Đánh giá kết quả điều trị mất răng loại Kenndy I và II bằng hàm khung có sử dụng khớp nối Preci
Luận án Đánh giá kết quả điều trị mất răng loại Kenndy I và II bằng hàm khung có sử dụng khớp nối Preci.Mất răng có nhiều nguyên nhân trong đó phần lớn là hậu quả của bệnh sâu răng và viêm quanh răng đặc biệt là ở người lớn tuổi. Mất răng cũng được coi là một khuyết tật ảnh hưởng đến ăn nhai, thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới mối quan hệ xã hội nghề nghiệp và chất lượng cuộc sống. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc ở Việt Nam của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội tiến hành nghiên cứu năm 2000 trên 3.384 đối tượng người lớn ở cả nông thôn và thành thị thì có trên 10% số người bị mất răng , kết quả về tình tình trạng số răng mất trung bình ở lứa tuổi trên 45 là 6,64 răng [1].
Mất răng loại I & II Kennedy l loại mất răng phổ biến và ảnh hưởng lớn nhất đến chức năng ăn nhai vì không có răng giới hạn phía xa nên trong các trường hợp này không thể làm cầu răng. Hàm khung là loại phục hình tháo lắp từng phần có nhiều ưu việt hơn so với hàm giả tháo lắp nền nhựa. Hàm khung chịu được sức nhai nhiều hơn, truyền lực nhai sinh lý một phần lên răng-chân răng-vùng quanh răng và xương, trong khi đó hàm nhựa tháo lắp truyền toàn bộ lực nhai lên lợi – sống hàm mất răng. Trong phục hình hàm khung vùng cổ răng và lợi viền cổ răng ở hàm khung được giải phóng do đó bệnh nhân dễ chịu hơn, có cảm giác như nhai trên răng thật.
Tuy nhiên trong các trường hợp mất răng loại Kennedy I và II, hàm khung có thể có những lực tác động ảnh hưởng xấu lên răng trụ cũng như sống hàm vùng mất răng. Vì vậy việc phác họa khung sườn và thiết kế các phương tiện lưu giữ trong điều trị phục hình hàm khung là rất quan trọng.
Thiết kế lưu giữ của hàm khung phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của khớp nối,móc và các phương tiện lưu giữ khác để hạn chế và loại bỏ các lực xoắn lên răng trụ cũng như sự phân bố lực nhai trên răng trụ và trên sống hàm.
Hàm khung thông thường được thiết kế phần lưu giữ là móc, trong các trường hợp này nhược điểm của móc là: kém thẩm mỹ đặc biệt là ở nhóm răng trước, sau một thời gian sử dụng móc dễ bị biến dạng nên khả năng lưu giữ giảm, gây mắc thức ăn làm sâu răng trụ mang móc…
Để khắc phục phần nào các hạn chế trên khi thiết kế khung, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hệ thống khớp nối (attachment) thay thế móc để kết hợp với khung. Hệ thống các khớp nối chính xác này bao gồm hai phần đó là phần âm được gắn vào hàm giả và phần dương được gắn vào răng trụ mang khớp nối. Sự cải tiến này mang lại hiệu quả thẩm mỹ hơn so với răng mang móc thông thường, có thể hấp thu lực đối kháng để bảo vệ răng trụ. Một số các liên kết ngoài thân răng còn có tác dụng chuyển lực tác động từ trụ đỡ qua phần mềm và xương thông qua nền của hàm giả. Phần lớn các công trình nghiên cứu tại Việt Nam về hàm khung với móc đúc như: Phạm Lê Hương [2], Nguyễn Thị Minh Tâm [3],Trần Bình Minh [4], Tống Minh Sơn [5]… cho thấy hàm khung cũng gây ra một số tác động đến tổ chức răng miệng còn lại như là:
thẩm mỹ, lưu giữ, vấn đề tiêu xương vùng răng trụ và sống hàm. Trong tất cả các nguyên cứu về hàm khung tại Việt Nam chưa thấy có nghiên cứu nào đề cập đến sự kết hợp của hàm khung và các khớp nối.
Để nghiên cứu về sự ảnh hưởng của hàm khung với tổ chức răng miệng còn lại và hiệu quả của phục hình hàm khung có sử dụng khớp nối Preci chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị mất răng loại Kenndy I và II bằng hàm khung có sử dụng khớp nối Preci”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, Xquang nhóm bệnh nhân mất răng Kennedy I và II có chỉ định làm hàm khung.
2. Đánh giá kết quả điều trị mất răng Kennedy I và II bằng hàm khung có sử dụng khớp nối Preci.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Thái Thông, Trƣơng Uyên Thái (2014). Nhận xét đặc điểm lâm sàng của răng trụ trên phục hình hàm khung có kết hợp khớp nối Preci trong mất răng Kennedy I và II. Tạp chí Y học Việt Nam (424) số 2, tr 183 – 89.
2. Phạm Thái Thông (2015), Đánh giá kết quả điều trị phục hình bằng hàm khung trên bệnh nhân mất răng Kennedy I và II có sử dụng khớp nối Preci, Tạp chí Y học thực hành (986) số 11, 181 – 84.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………….. ………………………….. ………………………….. ……………………. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ………………………….. ………………………….. ………………………….. …. 4
1.1. Phân loại mất răng: có nhiều cách phân loại mất răng …………………… 4
1.1.1. Phân loại mất răng theo Kourliansky …………………………………….. 4
1.1.2. Phân loại mất răng theo Kennedy …………………………………………. 4
1.1.3. Phân loại mất răng theo Kennedy có bổ xung bởi Applegate …… 5
1.2. Phục hình hàm khung ………………………………………………………………… 6
1.2.1. Lịch sử phục hình hàm khung ………………………………………………. 7
1.2.2. Hợp kim đúc khung …………………………………………………………….. 8
1.2.3. Các thành phần cấu tạo của hàm khung ……………………………….. 10
1.2.4. Khớp nối với hàm khung …………………………………………………… 17
1.3. Các loại khớp nối ngoài thân răng Preci …………………………………….. 21
1.3.1. PreciClix ………………………………………………………………………….. 22
1.3.2. Khớp nối Preci Vertix ……………………………………………………….. 23
1.4. Chỉ định phục hình hàm khung kết hợp với khớp nối Preci ………….. 23
1.4.1. Yêu cầu của hàm khung …………………………………………………….. 23
1.4.2. Yêu cầu về răng trụ mang khớp nối. ……………………………………. 25
1.4.3. Lựa chọn khớp nối Preci trong phục hình hàm khung mất răng
Kennedy I và II ………………………………………………………………… 26
1.4.4. Chỉ định của răng trụ mang khớp nối ………………………………….. 28
1.4.5. Sự tác động của phục hình hàm khung mất răng Kennedy I và II
lên các cấu trúc sinh học. …………………………………………………… 30
1.4.6. Tác dụng của song song kế và càng nhai trong hàm khung ……. 31
1.5. Các nghiên cứu về hàm khung tại Việt Nam và trên thế giới ………… 33
1.5.1. Các nghiên cứu về hàm khung tại Việt nam. ………………………… 33
1.5.2. Một số nghiên cứu về hàm khung kết hợp với khớp nối ………… 35
Chƣơng 2: ĐỐI T ƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………….. 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………… 39
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu nghiên cứu ………………………………….. 39
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………. 39
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu …………………………………………………. 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………. 40
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………… 40
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu ……………………………………………………………. 40
2.3.3. Kỹ thuật thu thập thông tin ………………………………………………… 40
2.4. Bảng các biến số nghiên cứu…………………………………………………….. 63
2.5. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………….. 66
2.6. Các mẫu phiếu thu thập số liệu: Số liệu được ghi bằng hệ thống mã số
vào phiếu in sẵn của mẫu bệnh án nghiên cứu. ……………………………. 66
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………… 66
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………….. ………………………….. ………. 66
3.1. Đặc điểm lâm sàng, Xquang nhóm bệnh nhân mất răng Kennedy I và
II có chỉ định làm hàm khung ……………………………………………………. 66
3.1.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu………………………………………… 66
3.1.2. Thiết kế khung …………………………………………………………………. 80
3.2.Kết quả điều trị mất răng Kennedy I và II bằng hàm khung có sử dụng
khớp nối Preci …………………………………………………………………………. 84
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ………………………….. ………………………….. ………………………….. …… 98
4.1. Đặc điểm lâm sàng, Xquang nhóm bệnh nhân nghiên cứu …………… 98
4.1.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu………………………………………… 98
4.1.2. Đặc điểm về nguyên nhân mất răng …………………………………….. 99
4.1.3. Lý do làm hàm khung ……………………………………………………… 100
4.1.4.Tiền sử sử dụng hàm giả, hoặc phục hình cố định ……………….. 100
4.1.5. Thời gian mất răng ………………………………………………………….. 101
4.1.6. Tình trạng vệ sinh răng miệng ………………………………………….. 101
4.1.7. Tình trạng mất răng …………………………………………………………. 102
4.1.8. Tình trạng các răng được chọn làm răng trụ mang khớp nối … 104
4.1.9. Đặc điểm về khớp cắn của nhóm đối tượng nghiên cứu ………. 107
4.1.10. Tình trạng sống hàm mất răng ………………………………………… 108
4.1.11. Tình trạng các răng còn lại……………………………………………… 108
4.2. Thiết kế khung ……………………………………………………………………… 109
4.2.1. Kiểu thanh nối chính………………………………………………………… 109
4.2.2. Phương tiện lưu giữ …………………………………………………………. 110
4.2.3.Vật giữ gián tiếp ………………………………………………………………. 112
4.2.4. Kiểu nâng đỡ ………………………………………………………………….. 113
4.2.5. Kiểu yên hàm khung ……………………………………………………….. 114
4.2.6. Hợp kim đúc khung …………………………………………………………. 114
4.3. Hiệu quả của càng nhai trong lên răng …………………………………….. 115
4.4. Hiệu quả phục hồi chức năng và thẩm mỹ của hàm khung …………. 116
4.4.1. Sự lưu giữ của hàm khung ……………………………………………….. 116
4.4.2. Khớp cắn ……………………………………………………………………….. 118
4.4.3. Sự thích nghi của bệnh nhân đối với hàm khung ………………… 119
4.4.4. Phục hồi chức năng ăn nhai ……………………………………………… 120
4.4.5. Phục hồi chức năng thẩm mỹ ……………………………………………. 121
4.4.6. Sự hài lòng của bệnh nhân ……………………………………………….. 123
4.5. Sự ảnh hưởng của hàm khung lên răng và tổ chức quanh răng của các
răng còn lại ……………………………………………………………………………. 123
4.5.1.Tổ chức cứng của răng ……………………………………………………… 123
4.5.2. Tổ chức quanh răng, độ lung lay răng trụ và các răng còn lại .. 124
4.5.3. Ảnh hưởng hàm khung lên sống hàm ………………………………… 128
KẾT LUẬN ………………………….. ………………………….. ………………………….. …………………… 133
KIẾN NGHỊ ………………………….. ………………………….. ………………………….. …………………… 135
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI C ỦA LUẬN ÁN ………………………….. …………………….. 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com