ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ XELOX SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY TRIỆT CĂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ XELOX SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY TRIỆT CĂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ XELOX SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY TRIỆT CĂN.Ung thư dạ dày (UTDD) có tỷ lệ mắc đứng thứ 5 và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trong các bệnh ung thư với trên một triệu ca mắc mới vào năm 2020 và 769000 ca tử vong trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc UTDD đứng thứ 4 trong số các bệnh ung thư (theo GLOBOCAN 2020).1 Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật triệt căn đã trở thành thường quy cho UTDD giai đoạn II, III. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bổ trợ khác nhau giữa các khu vực trên thế giới. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả vượt trội của hóa xạ trị so với hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật vét hạch D2.2,3 Nhiều phác đồ hóa chất có thể được lựa chọn như phác đồ 5FU, leucovorin, oxaliplatin, docetaxel (FLOT) trước và sau phẫu thuật;4 phác đồ capecitabine, oxaliplatin (XELOX);5 S-1;6 docetaxel và S-1 sau phẫu thuật vét hạch D2.7 Hiệu quả của phác đồ XELOX đã được chứng minh qua nghiên cứu pha 3, mang lại lợi ích sống thêm so với phẫu thuật đơn thuần, giảm nguy cơ tái phát 42% và giảm nguy cơ tử vong 34%.5 Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát sau hóa trị bổ trợ vẫn cao; với phác đồ XELOX là 26,7%;5 và phác đồ S-1 là 30,6%.


Bên cạnh đó, mỗi phương pháp điều trị có tác dụng không mong muốn khác nhau. Chính vì vậy, cần tìm thêm các yếu tố tiên lượng mới giúp cá thể hóa điều trị bổ trợ và các đích mới cho điều trị như HER2. Thuốc kháng HER2 (trastuzumab) kết hợp với hóa chất phác đồ XELOX mang lại kết quả rất hứa hẹn trong điều trị trước – sau phẫu thuật UTDD ở nghiên cứu pha 2.8
Giai đoạn TNM là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất, giúp định hướng điều trị. Tuy nhiên, đáp ứng điều trị và tiên lượng rất khác nhau giữa các bệnh nhân trong cùng giai đoạn. Ở giai đoạn II-III, hóa trị bổ trợ phác đồ XELOX cải thiện rõ rệt sống thêm so với phẫu thuật đơn thuần ở nhóm bệnh nhân đã có di căn hạch, trong khi nhóm không di căn hạch thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (HR=0,9; 95%CI=0,41-1,97).9 Điều này có thể do khác biệt về2 típ mô bệnh học cùng với các dấu ấn phân tử khác nhau trong từng típ mô bệnh học.10,11 Hiện nay, có một số tác giả đã đề cập đến phân nhóm phân tử như hệ thống bản đồ gen ung thư (TCGA) và nhóm nghiên cứu ung thư châu Á (ACRG).12,13 Phân loại mô bệnh học UTDD của Tổ chức Y tế thế giới năm 2019 đã đưa ra một số dấu ấn phân tử trong tiên lượng bệnh.14 Một số dấu ấn giúp dự đoán đáp ứng với hóa chất như protein sửa chữa ghép cặp sai ADN, bộc lộ p53, và Ki67.15-18
Ở Việt Nam, phác đồ XELOX là một trong những phác đồ hóa chất được chấp nhận cho điều trị bổ trợ bệnh nhân UTDD sau phẫu thuật vét hạch D2. Hiệu quả của XELOX ở bệnh nhân Việt Nam đã được báo cáo nhưng với số lượng ít và thời gian theo dõi không dài.19 Các yếu tố tiên lượng của UTDD cũng được xác định như tuổi, giới, vị trí u, kích thước u, típ mô bệnh học, mức độ biệt hóa. Một số nghiên cứu cũng đã xác định tỷ lệ bộc lộ của protein HER2, p53 trong UTDD.20-23 Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá vai trò của các yếu tố tiên lượng như bộc lộ protein sửa chữa ghép cặp sai ADN, bộc lộ HER2, p53, Ki67 ở bệnh nhân UTDD điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ XELOX.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ XELOX sau phẫu thuật ung thư dạ dày triệt căn” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ XELOX sau phẫu thuật triệt căn vét hạch D2 cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn pT3, N1-3, M0.
2. Phân tích một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch ảnh hưởng đến thời gian sống thêm của nhóm bệnh nhân trên

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN……………………………………………………………………… 3
1.1. Dịch tễ học ung thư dạ dày……………………………………………………………. 3
1.2. Chẩn đoán ung thư dạ dày …………………………………………………………….. 4
1.3. Đặc điểm mô bệnh học của ung thư dạ dày………………………………………. 6
1.4. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn II, III …………………………………………… 9
1.4.1. Điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày……………………………………………. 9
1.4.2. Điều trị hóa chất trong ung thư dạ dày…………………………………….. 11
1.4.3. Điều trị tia xạ trong ung thư dạ dày ………………………………………… 16
1.4.4. So sánh giữa hóa trị và hóa xạ trị bổ trợ…………………………………… 17
1.4.5. Vai trò của điều trị đích ………………………………………………………… 18
1.4.6. Các hướng nghiên cứu về điều trị bổ trợ đang được tiến hành trên thế
giới…………………………………………………………………………………………….. 19
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm ở bệnh nhân ung thư dạ
dày giai đoạn phẫu thuật được……………………………………………………………. 20
1.5.1. Một số đặc điểm lâm sàng …………………………………………………….. 20
1.5.2. Giai đoạn bệnh ……………………………………………………………………. 22
1.5.3. Đặc điểm mô bệnh học …………………………………………………………. 24
1.5.4. Tình trạng bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch……………………. 27
1.6. Các nghiên cứu ở Việt Nam về hóa trị bổ trợ, hóa mô miễn dịch trong
UTDD ……………………………………………………………………………………………. 30
1.6.1. Một số nghiên cứu về hóa trị bổ trợ………………………………………… 30
1.6.2. Các nghiên cứu về hóa mô miễn dịch ……………………………………… 31
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………….. 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………. 332.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………………. 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………….. 34
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………… 34
2.3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu………………………………………………. 35
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………. 40
2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin ………………………………………….. 45
2.6. Phân tích và xử lý số liệu…………………………………………………………….. 53
2.7. Sai số và khống chế sai số …………………………………………………………… 53
2.8. Đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………………………… 54
2.9. Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………….. 56
Chương 3. KẾT QUẢ…………………………………………………………………………. 57
3.1. Kết quả điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ XELOX ……………………………. 57
3.1.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu……………………………………. 57
3.1.2. Kết quả sống thêm của bệnh nhân hóa trị bổ trợ phác đồ XELOX.. 62
3.1.3. Một số tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX………….. 65
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm của bệnh nhân ……… 74
3.2.1. Liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và thời gian sống thêm.. 74
3.2.2. Liên quan giữa tình trạng di căn hạch và thời gian sống thêm……… 77
3.2.3. Liên quan giữa giữa đặc điểm mô bệnh học và thời gian sống thêm80
3.2.4. Liên quan giữa một số dấu ấn HMMD và thời gian sống thêm……. 85
3.2.5. Các yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm trong phân tích đa biến
………………………………………………………………………………………………….. 91
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 99
4.1. Kết quả điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ XELOX ……………………………. 99
4.1.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu……………………………. 99
4.1.2. Kết quả sống thêm của bệnh nhân hóa trị bổ trợ phác đồ XELOX 104
4.1.3. Tác dụng không mong muốn của phác đồ XELOX………………….. 1114.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm …………………………….. 119
4.2.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố lâm sàng …………………………………. 119
4.2.2. Ảnh hưởng của tình trạng di căn hạch …………………………………… 124
4.2.3. Ảnh hưởng của đặc điểm mô bệnh học………………………………….. 127
4.2.4. Ảnh hưởng của bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch…………… 132
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 138
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………….. 140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ XELOX SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY TRIỆT CĂN

Leave a Comment