ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO TẠI CỘNG ĐỒNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG VÀ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO TẠI CỘNG ĐỒNG

 Đột quỵ não (ĐQN) là một cấp cứu nội khoa thường gặp với tỷ lệ tử  vong và tàn phế cao, do đó, việc dự  phòng có ý nghĩa quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả  biện pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ, kết hợp với điều trị tăng huyết áp (THA) tại cộng đồng. Kết quả: sau 1 năm can thiệp (từ 2009 – 2010) tại 2 xã ngoại thành Hà Nội cho thấy: 

–  Nhận thức của đối tượng nghiên cứu về  các yếu tố  nguy cơ tăng: bệnh THA tăng từ  33,2% lên 80,3%, bệnh tim mạch từ 6,6% lên 43,2%, béo phì từ 4,2% lên 21,2%, tiểu đường từ 1,9% lên 15,9%. 
– Tỷ lệ thực hành phòng bệnh tăng: thể dục 39,7%, ăn giảm mỡ 29,6%, ăn giảm muối 50,9%, không uống bia rượu 57%, không hút thuốc 60,3%, khám bệnh định kỳ 22%, điều trị yếu tố nguy cơ 33,5%. 
– Tỷ lệ điều trị THA tại cộng đồng thành công 48,9%, tỷ lệ thành công ở người  THA độ I cao hơn so với THA độ II và độ III.
– Kết quả can thiệp đã làm giảm tỷ lệ mới mắc ĐQN từ 57,9 xuống còn 47,4/100.000 người.
  Đét  quỵ  não  là một cấp cứu nội khoa thường gặp. Điều trị ĐQN tốn kém, tỷ  lệ  tửvong cao. Theo thống kê của Tổ  chức Y tếThế  giới, tỷ  lệ  tử  vong do ĐQN đứng hàng thứ  hai sau bệnh lý tim mạch và đứng hàng thứ  nhất trong bệnh lý thần kinh. Đểgiảm  tỷ  lệ  mắc ĐQN, cần đẩy mạnh công tác dự phòng ĐQN tại cộng đồng cũng như tại các cơ sở  y tế. Trong dự  phòng ĐQN, việc kiểm soát tốt bệnh THA, nguyên nhân hàng đầu của ĐQN có ý nghĩa quan trọng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Đánh  giá hiệu quả  can thiệp dự  phòng ĐQNbằng truyền thông giáo dục sức khoẻ,  kết hợp với điều trị THA tại cộng đồng

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment