Đánh giá hiệu quả giảm đau của hỗn hợp sufentanil và midazolam sau phẫu thuật lớn vùng hàm mặt

Đánh giá hiệu quả giảm đau của hỗn hợp sufentanil và midazolam sau phẫu thuật lớn vùng hàm mặt

Đánh giá hiệu quả giảm đau của hỗn hợp sufentanil và midazolam sau phẫu thuật lớn vùng hàm mặt
Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Quang Bình, Vũ Doãn Tú
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đau sau phẫu thuật lớn vùng hàm mặt gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và quá trình hồi phục của người bệnh. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu RCT trên 60 bệnh nhân có phẫu thuật lớn vùng hàm mặt được chia hai nhóm: nhóm 1 sử dụng TCI sufentanil kết hợp midazolam và nhóm 2 sử dụng TCI sufentanil đơn thuần để giảm đau hậu phẫu. Kết quả: đánh giá hiệu quả mức độ an thần theo OAA/S tại T0 (bắt đầu TCI): hai nhóm tương đồng nhau; từ T1 (1h) tới T7 (24h) nhóm 2 thấp hơn nhóm 1 (p < 0,05). Từ T0 tới T7, để đạt được mức độ giảm đau theo VAS tương đồng, nhóm 1 đã có số lần giải cứu đau (1,86 ± 0,72 lần) và tổng lượng thuốc sử dụng (67, 91 ± 9,87mcg) thấp hơn nhóm 2 (với p < 0,01) có số liệu tương ứng là 5,63 ± 1,45 lần và 75,75 ± 14,06mcg. Kết luận: sử dụng TCI sufentanil kết hợp midazolam sau phẫu thuật lớn vùng hàm mặt cho hiệu quả an thần, giảm đau tốt hơn và giảm tiêu thụ thuốc hơn so với TCI sufentanil đơn thuần.

Kiểm soát đau nói chung và đặc biệt là kiểm soát đau sau phẫu thuật là quyền con người, để  bệnh  nhân  phải  chịu  đau  đớn  trong  quá trình điều trị là điều không thể chấp nhận được ở khía cạnh chuyên môn cũng như đạo đức. Kiểm  soát  đau  là  nhiệm  vụ  quan  trọng  trong thực  hành  của  người  gây  mê  hồi  sức.  Phẫu thuật lớn vùng hàm mặt bao gồm những phẫu thuật kết hợp xương, cắt u nang lớn, vi phẫu hay nạo vét hach… Bệnh nhân sau phẫu thuật thường đau nhiều, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, dinh dưỡng và khả năng hồi phục. Trong các thập kỷ gần đây hiểu biết về đau cũng như sự phát triển và ra đời của các loại thuốc mới, các kỹ thuật giảm đau tiên tiến, nhưng kiểm soát đau thực tế dường như chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.1,2Phương pháp kiểm soát nồng độ đích (TCI: Target controlled infusion) là một phương pháp hiện đại cho phép người gây mê kiểm soát liên tục nồng độ đích của thuốc trong huyết tương cho phù hợp với đáp ứng của từng bệnh nhân và từ đó cho phép kiểm soát nồng độ đích của thuốc trong máu.3,4Trong đó, phương pháp TCI sufentanil  theo  mô  hình  của  Gepts đã  được chứng minh cho tác dụng giảm đau nhanh, thời gian tác dụng kéo dài, thời gian hồi phục nhanh và làm giảm các tác dụng không mong muốn

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment