Đánh giá kết quả điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Trung Ương Huế

Đánh giá kết quả điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Trung Ương Huế

Luận văn Đánh giá kết quả điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Trung Ương Huế.Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung trước đây gọi là dị sản cổ tử cung hay nghịch sản cổ tử cung hay loạn sản cổ tử cung là những tổn thương tiền ung thư của tế bào biểu mô cổ tử cung. Tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có thể tồn tại lâu hay tự khỏi nhờ hệ miễn dịch của bệnh nhân. Một số nhỏ trường hợp có thể tiến triển thành ung thư, điều trị tổn thương ở giai đoạn tiền ung thư thì có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung là tình trạng tế bào bao phủ cổ tử cung phát triển bất thường. Những thay đổi này mới diễn ra ở phần trên lớp tế bào đáy, chưa xâm lấn vào mô đệm cổ tử cung. Đa số tổn thương xảy ra ở vùng chuyển tiếp của cổ tử cung (vùng biểu mô chuyển sản tái tạo). Từ thập niên 90, qua nhiều nghiên cứu dịch tể người ta đã xác định vai trò gây bệnh dẫn đến tổn thương tiền ung thư của HPV (Human Papilloma Virus), là tác nhân gây biến đổi tế bào cổ tử cung( loạn sản cổ tử cung) và tổn thương tiền ung thư thường phát hiện trong khoảng 25-35 tuổi[ 35],[36],[17], [18], [28].
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tần suất mắc ung thư cổ tử cung có xu hướng tăng lên. Nếu không đưa ra các biện pháp dự phòng, can thiệp sàng lọc định kỳ và có hệ thống để phát hiện các tổn thương tiền ung thư cũng như điều trị kịp thời và hiệu quả thì trong vòng 10 năm nữa, tỷ lệ mới và chết do ung thư cổ tử cung sẽ tăng thêm 25 % [39]. Tỷ lệ sống 5 nămsau phẫu thuật là 90 % đối với ung thư CTC tại chỗ và giảm đáng kể còn 14 % đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn IV. Tỷ lệ ung thư CTC xâm lấn đã giảm đáng kể trong 40 năm qua do những chương trình tầm soát pháthiện sớm[45].
Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có khoảng 260.000 ca tử vongdo ung thư cổ tử cung với 85% phụ nữ ở những nước nghèo, là ung thư đứng hàng thứ hai sau ung thư vú [41]2
Ở Pháp, theo thống kê năm 2000 có khoảng 3387 ca ung thư cổ tử cung ở giai đoạn xâm nhập và 1004 ca tử vong do ung thư cổ tử cung [41]. Tại Mỹ, trong năm 2001 có 12.900 ca mới và tử vong 4.400 ca, tỷ lệmắc bệnh có giảm dần trong 30 năm qua nhờ chương trình sàng lọc rộng rãi, 50% ung thư cổ tử cung gặp ở phụ nữ đã không kiểm tra tế bào âm đạođịnh kỳ trong 5 năm ở thời điểm chẩn đoán.Yếu tố xã hội thấp kém cũng làmột nguyên nhân đáng kể [29]
Năm 2010, tại Việt nam có 5.664 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung và tỷlệ mới mắc ung thư cổ tử cung là 13,6/100.000 phụ nữ [39], cho dù có thể dự phòng và phát hiện sớm. Sở dĩ như vậy là vì tất cả phụ nữ chưa được sàng lọc định kỳ và có hệ thống để phát hiện sớm ung thư bằng các xét nghiệm thích hợp, dễ làm. Nhất là khi đã phát hiện tổn thương tiền ung thư thì cũng chưa được điều trị kịp thời và hiệu quả. Ở nước ta, tỉ lệ tổn thương tiền ung thư cổ tử cung chiếm tỉ lệ khoảng 3,4%-24,8%[19]
Người ta nhận thấy tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có đặc điểm là tiến triển chậm từ 8 đến 10 năm, qua từng mức độ nặng dần có thể dẫn đến ung thư nhưng kết quả điều trị của nó phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phát hiện. Nếu các tổn thương tiền ung thư được phát hiện sớm thì việc điều trị ít tốn kém nhưng lại rất hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay tại Bệnh viện Trung ương Huế các công trình nghiên cứu về các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung còn ít và chưa đầy đủ nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá kết quả điều trị các tổnthương tiền ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Trung Ương Huế” nhằm mục đích:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.
2. Đánh giá kết quả điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

1. Cao Thị Thu Ba (2010), “Tầm soát tế bào bất thường cổ tử cung trong cộng đồng dân cư huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng”, Hội nghị phụsản miền trung mở rộng, Tr. 290-296.
2. Bệnh viện Trung ương Huế (2010), “Thuật ngữ học tế bào âm đạo cổ tửcung”, Sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, NXB Đại học Huế, Tr.18-26.
3. Bộ môn phụ sản trường Đại học Y Dược Huế (2007), “Tiếp cận phòngchống ung thư cổ tử cung theo hướng cộng đồng”, Chuyên đề sản phụ khoa, NXB Đại học Huế, Tr. 52-62.
4. Bộ môn Phụ Sản trường Đại học Y Dược Huế (2011), “Soi cổ tử cung”, Thăm dò chức năng phụ khoa, NXB Đại học Huế, Tr.72-85.
5. Bộ y tế (2011), “Các tổn thương cổ tử cung”, Tài liệu hường dẫn sang lọc, điều trị tổn thương tiền ung thư đễ dự phòng ung thư thứ cấp cổ tử cung, Tr. 13-31.
6. Bùi Thị Chi (2011), “Đánh giá kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung tại 19 xã của hai huyện Phú Vang và Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí phụ sản, Hội phụ sản khoa và SĐCKH Việt Nam, Tr.57-63.
7. Dương Thị Minh Diễm (2006), “Giá trị chẩn đoán của phương pháp quan sát cổ tử cung sau bôi axit Axetic trong các thương tổn lành tính và ác tính ở cổ tử cung”, Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ cácTrường đại học Y Dược Việt Nam lần thứ 13, Tr. 628-633.
8. Trần Thị Đức (2007), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) tại một số xã của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí phụ sản, Hội phụ sản khoa và SĐCKH Việt Nam, Tr.181-185.9. Phạm Ánh Dương (2006), “Nghiên cứu điều trị lộ tuyến cổ tử cung bằng nitơ hóa lỏng tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Quân đội108”, Tạp chí y dược lâm sàn, Tr.87-89.
10. Huỳnh Thị Hiên (2005), “Đánh giá chứng nghiệm axit Axetic trongsàng lọc tổn thương cổ tử cung và điều trị lộ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp đốt điện”, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y khoa Huế.
11. Vương Tiến Hòa (2012), “Điều trị và theo dõi tổn thương cổ tử cung”, Một số vấn đề bệnh lý cổ tử cung, NXB Y học, Tr.115-139.
12. Nguyễn Vũ Quốc Huy (2007), “Chẩn đoán và điều trị một số thươngtổn lành tính và các thương tổn tiền ung thư cổ tử cung bằng phương pháp quan sát cổ tử cung sau bôi axit axetic và cắt bằng vòng điện”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ.
13. Nguyễn Vũ Quốc Huy (2008), “Phát hiện thương tổn tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng phương pháp quan sát cổ tử cung sau bôi axit Axetic”, Tạp chí phụ sản, Hội phụ sản khoa và SĐCKH Việt Nam, Tr. 58-64.
14. Nguyễn Vũ Quốc Huy (2010), “Dự phòng ung thư cổ tử cung dựa trên bằng chứng: Cập nhật 2010”, Tạp chí phụ sản, Hội phụ sản khoa vàSĐCKH Việt Nam, Tr.31-37.
15. Trần Thị Phương Mai (2005), “Bệnh tiền ung thư đường sinh dục dưới của phụ nữ”, Bệnh học ung thư phụ khoa, NXB Y học, Tr. 9-30.
16. Đinh Quang Minh (2008), “Phiến đồ cổ tử cung”, Phụ khoa, NXB Y học, Tr.180-181.
17. Vũ Thị Nhung (2006), “Cập nhật kiến thức về HPV”, Y học thực hành,NXB Y học, Tr.29-32.
18. Vũ Thị Nhung (2007), “Khảo sát tình hình nhiễm các týp HPV ở phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh bằng kỹ thuật sinh học phân tử”, Tạp chíphụ sản, Hội phụ sản khoa và SĐCKH Việt Nam, Tr. 130-135.

19. Nguyễn Thị Minh Tâm (2005), “Đánh giá kết quả điều trị lộ tuyến tử cung bằng phương pháp áp lạnh”, Tạp chí thông tin y dược, Tr.34-36.
20. Phạm Viết Thanh (2010 ), “Chương trình tầm soát Human papillomavirus (HPV) trong ung thư cổ tử cung”, Hội nghị phụ sản miền trung mở rộng, Tr. 13-13.
21. Phạm Việt Thanh (2012), “Tỉ lệ nhiêm Human papilloma virus ở phụ nữ có phết tế bào cổ tử cung bình thường”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tr.118-121.
22. Lê Trần Anh Thư (2010), “Kết quả điều trị các tổn thương lành tính cổ tử cung qua phương pháp làm bay hơi tổ chức bằng laser tạiTTBVBMTE- KHHGĐ thành phố Đà Nẵng”, Hội nghị phụ sản miền trung mở rộng, Tr.298-304.
23. Nguyễn Việt Tiến (2011),” Dự phòng ung thư cổ tử cung từ bằng chứng khoa học đến chính sách y tế”, Tạp chí phụ sản, Hội phụ sản khoa và SĐCKH Việt Nam, Tr.5-13.
24. Lê Minh Toàn (1995), “Kết quả điều trị các tổn thương lành tính cổ tử cung bằng hai phương pháp đốt điện và áp lạnh”, Luận án tiến sĩ khoa học.
25. Lê Minh Toàn (2010), “Chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung bằng soi cổtử cung, tế bào âm đạo và sinh thiết trên phụ nữ có test VIA(+) tại bệnhviện Trung ương Huế”, Tạp chí phụ sản, Hội phụ sản khoa và SĐCKH Việt Nam, Tr.129-133.
26. Lê Thị Loan Trinh (2007), “Nghiên cứu giá trị của phương pháp quansát cổ tử cung sau bôi acid acetic (VIA) trong chuẩn đoán và xử lý cáctổn thương tiền ác tính cổ tử cung bằng vòng điện”, Luận văn thạc sỹy học của bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Huế.27. Nguyễn Quốc Trực (2004), “Chẩn đoán và điều trị các tổn thương tiềnung thư cổ tử cung”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tr.374-382.
28. Nguyễn Sào Trung (2007), “HPV và tổn thương cổ tử cung”, Y họcViệt Nam, Tr.134-137.
29. Châu Khắc Tú (2011), “Điều trị các tổn thương lành tính và tiền ungthư cổ tử cung”, Ung thư cổ tử cung từ dự phòng đến can thiệp sớm, NXB Đại học Huế, Tr.284-294.
30. Châu Khắc Tú (2011), “Giải phẫu và sinh lý học ứng dụng cổ tử cung”,Ung thư cổ tử cung từ dự phòng đến can thiệp sớm, NXB Đại họcHuế, Tr.9-22.
31. Phạm Thị Cẩm Tú (2011), “Giá trị của một số phương pháp thăm dò vàchẩn đoán tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung”, Tạp chíphụ sản, Hội phụ sản khoa và SĐCKH Việt Nam, Tr.22-28.
32. Phạm Thị Vân (2011), “Sử dụng Laser CO2 điều trị các tổn thươnglành tính cổ tử cung tại bệnh viện 198 Bộ Công An”, Tạp chí phụ sản,Hội phụ sản khoa và SĐCKH Việt Nam, Tr.92-96.
