Đánh giá kết quả của kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng ngực có hỗ trợ của siêu âm trong giảm đau sau phẫu thuật bụng trên

Đánh giá kết quả của kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng ngực có hỗ trợ của siêu âm trong giảm đau sau phẫu thuật bụng trên

Đánh giá kết quả của kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng ngực có hỗ trợ của siêu âm trong giảm đau sau phẫu thuật bụng trên
Đỗ Phương Linh, Nguyễn Hữu Tú
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm so sánh kết quả của GTNMC ngực có hỗ trợ của siêu âm để xác định khe liên đốt sống với GTNMC ngực thường quy dựa vào mốc giải phẫu. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng trên 63 bệnh nhân phẫu thuật ngực trên tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 4 – 8 năm 2018, nhóm I: 31 BN GTNMC có hỗ trợ của siêu âm; Nhóm II: 32 BN GTNMC thường quy. Kết quả cho thấy tỷ lệ phù hợp giữa xác định vị trí khe liên đốt sống trên MGP so với trên SÂ là 63,3%. So sánh kết quả của GTNMC có hỗ trợ của siêu âm so với GTNMC thường quy: số lần chọc kim qua da và sự đổi vị trí khe đốt sống ít hơn, tỷ lệ GTNMC thành công sau lần chọc đầu tiên cao hơn, mức độ đau sau mổ (điểm VAS) thấp hơn. Kết quả ban đầu cho thấy GTNMC có hỗ trợ của siêu âm có kết quả tốt hơn GTNMC thường quy dựa vào mốc giải phẫu.

Gây  tê  ngoài  màng  cứng  (GTNMC)  ngày càng được sử dụng rộng rãi để giảm đau trong và sau mổ với hiệu quả cao, được coi là tiêu chuẩn vàng của giảm đau sau mổ. Tuy nhiên, GTMNC  là  một  kỹ  thuật  khó,  Hermanides (2012)  tỷ  lệ  thất  bại  30%  với  GTNMC  ngực và 27% với thắt lưng.1Đặc biệt GTNMC vùng ngực tiến hành càng khó khăn hơn do giải phẫu của cột sống ngực với khe đốt sống hẹp, mỏm gai chếch và chồng lên nhau, cùng với những biến chứng nặng nề. Siêu âm (SÂ) trở nên phổ biến, đánh giá các cấu trúc giải phẫu một cách không xâm lấn và khách quan, tiện lợi. Khe liên đốt sống dựa vào mốc giải phẫu khác với việc xác định dựa vào SÂ và là một yếu tố thất bại của GTMNC. Parate (2016) khe liên đốt sống xác định theo mốc giải phẫu chỉ đúng 37.14% so với SÂ.2G. Holmaas (2006) 92bệnh nhân thì 26.7% khe liên đốt sống ngực được xác địnhđúng theo MRI.3Đối với các trường hợp khó xác định như phụ nữ có thai, bệnh nhân béo phì, bệnh nhân cao tuổi, mắc các bệnh lý cột sống mạn tính, trẻ em việc sử dụng siêu âmngày càng trở nên phổ biến trên thế giới.4,5 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng  việc xác định khe liên đốt sống dựa vào mốc giải phẫu có sự sai khác so với việc xác định dựa vào siêu âm.6,7 Việc xác định sai mức chọc kim được biết là một yếu tố thất bại của GTMNC do phong bế không đúng vị trí cần giảm đau.1 Ở Việt Nam, trong khi việc sử dụng siêu âm trong thực hành gây  mê  ngày  càng  trở  nên  phổ  biến,  nhưng chưa có nghiên cứu nào về sử dụng siêu âmtrong GTNMC ngực.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment