Cisplatin Combination in Early-Stage Non-Small-Cell Lung Cancer. ONCOLOGY, 15(Suppl 6), 40-42.
60. Gomez Herrero, Albert Mari A, Merino Sanjuan M. Toxicity profile and adherence to the pharmacotherapeutic regimen of gemcitabin- carboplatin in non small cell lung cancer, <http//www. Pubmed.com>, 
61. He Q, Yi T, Zhang L et al. Combined chemotheraphy with domestic gemcitabine plus carboplatin in the treatment of advanced non small cell lung cancer, http://www. ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21144290/downloads.


 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment