Đánh giá kết quả điều trị gẫy đầu dưới xương chày bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Đánh giá kết quả điều trị gẫy đầu dưới xương chày bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Gãy đầu dưới xương chày là loại gãy thuộc vùng hành xương đầu dưới xương chày và những đường gãy đi vào khớp cổ chân, đây là loại gãy khó, thương tổn phức tạp ảnh hưởng đến chức năng của cẳng chân và khớp chày sên, một khớp chịu lực quan trọng của cơ thể, vì vậy đòi hỏi phải có một phương pháp điều trị đúng.
Hiện nay tai nạn giao thông và tai nạn lao động gây ra những gãy xương rất nặng nề trong đó có gãy đầu xa xương cẳng chân. Đây là vùng nơi da sát xương chày, ít mô mềm xung quanh và có nguồn máu nuôi kém, nên dễ có các biến chứng như gãy hở, nhiễm trùng, viêm xương, chậm liền xương…
Các phương pháp điều trị gãy đầu xa xương chày thường làm hiện nay là mổ đặt nẹp nén ép hoặc nẹp khóa, bó bột, đóng đinh chốt xương chày, đặt khung cố định ngoài…
Mở ổ gãy để kết hợp xương bằng nẹp vít là phương pháp cổ điển thường được dùng và cũng đã đem lại một số kết quả tích cực, nhưng nhược điểm là nẹp ôm sát xương thành một khối vững chắc, nẹp quá cứng sẽ thay thế tạm thời chức năng của xương, xương gãy được nghỉ ngơi không hoạt động sẽ mất dần chất vôi. Theo Mueller và cộng sự: “vùng gãy xương nằm dưới nẹp bị bất động gây loãng xương, vách xương cứng biến thành xương xốp và vùng xương nói trên tiềm ẩn nguy cơ tạo ra xương tù vùng xương dưới nẹp”. Đặc biệt là khi lọai gãy phức tạp, đường gãy từ 1/3D lan xuống đầu dưới xương chày, trường hợp này đinh chốt không giữ vững được ổ gãy do không đủ chiều dài xương bắt 2 chốt, khi đó phương pháp được chọn lựa là mở ổ gãy kết hợp xương bằng nẹp hoặc bó bột điều trị gãy xương.
Phương pháp bó bột điều trị gãy xương có ưu điểm là không làm tổn thương mạch máu nuôi xương nên nhanh lành xương và ít bị nhiễm trùng, nhưng có bất lợi lớn là phải mang bột để bất động ổ gãy trong thời gian dài và có nguy cơ di lệch ổ gãy.
Phương pháp mở ổ gãy đặt nẹp có ưu điểm là cố định vững chắc, phục hồi tốt mặt khớp với những gãy đầu xương, bệnh nhân tập vận động sớm sau mổ.
Dựa trên đặc điểm giải phẫu vùng cẳng chân và các yếu tố giúp lành xương, nẹp khóa đầu xa xương chày được sử dụng trong điều trị nhằm khắc phục nhược điểm của các phương pháp điều trị cổ điển. Với hình dạng phù hợp với giải phẫu đầu xương, nẹp khóa được chỉ định trong mọi trường hợp gãy đầu xương, trong đó có gãy đầu xa hai xương cẳng chân, khi mà đinh nội tủy không còn chiều dài đặt vít chốt đầu xa.Việc hạn chế bóc tách màng xương sẽ hạn chế tổn thương nguồn mạch nuôi xương. Cố định vững chắc theo thân xương và góc vít – nẹp, tránh biến chứng gãy. Lỏng vít, nẹp, di lệch thứ phát. Vận động sớm giúp hạn chế biến chứng nhiễm khuẩn, khớp giả, giúp liền xương nhanh, phục hồi chức năng sớm.
Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị gẫy đầu dưới xương chày bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu dưới xương chày bằng nẹp vít khóa tại bệnh viện Việt Đức.
2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị gãy đầu dưới xương chày bằng nẹp vít khóa.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu cẳng chân 3
1.1.1. Xương cẳng chân 3
1.1.2. Cơ cẳng chân 6
1.1.3. Cấp máu cho cẳng chân 10
1.1.4. Đặc điểm giải phẫu phần thấp của xương chày. 11
1.2. Phân loại gãy hai xương cẳng chân 12
1.2.1. Phân loại theo đường gãy: 12
1.2.2. Phân loại theo kiểu di lệch: 12
1.2.3. Phân loại theo độ vững: 12
1.2.4. Phân loại theo tổn thương phần mềm: 12
1.2.5. Phân loại gãy xương theo AO 12
1.2.6. Phân loại gãy đầu dưới xương cẳng chân của Kellam theo cơ chế chấn thương 13
1.2.7. Phân loại gãy đầu dưới hai xương cẳng chân theo AO/ ASIF 13
1.2.8. Phân loại gãy hở 14
1.3. Chẩn đoán gãy hai xương cẳng chân 16
1.3.1. Lâm sàng 16
1.3.2. Cận lâm sàng 16
1.4. Đặc điểm tổn thương trong gãy đầu dưới hai xương cẳng chân 17
1.4.1. Cơ chế chấn thương và thương tổn giải phẫu bệnh 17
1.4.2. Các biến chứng của gãy hai xương cẳng chân 17
1.5. Phương pháp điều trị gãy đầu dưới xương cẳng chân 20
1.5.1. Điều trị bảo tồn 20
1.5.2. Điều trị phẫu thuật 20
1.6. Đánh giá thời gian liền xương 27
1.6.1. Sinh lý liền xương 27
1.6.2. Tiêu chuẩn đánh giá liền xương 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 30
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 31
2.2.2. Cỡ mẫu. 31
2.2.3. Quy trình nghiên cứu. 31
2.3. Nội dung, các biến số, chỉ số nghiên cứu 32
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 32
2.3.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 33
2.4. Tiến hành mổ kết hợp đầu dưới xương chày bằng nẹp vít khóa. 35
2.4.1. Chuẩn bị bệnh nhân: 35
2.4.2. Phương pháp vô cảm 36
2.4.3. Chuẩn bị dụng cụ 36
2.4.4. Kỹ thuật mổ 36
2.4.5. Chăm sóc sau mổ 39
2.5. Cách đánh giá kết quả thăm khám và điều trị 40
2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá trên phim XQ: 40
2.5.2. Bảng đánh giá chức năng theo Johner và Wruhs: (Bảng 2.2) 41
2.6. Thu thập, phân tích và xử lý số liệu 41
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Đặc điểm chung 43
3.1.1. Tuổi 43
3.1.2. Giới 43
3.1.3. Vị trí ổ gãy 44
3.1.4. Nguyên nhân tai nạn 44
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cân lâm sàng. 45
3.2.1. Phân độ gãy xương 45
3.2.2. Tình trạng phần mềm cẳng chân trước phẫu thuật. 45
3.2.3. Tổn thương phối hợp 46
3.2.4. Thời gian trước mổ. 46
3.3. Đánh giá kết quả điều trị 47
3.3.1. Kết quả trong và sau mổ 47
3.3.2. Kết quả gần (ngay sau mổ) 48
3.3.3. Kết quả xa (sau 6 tháng) 50
3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của gãy kín đầu dưới xương chày 54
4.1.1. Đặc điểm chung 54
4.1.2. Kết quả phẫu thuật 57
4.2. Những đánh giá bước đầu về kết quả điều trị gãy đầu dưới xương chày bằng nẹp vít khóa 58
4.2.1. Nắn chỉnh ổ gãy theo giải phẫu: 58
4.2.2. Kết quả phục hồi chức năng 59
4.2.3. Kết quả liền xương 60
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị gãy đầu dưới xương chày bằng nẹp vít khóa 60
4.3.1. Mối liên quan giữa thời gian điều trị trước mổ và kết quả nắn chỉnh ổ gãy theo giải phẫu 60
4.3.2. Liên quan giữa nắn chỉnh ổ gãy và kết quả phục hồi chức năng. 61
4.3.3. Liên quan tuổi tác và kết quả điều trị 62
KẾT LUẬN 63
KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Biến số, chỉ số nghiên cứu 33
Bảng 2.2: Đánh giá kết quả nắn chỉnh theo giải phẫu dựa vào phim XQ theo Larson và Bostman – 1980 40
Bảng 3.1: Vị trí ổ gãy 44
Bảng 3.2. Phân độ gãy xương theo AO/ASIF 45
Bảng 3.3. Tình trạng phần mềm cẳng chân trước phẫu thuật 45
Bảng 3.4. Những tổn thương phối hợp 46
Bảng 3.5. Thời gian từ khi tai nạn đến lúc mổ 46
Bảng 3.6. Một số kỹ thuật mổ phối hợp 47
Bảng 3.7. Bó bột sau mổ 47
Bảng 3.8. Thời gian nằm viện 48
Bảng 3.9. Tình trạng nắn chỉnh ổ gãy theo tiêu chuẩn XQ 48
Bảng 3.10. Diễn biến tại vết thương 49
Bảng 3.11. Tình trạng vết mổ sau 3 tháng 49
Bảng 3.12. Đánh giá mức độ liền xương 50
Bảng 3.13. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng theo Johner và Wruhs 50
Bảng 3.14. Đánh giá sự liên quan giữa thời gian mổ sớm và kết quả nắn chỉnh ổ gãy 51
Bảng 3.15. Đánh giá liên quan giữa nắn chỉnh ổ gãy và kết quả PHCN 52
Bảng 3.16. Liên quan độ tuổi và kết quả liền xương (đánh giá sau 6 tháng) 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Minh (2003) “ Giải phẫu người” Tập 1, Nhà xuất bản Y học , tr 370 – 382
2. Nguyễn Quang Quyền (2001), “Bản dịch ATLAS giải phẫu người” tr 475 – 480
3. Đỗ Xuân Hợp (1976) “ Giải phẫu thực dụng Ngoại khoa chi trên và chi dưới” Nhà xuất bản Y học , tr 267 – 238
4. Bộ môn ngoại trường Đại học Y Hà Nội, “ Gãy xương hở”, Bệnh học Ngoại khoa tập 2 , Nhà xuất bản Y học, tr 149 – 158.
5. Dương Đình Toàn, Ngô Văn Toàn ( 2006), “ Trật khớp cổ chân, các hình thái giải phẫu”, Tạp chí ngoại khoa số 05 , tr 28 – 29
6. Nguyễn Đức Phúc, Phùng Ngọc Hòa, Nguyễn Quang Trung, Phạm Gia Khải (2010), “ Kỹ thuật mổ Chấn thương – Chỉnh hình” , Nhà xuất bản Y học , tr 62 – 115, tr 557 – 563
7. Đặng Kim Châu “ Điều trị gãy xương ở bệnh viện Việt Đức” , Hội nghị khoa học chấn thương chỉnh hình Việt Đức lần thứ nhất.
8. Nguyễn Đức Phúc (2004), “ Liền xương , liền gân và dây chằng” Chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản Y học ,tr 164 – 173
9. Muler M. E. , Nazarian S. , koch P . , Schaltzer J. “ Campell’s Operative Orthopaedics”, Vol. 3 pp 1634 – 1653
10. Bộ môn ngoại trường Đại học Y Hà Nội, “ Gãy xương cẳng chân” . Bệnh học Ngoại khoa . Tập 2 , nhà xuất bản Y học , tr 31 – 34.
11. Nguyễn lê Hoàng “ Điều trị phẫu thuật gãy thấp đầu dưới hai xương cẳng chân bằng đinh đàn hồi Metaizeu”, Luận văn chuyên khoa cấp 2
12. D.J.Redfern, S.U.Syed, S.J.M.Davies (2004). “Fracturesofthedistaltibia: minimally invasive plate osteosynthesis”, CareInjured35, pp 615-620.
13. Dagrenat D, Moncade N, Kemf, Parren(1988), “Effect of the dynamization of an interlocking nail in sheep tibial. Internal report of the labratory for experimental surgery” Davos, Switzeland.
14. Bộ môn ngoại trường Đại học Y Hà Nội, “ Gãy thân xương cẳng chân” . Bệnh học Ngoại khoa (nội dung ôn thi sau đại học), nhà xuất bản Y học, tr 185
15. McCann PA, Jackson M, Mitchell ST, Atkins RM. (2011), ” Complications of definitive open reduction and internal fixation of pilon fractures of the distal tibia “, Int Orthop;35(3):413-8
16. Nguyễn Đức Phúc (2004), “ Xương gãy chậm liền và không liền”, Nhà xuất bản Y học , tr 486 – 506
17. Zbigniew, Gugana, Arvind Nana Ronal W Lindsey (6/2001). Tibial intramedullary nail distal interlocking screw placement : Comparison fixation free – hand vesus distally – based targeting device techniques.
18. Helfet DL, Shonnard PY, Levine D, Borrelli J Jr(1997 )“Minimally invasive plate osteosynthesis of distal fractures of the tibia”..
19. Shretha D, Acharya BM, Shretha PM (2007) “ Minimally invasive plate osteosynthesis with locking compression plate for distal diametaphyseal tibia frature “
20. RakeshK. Gupta & Rajesh Kumar Rohilla & Kapil Sangwan & Vijendra Singh & SauravWalia(2010). “Locking plate fixation in distal metaphyseal tibial fractures: series of 79 patients”. International Orthopaedics (SICOT) 34:pp 1285-1290.
21. Lê Trung Tín, Nguyễn Đình Phú -BV Nhân dân 115 Thành phố Hồ Chí Minh ( 2011), “ Bước đầu úng dụng nẹp khóa luồn trong điều trị gãy kín đầu xa hai xương cẳng chân” . Báo cáo khoa học trên trang Web bệnh viện Chợ Rẫy thành phố HCM
22. C.Kretteck et al. Streess und Frankturheilung. Othopaed, 1995,24:416
23. Krettek, C.; Müller, M. & Miclau, T. (2001) “Evolution of minimally invasive plate osteosynthesis (MIPO) in the femur Injury”, Vol.32, Suppl.3, pp. SC14-23
24. De la Caffimiere et al. L. Osteosynthese cerntro medullaire flexible verouillee
25. Nguyễn Quang Long, Trần Văn Bé Bảy, Đỗ Phước Hùng, Lương Đình Lâm, Trịnh Xuân Lê, Cao Thỉ, Trần Minh Thông, Nguyễn Quốc Toàn, Trương Quang Tuấn (2000). “Khảo sát sự liền xương gãy được điều trị bằng nẹp tổ hợp cacbon” – Ngoại khoa số 2/2000 trang 24 – 31
26. Trần Hoàng Tùng (2006) “ Đánh giá kết quả điều trị gãy kín hai xương cẳng chân bằng kết hợp xương bằng nẹp vít ít xâm lấn tại bệnh viện Việt Đức”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện
27. Nguyễn Quốc Hùng (2013) “Đánh giá kết quả gãy kín phần ba dưới 2 xương cẳng chân bằng phương pháp đóng đinh sign có chốt ngang, mở ổ gãy tại bệnh viện Việt Đức”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2.
28. Nguyễn Lê Hoàng , Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Đắc Nghĩa, (2003) “ Kết quả bước đầu điều trị phẫu thuật gãy phức tạp đầu dưới hai xương cẳng chân bằng đinh dàn hồi Mestaizeau” ,Hội nghị khoa học Ngoại khoa thành phố Hà Nội lần thứ XXII tháng 11 – 2003
29. John J. Callaghan, MD et all (1999) “Pilon fractures” Orthopaedic Knowledge Update 6, AAOS Chapter 45 : pp.597- 612
30. Sakaki MH, Crocci AT, Zumiotti AV(2007), “Comparative study of the locked intramedullary nail and Ender pins in the treatment of tibial diaphyseal fractures”. CLINICS.;62(4): pp455-464.
31. Mario Ronga, Umile Giuseppe Longo, Nicola Maffulli, MS, (2010). “Minimally Invasive Locked Plating of Distal Tibia Fractures is Safe and Effective”, Clin OrthopRelatRes468: pp 975-982
Nguồn: https://luanvanyhoc.com