ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA KETOROLAC KẾT HỢP PARACETAMOLTRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT KHE HỞ MÔI MỘT BÊN Ở TRẺ EM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA KETOROLAC KẾT HỢP PARACETAMOLTRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT KHE HỞ MÔI MỘT BÊN Ở TRẺ EM

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA KETOROLAC KẾT HỢP PARACETAMOLTRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT KHE HỞ MÔI MỘT BÊN Ở TRẺ EM
Nguyễn Quang Bình1, Vũ Doãn Tú1, Phạm Quốc Khánh2
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đánh giá hiệu quả giảm đau của ketorolac kết hợp paracetamol trong phẫu thuật khe hở môi một bên ở trẻ em được nghiên cứu thực hiện trên 60 bệnh nhân từ 6 đến 12 tháng tuổi phẫu thuật khe hở môi một bên tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ 6 – 2020đến 10 – 2020; bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm theo ngày phẫu thuật chẵn, lẻ. Nhóm F (nhóm chứng, n = 30) bệnh nhân phẫu thuật ngày chẵn: sử dụng giảm đau fentanyl, nhóm K (n = 30) bệnh nhân phẫu thuật ngày lẻ: sử dụng giảm đau ketorolac kết hợp paracetamol. Đánh giá dựa trên các tiêu chí: đặc điểm chung, mức độ mê, mức độ đau, biến đổi trên tim – tuần hoàn trong quá trình phẫu thuật. Kết quả đạt được với đặc điểm chung, độ mê, mức độ đau, tần số tim, huyết áp ở nhóm K khác biệt không ý nghĩa (với p > 0,05) so với nhóm F. Do đó, việc sử dụng ketorolac kết hợp paracetamol trong phẫu thuật khe hở môi một bên ở trẻ nhỏ có hiệu quả giảm đau tốt.

Đau trong phẫu thuật là đau cấp tính, việc đánh giá và chống đau vẫn còn là một vấn đề lớn với nhiều thách thức đặc biệt là đánh giá đau trên bệnh nhân gây mê. Trên lâm sàng đánh giá đau chủ yếu dựa vào các chỉ số như: huyết áp, tần số tim,… và sử dụng thuốc giảm đau theo kinh nghiệm của bác sĩ gây mê. Vì vậy, có thể dẫn  đến  tình  trạng  sử  dụng  quá  nhiều  thuốc giảm đau hay chưa đủ liều thuốc giảm đau. Hiện nay,  ở  trẻ  em  có  thể  đánh  giá  đau  theo  chỉ sốNIPE được cho là phù hợp với việc theo dõi đau ở bệnh nhân trong phẫu thuật. Máy sử dụng nguyên lý phân tích độ biến thiên nhịp tim HRV (Heart Rate Variability) để đánh giá sự biến thiên của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Từ đó máy đưa ra chỉ sốNIPE có dải từ 0 đến 100 qua đó đánh giá độ đau của bệnh nhân trong phẫu  thuật.  Theo  dõi  sự  biến  thiên  của  chỉ sốNIPE giúp bác sĩ tối ưu được lượng thuốc giảm đau, dự đoán độ đau sau phẫu thuật và các biến đổi về huyết động.Gây  mê  không  sử  dụng  opioid  đang  là  xu hướng mới hiện nay và đang được ápdụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó việc áp dụng  kết  hợp  các  thuốc  giảm  đau  toàn  thân không gây nghiện nhóm NSAID trong phẫu thuật góp phần tăng cường hồi phục sau phẫu thuật. Paracetamol  và  ketorolac  là  hai  thuốc  NSAID chính thường được sử dụngtrong giảm đau sau phẫu thuật. Paracetamol  và ketorolac cho hiệu quả giảm đau tốt, ít gây nôn, buồn nôn và không gây  ngưng  thở,  không  chống  chỉ  định  với  trẻ dưới 2 tuổi [7].Hàng năm tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, tiếp nhận và phẫu thuật rất nhiều các trường hợp dị tật vùng hàm mặt bẩm sinh, trong đó các dị tật khe hở môi ở trẻ nhỏ được phẫu thuật rất sớm từ khi trẻ được 4 –6  tháng tuổi.  Việc  quản  lý  đau  trong  và  sau  khi  phẫu thuật cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của camổ cũng như sự hồi phục của bệnh nhân. Chính vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:Đánh giá hiệu quả giảm đau của ketorolac kết hợp paracetamol trong gây mê phẫu thuật khe hở môi một bên ở trẻ em.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gây mê trẻ em, ketorolac, paracetamol, phẫu thuật khe hở môi

Tài liệu tham khảo
1. Bài giảng thuốc giảm đau chống viêm non – steroid. Dược lý học. Trường đại học Y Hà Nội. 
2. Chelan Nour. Analgesic effectiveness of acetaminophen for primary cleft palate repair in young children: a randomized placebo controlled trial. Paediatr Anaesth. 2014 Jun; 24(6):574-81. 
3. Daphne Michelet 1, Juliette Andreu-Gallien, Tarik Bensalah, Julie Hilly, Chantal Wood, Yves Nivoche, Jean Mantz, Souhayl Dahmani. A meta-analysis of the use of nonsteroidal antiinflammatory drugs for pediatric postoperative pain. Anesth Analg. 2012 Feb;114(2):393-406. 
4. Ivan Wong, Opioid-sparing effects of perioperative paracetamol and nonsteroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDs) in children, Paediatr Anaesth, 2013 Jun;23(6):475-95. doi: 10.1111/pan.12163.  
5. Mefkur Bakan et al. Opioid-free totalintravenous anesthesia with propofol,dexmedetomidine and lidocaine infusions forlaparoscopic cholecystectomy: A prospective,randomized, double-blinded study. BrazilianJournal of Anesthesiology. 2015, 65 (3), pp.191-199. 
6. Nguyễn Lưu Phương Thuý. Nghiên cứu gây mê không sử dụng opioid trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Tạp chí Y –Dược học Quân sự số 8 – 2019. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment