Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Luận án tiến sĩ Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Bệnh ung thư vú (UTV) là bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở nữ giới 1,2. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính năm 2018 trên toàn thế giới có khoảng 2,1 triệu ca mới mắc, chiếm 11,6% tổng số các loại ung thư. UTV cũng đứng thứ 5 trong tổng số các loại ung thư gây tử vong (627.000 ca tử vong), chiếm 6,6% tổng số tử vong các loại ung thư 3. Tại Việt Nam, theo số liệu ghi nhận ung thư năm 2010, UTV đứng hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trung bình trong cả nước là 29,9/100.000 người dân, ước tính năm 2020, con số này là 38,1/100.000 2.


UTV là một trong những bệnh có tiên lượng tốt. Bệnh chữa khỏi được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy việc tầm soát và phát hiện càng sớm sẽ giúp điều trị kịp thời cho bệnh nhân, hiệu quả điều trị càng cao, chi phí điều trị càng thấp, nâng cao chất lượng cuộc sống 4.
Mặc dù các biện pháp phòng và phát hiện sớm ung thư vú như tự khám vú, khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa và chụp X-quang vú, tương đối đơn giản và mang lại nhiều lợi ích, nhưng trên thực tế nhận thức và kỹ năng thực hành của phụ nữ còn nhiều hạn chế: nghiên cứu của Aljohani S và cộng sự (2016) cho thấy tỷ lệ phụ nữ thực hành tự khám vú chiểm 35,5% trong đó chỉ có 27,3% phụ nữ thực hành tự khám vú hàng tháng 5. Dadzi R và cộng sự (2019) cũng cho thấy hơn 50% số người được hỏi không biết cách thực hiện tự khám vú và chỉ có 37,6% thực hành tự khám vú 6. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Châu (2015) tại Việt Nam cho thấy chỉ có 46% có kiến thức đúng về các yếu tố nguy cơ; 49,5% số phụ nữ khảo sát tự khám vú hàng tháng; 37,9% đi bác sĩ khám vú ít nhất 1 lần và 14,3% khám định kỳ hàng năm 7. Nghiên cứu của Bùi Thị Duyên và cộng sự cũng cho biết tỷ lệ có thực hành phát hiện sớm ung thư vú là 22,3%, trong đó đã từng tự khám vú là 13,8%; khám vú tại cơ sở y tế chuyên khoa là 17,0% và chụp X-quang tuyến vú là 10,1% 8.
Tại Việt Nam, nơi có tỷ suất mới mắc ung thư vú chuẩn hóa được ghi nhận cao nhất ở thành phố Hà Nội là 32,6/100.000 dân (nữ giới) và đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh (22,4/100.000 dân)9. Đồng thời Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố trọng điểm phát triển kinh tế và là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp trong cả nước với lực lượng lao động lớn trong đó có ngành dệt may. Và điển hình trong đó có các doanh ngiệp như Tổng công ty May 10- CTCP, Công ty TNHH may Đức Giang, Công ty Cổ phần May Việt Thắng, công ty Quốc tế Phong Phú là bốn công ty chuyên ngành dệt may với phần lớn đối tượng lao động đều là nữ công nhân và2 có yếu nguy cơ cao với bệnh nghề nghiệp. Một số nghiên cứu cho biết hàng nghìn công nhân đang làm việc trong ngành dệt may trên toàn thế giới đáng có nguy cơ đối mặt với các bệnh ung thư nghề nghiệp trong đó có ung thư vú do liên quan hoặc sử dụng các loại thuốc nhuộm, dung môi và bụi xơ có đặc tính gây ung thư. Nghiên cứu cũng chỉ rằng công nhân làm trong môi trường ngành dệt may tại bộ phận len, bông, sợi hỗn hợp và bảo trì máy móc tại các xí nghiệp dệt may có nguy cơ ung thư vú tăng lên đáng kể 10,11,12,13,14,15.
Hiện nay, các hoạt động phòng chống bệnh UTV tập trung vào nâng cao nhận thức cộng đồng và sàng lọc phát hiện sớm. Tuy nhiên, các chương trình nâng cao nhận thức tập trung vào cộng động nói chung, chưa chú trọng vào đối tượng cụ thể là công nhân nữ tại các doanh nghiệp dệt may có yếu tố nguy cơ cao với ung thư vú 12,13,14. Ngoài ra, đây cũng là nơi tập trung chủ yếu lực lượng trong độ tuổi lao động, mà nguyên nhân có thể là do cách tiếp cận của đối tượng này cần có những yêu cầu đặc thù riêng hoặc có thể là chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo tại các doanh nghiệp. Trong khi đó, bảo hiểm y tế cũng chưa chi trả cho công tác sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư, cũng như chưa có các quy định bắt buộc việc sàng lọc ung thư trong các quy định khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên. Do vậy công tác phòng và phát hiện sớm bệnh UTV của phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công nhân nữ tại một số doanh nghiệp – đối tượng cần được chú trọng quan tâm hơn. Vậy, câu hỏi đặt ra là: 1) Kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm UTV của nữ công nhân đã thực sự đúng hay chưa, những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thực hành phòng và phát hiện sớm UTV? 2) Liệu các giải pháp can thiệp truyền thông có thực sự hiệu quả để tăng cường nhận thức và thay đổi hành vi thực hành phòng và phát hiện sớm UTV của các nữ công nhân hay không? Vì những lý do đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú ở một số doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú của nữ công nhân ở một số doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số yếu tố liên quan, năm 2017.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú của nữ công nhân ở một số doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU  Ồ
DANH MỤC  ÌN , SƠ  Ồ
 ẶT VẤN  Ề ……………………………………………………………………………………………… 1
C ƢƠN  1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………… 3
1.1. Phòng và phát hiện hiện sớm bệnh ung thư vú…………………………………………. 3
1.1.1. Định nghĩa bệnh ung thư vú …………………………………………………………….. 3
1.1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh ung thư vú ……………………………………. 3
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú………………………………………………….. 4
1.1.4. Biểu hiện lâm sàng của bệnh ung thư vú …………………………………………… 7
1.1.5. Phòng và phát hiện sớm ung thư vú ………………………………………………….. 7
1.2. Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng và phát hiện sớm UTV ………….. 10
1.2.1. Khái niệm truyền thông …………………………………………………………………. 10
1.2.2. Quá trình truyền thông ………………………………………………………………….. 10
1.2.3. Truyền thông thay đổi hành vi ……………………………………………………….. 11
1.2.4. Mô hình các giai đoạn thay đổi và ứng dụng trong truyền thông thay đổi
hành vi về phòng chống ung thư vú………………………………………………… 12
1.2.5. Các phương pháp truyền thông trong phòng và phát hiện sớm UTV …… 15
1.3. Tổng hợp một số nghiên cứu kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm
bệnh ung thư vú trên thế giới và Việt Nam ……………………………………………. 18
1.3.1. Trên thế giới ………………………………………………………………………………… 18
1.3.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………………………………….. 25
1.4. Tổng hợp các nghiên cứu can thiệp truyền thông thay đổi hành vi phòng và
phát hiện sớm bệnh ung thư vú. …………………………………………………………… 28
1.4.1. Trên thế giới. ……………………………………………………………………………….. 28
1.4.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………………………………….. 35
1.5. Thông tin về địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………… 37
C ƢƠN  2:  Ố  TƢỢN  V  P ƢƠN  P ÁP N   ÊN CỨU ………………. 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………. 39
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………… 392.2.1. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………….. 39
