Đánh giá kế quả cắt Amidan bằng dao điện, coblator và plasma
Luân văn bác sĩ nội trú Đánh giá kế quả cắt Amidan bằng dao điện, coblator và plasma.Cắt Amidan là một trong những phẫu thuật được thực hiện nhiều nhấttrong chuyên ngành tai mũi họng. Đây là một trong số rất ít phẫu thuật được thực hiện từ thời trước Công nguyên và vẫn còn được phổ biến ngày nay. Trong quá trình phát triển của y học, cắt Amidan đã có nhiều thờiđiểm được coi là một phẫu thuật thường quy, đượcáp dụng rất rộng rãi. Vào những năm 1940 ở Hoa Kỳ, cắt amidan đạt mốclớn nhất trong lịch sử khi số ca được thực hiện 1 năm lên tới 2 triệu ca [1]. Vào những năm 1960-1970, cắt Amidan tiếp tục là một phẫu thuật được thực hiện với số lượng lớn trên thế giới, ước tính khoảng 1 đến 2 triệu ca cắt Amidan và nạo VA hàng năm tại Hoa Kỳ. Cắt Amidan cho đến hiện tại vẫn là một phẫu thuật phổ biến, ước tính tại Hoa Kỳ hàng năm có khoảng 400.000 ca/ năm[2],[3]. Ở Việt Nam, phẫu thuật cắt Amidan cũng là một trong những phẫu thuật tai mũi họng được thực hiện nhiều nhất, hiện nay chiếm 24,7% trong các phẫu thuật Tai mũi họng hàng năm [4].
Tuy là một phẫu thuật phổ biến nhưng cắt amidan cũng có thể gây ra các biến chứng trong và sau mổ như chảy máu trong và sau mổ, nhiễm trùng hốc mổ, đau sau mổ thậm chí có thể tử vong.
Cùng với sự phát triển của y học, phương pháp phẫu thuật và việc sử dụng các máy cũng như lưỡi dao thế hệ mới để phẫu thuật cắt Amidan cũng ngày càng hiện đại và hiệu quả hơn. Các phương pháp và dụng cụ cắt Amidan mới đang đóng góp một vai trò to lớn trong việc rút ngắn thời gian phẫu thuật, thời gian liền hốc mổ cắt Amidan hay thời gian bong giả mạc, giảm tỷ lệ biến chứng chảy máu trong mổ và sau mổ, giảm mức độ đau của bệnh nhân sau mổ. Hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến nhất đang được đa số các trung tâm y tế lớn trên thế giới cũng như Viêt Nam sử dụng để cắt Amidan đó là cắt Amidan bằng dao điện, cắt Amidan bằng Coblator và cắt Amidan bằng dao Plasma.
Bệnh viện Tai mũi họng TW là một trung tâm lớn về phẫu thuật tai mũi họng tại Việt Nam. Phẫu thuật cắt Amidan cũng là một phẫu thuật phổ biến tại bệnh viện. Trong những năm qua, đã có các nghiên cứu đánh giá về phẫu thuật cắt amidan với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, để đánh giá và so sánh hiệu quả của ba phương pháp trên trong phẫu thuật cắt amidan thì chưa có nghiên cứu nào thực hiện. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kế quảcắt Amidan bằng dao điện, coblator và plasma “nhằm mục tiêu:
Đánh giá kết quả cắt amidan bằng dao điện, coblator và plasma
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.1. Trên thế giới 3
1.1.2. Việt Nam 4
1.2. Giải phẫu Amidan 5
1.2.1. Giải phẫu vùng họng 5
1.2.2. Giải phẫu amidan 7
1.2.3. Chức năng của amidan 11
1.2.4. Mức độ quá phát của amidan 12
1.3. Các phương pháp cắt amidan 12
1.3.1. Phương pháp cắt Amidan lạnh 12
1.3.2. Cắt bằng dao điện 13
1.3.3. Dao siêu âm 14
1.3.4. Cắt Amidan bằng Laser CO2 14
1.3.5. Cắt Amidan bằng Coblator 14
1.3.6. Dao plasma 15
1.4. Chăm sóc sau phẫu thuật cắt Amidan 15
1.4.1. Chế độ ăn 15
1.4.2. Nội khoa 16
1.5. Chỉ định, chống chỉ định cắt Amidan 16
1.5.1. Chỉ định cắt Amidan 16
1.5.2. Chống chỉ định cắt Amidan 17
1.6. Biến chứng cắt Amidan 17
1.6.1. Biến chứng chảy máu 17
1.6.2. Biến chứng đau sau phẫu thuật 18
1.6.3. Biến chứng gây mê 19
1.6.4. Biến chứng nhiễm trùng 19
1.6.5. Các biến chứng khác 19
1.7. Đánh giá mức độ đau 19
1.8. Bong giả mạc sau mổ 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.1. Mẫu nghiên cứu 21
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 21
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 21
2.1.4. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 21
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 22
2.2.3. Cách thức phẫu thuật cắt Amidan 24
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu 27
2.3. Các thông số nghiên cứu 27
2.3.1. Đặc điểm chung 27
2.3.2. Đánh giá trong phẫu thuật 28
2.3.3. Theo dõi sau mổ 28
2.4. Xử lý số liệu 30
2.5. Đạo đức nghiên cứu 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đặc điểm chung 31
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới 31
3.1.2. Lí do vào viện, chỉ định cắt Amidan 32
3.1.3. Giá tiền các phương pháp cắt Amidan tại viện TMH TW 34
3.2. So sánh thời gian phẫu thuật, khả năng cầm máu trong mổ 34
3.2.1. Thời gian phẫu thuật 34
3.2.2. Cầm máu trong mổ 35
3.2.3. Lượng máu mất trong mổ 36
3.3. So sánh tỷ lệ chảy máu, độ đau sau mổ và thời gian bong giả mạc 36
3.3.1. Tỷ lệ chảy máu sau mổ 36
3.3.2. Mức độ chảy máu sau mổ 37
3.3.3. Mức độ đau sau mổ 37
3.3.4. Bong giả mạc sau mổ 41
3.4. Thời gian hồi phục 42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 43
4.1. Đặc điểm chung 43
4.1.1. Đặc điểm tuổi 43
4.1.2. Giới 44
4.1.3. Lí do vào viện 44
4.1.4. Chỉ định cắt Amidan 45
4.1.5. Triệu chứng thực thể tại Amidan và tiền sử bệnh 46
4.1.6. Giá tiền phẫu thuật 47
4.2. So sánh thời gian phẫu thuật, Khả năng cầm máu trong mổ 47
4.2.1. Thời gian phẫu thuật 47
4.2.2. Cầm máu trong mổ 49
4.2.3. Lượng máu mất trong mổ 51
4.3. So sánh tỷ lệ chảy máu, độ đau sau mổ và thời gian bong giả mạc 52
4.3.1. Tỷ lệ chảy máu 52
4.3.2. Mức độ chảy máu sau mổ 53
4.3.3. Mức độ đau sau mổ 54
4.3.4. Số ngày dùng thuốc giảm đau 57
4.3.5. Bong giả mạc sau mổ 59
4.3.6. Thời gian hồi phục 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố tuổi 31
Bảng 3.2. Chỉ định cắt amidan 32
Bảng 3.3. Triệu chứng thực thể tại Amidan 33
Bảng 3.4. Thời gian phẫu thuật 34
Bảng 3.5. Khả năng cầm máu trong mổ 35
Bảng 3.6. Lượng máu mất trong mổ 36
Bảng 3.7. Tỷ lệ chảy máu sau mổ 36
Bảng 3.8. Mức độ chảy máu sau mổ 37
Bảng 3.9. Mức độ đau sau mổ Ngày 1 37
Bảng 3.10. Mức độ đau sau mổ ngày 2 38
Bảng 3.11. Mức độ đau sau mổ ngày 7 38
Bảng 3.12. Mức độ đau sau mổ ngày 14 39
Bảng 3.13. Số ngày dùng thuốc giảm đau 40
Bảng 3.14. Bong giả mạc ngày 7 sau mổ 41
Bảng 3.15. Bong hết giả mạc sau mổ 41
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố về giới 31
Biểu đồ 3.2. Lí do vào viện 32
Biểu đồ 3.3. Tiền sử bệnh 33
Biểu đồ 3.4. Giá tiền các phương pháp cắt amidan tại viện TMH TW 34
Biểu đồ 3.5. Điểm đau trung bình sau mổ theo ngày 39
Biểu đồ 3.6. Thời gian hồi phục 42
Nguồn: https://luanvanyhoc.com