33. Phan Hồng Vân (2009), “Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ tạihuyện Hòa Thành- tỉnh Tây Ninh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ ChíMinh, Tr.1-5.
34. Lê Quang Vinh (2012), “Kết quả sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tửcung ở cộng đồng”, Tạp chí phụ sản, Hội phụ sản khoa và SĐCKHViệt Nam, Tr.137-144.
35. Trương Quang Vinh (2010), “Nhiễm Human papilloma virus trong cáctổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung”, Hội nghị phụ sảnmiền trung mở rộng, Tr.25-31.
36.Trương Quang Vinh (2011), “Nghiên cứu nhiễm Human Papiloma virus trong các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tạiBệnh viện Trung ương Huế”, Luận án tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Dược Huế.37.Nguyễn Vượng (2007), “Virus sinh u nhú ở người (HPV): Mối liênquan với viêm, u, ung thư, đặt biệt ung thư cổ tử cung”, Y học ViệtNam, NXB Y học, Tr.1-97.
38. Phạm Thị Ngọc Xuân (2008), “Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ các xã vùng sâu huyện Thủ Thừa – tỉnh Long An, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tr.1-4.
39.Tài liệu hướng dẫn sàng lọc, điều trị tổn thương tiền ung thư để dựphòng thứ cấp ung thư cổ tử cung, Bộ Y Tế, 2011.
40.. Bùi Đức Phú và Châu Khắc Tú, “ Giáo trình sàng lọc phát hiện sớmung thư cổ tử cung”, Bệnh viện Trung Ương Huế, NXB Đại hoc Huế.
41.Nguyễn Văn Bích, Nguyễn Văn Trọng, “ Bệnh lý ung thư cổ tử cung”, Bệnh viện Bà Rịa Vũng Tàu. Trích từ www.điều- trị -nội – khoa.come
42.Vũ Thị Nhung, “Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung”, Bài giảng sản phụ khoa, Bệnh viện Hùng Vương
43.Nguyễn Ngọc Thoa, Đoàn Châu Quỳnh, “ Theo dõi tái phát tân sinh trong biểu mô cổ tử cung sau khoét chóp’’.Tạp chí Y học Thành phốHồ Chí Minh, tập 9, phụ bản số 1, 2005.
44.Nguyễn Thị Mỹ Phượng, Trần Thị Lợi, “ Tỷ lệ nhiễm HPV phát hiệnqua phết mỏng cổ tử cung ở bệnh nhân khám phụ khoa tại bệnh việnnhân dân Gia Định”, tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 9,phụ bản số 1, 2005.45.Trần Thị Lợi, Bùi Thị Hồng Nhu, “ Tầm soát ung thư cổ tử cung ởphụ nữ quanh tuổi mãn kinh tai thành phố Hồ Chí Minh”, Chuyên đề
ngoai sản, tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 2004.
46.Trang Trung Trực và cộng sự, “Kết hợp đồng thời phết tế bào với soi cổ tử cung trong phát hiện sớm ung thư cổ tử cung”, tạp chí y họcthành phố Hồ Chí Minh, chuyênđề Giải phẫu bệnh, tế bào học, 2007.
47.Trương Công Phiệt, “ Nhận xét về độ tuổi trung bình của các tổn thương thượng mô gai cổ tử cung” Y học Thành phố Hồ Chí Minh,tập 7, phụ bản sô 3, 2003.
48.Lê Trung Thọ, Trần Văn Hợp, “ Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HPV ở cộng  đồng phụ nữ Hà nội, tìm hiểu một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học thành Phố Hồ Chí Minh, 2009.
49.Lê Thị Kiều Dung, Trần Thị Lợi, “ Mối liên quan giữa nhiễm các loại HPV với tân sinh trong biểu mô cổ tử cung”, Tạp Chí Y họcThành phố Hồ Chí Minh, tập 9, 2005.
50.Hồ Thị Phương Thảo, “ Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đốt điện và áp lạnh trong điều trị các tổn thương lành tính CTC”, Luận án chuyên khoa II, ĐHYD Huế, 2012

Leave a Comment