2.2.2. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………….. 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………….. 40
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………. 40
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu …………………………………………………. 42
2.3.3. Biến số và chỉ số của nghiên cứu ……………………………………………………. 45
2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu nghiên cứu …………………………………….. 49
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ………………………………………………………………….. 49
2.4.2. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu nghiên cứu định tính …………………. 51
2.5. Một số khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu. …………. 52
2.5.1. Một số khái niệm ………………………………………………………………………….. 52
2.5.2. Các tiêu chuẩn và cách đánh giá các chỉ số trong nghiên cứu …………….. 52
2.6. Các hoạt động can thiệp truyền thông phòng và phát hiện sớm UTV ………… 53
2.6.1. Cơ sở xây dựng chương trình can thiệp …………………………………………… 53
2.6.2. Các nội dung can thiệp truyền thông phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú.. 54
2.7. Sai số và biện pháp khắc phục ……………………………………………………………… 59
2.7.1. Sai số ………………………………………………………………………………………….. 59
2.7.2. Biện pháp khắc phục …………………………………………………………………….. 59
2.8. Quản lý và phân tích số liệu ………………………………………………………………… 60
2.8.1. Nhập liệu …………………………………………………………………………………….. 60
2.8.2. Phân tích số liệu …………………………………………………………………………… 60
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………………. 61
C ƢƠN  3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………….. 62
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………. 62
3.2. Kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ công nhân …. 63
3.2.1.Kiến thức về phòng và phát hiện sớm ung thư vú của nữ công nhân ……. 63
3.2.2. Thực hành về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư vú của nữ công nhân … 66
3.2.3. Mối liên quan đến kiến thức, thực hành phòng và phát hiện sớm ung thư
vú của nữ công nhân …………………………………………………………………….. 72
3.3. Hiệu quả can thiệp truyền thông về phòng và phát hiện sớm bệnh UTV ……. 81
3.3.1 Hoạt động can thiệp truyền thông đã thực hiện tại địa bàn can thiệp doanh
nghiệp dệt may …………………………………………………………………………….. 81
3.3.2. Đánh giá thay đổi kiến thức, thực hành của nữ công nhân về phòng bệnh
ung thư vú trước và sau can thiệp …………………………………………………… 89
3.3.3. Khả năng duy trì và mở rộng của chương trình can thiệp …………………… 99C ƢƠN  4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………… 101
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………. 101
4.2. Kiến thức, thực hành của nữ công nhân về phòng và phát hiện sớm bệnh ung
thư vú. …………………………………………………………………………………………….. 101
4.2.1. Kiến thức, thực hành của nữ công nhân về phòng và phát hiện sớm bệnh
ung thư vú. ………………………………………………………………………………… 101
4.2.2. Mối liên quan một số yếu tố đến kiến thức, thực hành về phòng và phát
hiện sớm bệnh ung thư vú của nữ công nhân. …………………………………. 109
4.3. Hiệu quả can thiệp truyền thông của nữ công nhân về phòng và phát hiện sớm
bệnh UTV ……………………………………………………………………………………….. 118
4.3.1. Các hoạt động can thiệp truyền thông đã thực hiện tại địa bàn can thiệp ….. 118
4.3.2. Hiệu quả can thiệp kiến thức, thực hành của nữ công nhân về phòng và
phát hiện sớm bệnh ung thư vú …………………………………………………….. 122
4.3.3. Khả năng duy trì và mở rộng của chương trình can thiệp …………………. 131
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………….. 132
4.4.1. Điểm mạnh của nghiên cứu ………………………………………………………….. 132
4.4.2. Một số hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………….. 132
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 134
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………. 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp triển khai các hoạt động can thiệp truyền thông tại từng
địa bàn can thiệp ……………………………………………………………………….. 57
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu …………………………………………….. 62
Bảng 3.2: Kiến thức về phòng bệnh ung thư vú của nữ công nhân …………………. 63
Bảng 3.3: Kiến thức về biện pháp tự khám vú của nữ công nhân …………………… 64
Bảng 3.4: Kiến thức về biện pháp khám vú lâm sàng của nữ công nhân …………. 65
Bảng 3.5: Kiến thức về biện pháp chụp X-quang tuyến vú của nữ công nhân ….. 65
Bảng 3.6: Thực hành về phòng bệnh ung thư vú của nữ công nhân ………………… 66
Bảng 3.7: Thực hành biện pháp tự khám vú của nữ công nhân ………………………. 67
Bảng 3.8: Thực hành tự khám vú đánh giá theo bảng kiểm 5 bước của quy trình
khám vú của nữ công nhân …………………………………………………………. 67
Bảng 3.9: Lý do không thực hành tự khám vú của nữ công nhân …………………… 68
Bảng 3.10: Thực hành khám vú lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa của nữ công nhân…. 69
Bảng 3.11: Lý do không đi khám vú lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa của nữ
công nhân…………………………………………………………………………………. 69
Bảng 3.12: Thực hành biện pháp chụp X-quang tuyến vú của nữ công nhân …….. 70
Bảng 3.13: Lý do không thực hành sàng lọc bằng chụp X-quang tuyến vú của nữ
công nhân…………………………………………………………………………………. 71
Bảng 3.14: Phân tích đa biến về một số yếu tố liên quan tới kiến thức về phòng
bệnh ung thư vú của nữ công nhân………………………………………………. 72
Bảng 3.15: Phân tích đa biến về một số yếu tố liên quan tới kiến thức về tự khám
vú của nữ công nhân …………………………………………………………………. 74
Bảng 3.16: Phân tích đa biến về một số yếu tố liên quan tới thực hành tự khám vú
của nữ công nhân ………………………………………………………………………. 76
Bảng 3.17: Phân tích đa biến về một số yếu tố liên quan tới thực hành khám vú
lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa của nữ công nhân …………………… 78
Bảng 3.18: Phân tích đa biến về một số yếu tố với kiến thức sàng lọc ung thư vú
bằng chụp X-quang tuyến vú của nữ công nhân ……………………………. 80
Bảng 3.19: Nhu cầu nhận từ các nguồn thông tin và kênh truyền thông về phòng và
phát hiện sớm ung thư vú của nữ công nhân …………………………………. 82Bảng 3.20: Bảng tóm tắt các hoạt động can thiệp truyền thông gián tiếp đã thực
hiện tại địa bàn can thiệp doanh nghiệp dệt may ……………………………. 84
Bảng 3.21: Bảng tóm tắt các hoạt động can thiệp truyền thông trực tiếp & hỗ trợ
khác đã thực hiện tại địa bàn can thiệp doanh nghiệp dệt may ………… 85
Bảng 3.22: Hiệu quả can thiệp kiến thức của nữ công nhân về phòng bệnh ung thư vú… 89
Bảng 3.23: Hiệu quả can thiệp thực hành của nữ công nhân về phòng bệnh ung thư vú…. 90
Bảng 3.24: Hiệu quả thay đổi kiến thức tự khám vú của nữ công nhân sau can thiệp …. 91
Bảng 3.25: Hiệu quả thay đổi thực hành tự khám vú của nữ công nhân sau can thiệp ….. 92
Bảng 3.26: Hiệu quả thay đổi thực hành 5 bước tự khám vú của nữ công nhân được
quan sát trực tiếp theo bảng kiểm bởi nhân viên y tế sau can thiệp ……….. 93
Bảng 3.27: So sánh kết quả thực hành của của nữ công nhân tự phát hiện được các
khối u cục bất thường tại vú vào thời điểm trước và sau can thiệp …… 94
Bảng 3.28: Hiệu quả can thiệp kiến thức của nữ công nhân về sàng lọc ung thư vú
bằng biện pháp khám vú lâm sàng tại cơ sở y tế chuyên khoa …………. 95
Bảng 3.29: Hiệu quả can thiệp thực hành của nữ công nhân về sàng lọc ung thư vú
bằng biện pháp khám vú lâm sàng……………………………………………….. 96
Bảng 3.30: Hiệu quả can thiệp kiến thức của nữ công nhân về lợi ích sàng lọc ung
thư vú bằng chụp X-quang tuyến vú ……………………………………………. 97
Bảng 3.31: Hiệu quả can thiệp kiến thức của nữ công nhân về sàng lọc ung thư vú
bằng chụp X-quang tuyến vú ………………………………………………………. 9

https://thuvieny.com/danh-gia-hieu-qua-truyen-thong-ve-phong-va-phat-hien-som-benh-ung-thu-vu/

Leave a Comment