ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U SỌ HẦU TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U SỌ HẦU TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Luận văn ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT U SỌ HẦU TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC.U sọ hầu (craniopharyngiomas) là loại u biểu mô vảy lành tính ít gặp, phát triển chậm, nằm phần lớn ở vùng hố yên và trên yên, quanh tuyến yên và cuống tuyến yên [1], [3], [10], [16], [40], [43], [51].

U sọ hầu (USH) có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành, chiếm 3 – 4% u nội sọ. Tỷ lệ mới mắc được phát hiện 0,5 – 2 ca/ 1 triệu dân/ năm; tỷ lệ gặp ở hai giới tương đương nhau [26], [32]. U sọ hầu có nguồn gốc từ túi Rathke, cấu trúc thường bao gồm phần đặc, có các mảnh canxi và nang dịch nhầy chứa tinh thể cholesterol. U sọ hầu gây nên các triệu chứng về mắt, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, béo phì, đái tháo nhạt và dậy thì muộn [35]. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hình ảnh cộng hưởng từ (CHT) hay cắt lớp vi tính (CLVT) thông qua triệu chứng lâm sàng gợi ý. Điều trị chính bằng phẫu thuật, thường phải kết hợp với điều trị nội tiết hỗ trợ trước và sau phẫu thuật ở một số bệnh nhân. U thường tái phát tại chỗ, xâm lấn vào các cấu trúc thần kinh quan trọng xung quanh nó nếu không cắt bỏ hoàn toàn [32], [40].
Đây là khối u lành tính nên để việc điều trị có kết quả tốt phải lấy bỏ hết khối u mà không làm tổn thương tuyến yên, cuống tuyến yên và các cấu trúc quan trọng xung quanh. Nhưng bản chất khối u thường dính chặt và xâm lấn vào các cấu trúc quan trọng này nên việc cắt bỏ hết khối u mà không gây ra các biến chứng là điều rất khó khăn. Chọn đường mổ và phương pháp mổ từ lâu được các nhà phẫu thuật thần kinh bàn bạc và đang còn tranh cãi nhiều như đường mổ qua đường mổ sọ; đường mổ dưới trán, trán hai bên, trán thái dương, qua não thất… và đường mổ hiện đang được nghiên cứu, áp dụng nhiều là qua xoang bướm, qua xoang bướm mở rộng, đặc biệt áp dụng nội soi
1
vào đường mổ qua mũi xoang bướm được nhiều tác giả áp dụng do tỷ lệ thành công cao và biến chứng thấp [35], [46]. Cùng với sự phát triển các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, các dụng cụ phẫu thuật nội soi nền sọ ngày càng hoàn thiện làm cho cuộc mổ thuận lợi hơn, sử dụng đường mổ qua xoang bướm mở rộng đã thay đổi hẳn chiến thuật điều trị phẫu thuật những khối u khó tiếp cận. Nguy cơ lớn nhất mổ u sọ hầu qua nội soi là rò dịch não tủy ngày nay đã được nghiên cứu điều trị, sử dụng các vật liệu chống rò trong mổ đã được áp dụng cho nên các biến chứng này đã được hạn chế rất nhiều [5], [12], [23], [29].
Tại Việt Nam, phẫu thuật u sọ hầu được thực hiện chủ yếu tại một số trung tâm lớn, thường qua đường mổ sọ trán hai bên, trán thái dương hay trán dưới. Việc ứng dụng phẫu thuật nội soi qua xoang bướm để lấy u sọ hầu mới được đưa vào và cũng chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ lâu dài về chẩn đoán và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật lấy u sọ hầu. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:
1.    Mô tả một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh u sọ hầu được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức, từ ngày 19/08/2013 đến hết ngày 31/05/2013.
2.    Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại Bệnh viện Việt Đức. hình ảnh khác biệt so với các loại u nội sọ khác, có thể chẩn đoán được trước mổ. Do đó cần nâng cao hiểu biết về loại u này cho các cán bộ y tế các tuyến để có thể chẩn đoán sớm, tư vấn cho bệnh nhân và chỉ định điều trị hợp lý.
2. Phẫu thuật lấy hết u rất khó khăn và để lại nhiều di chứng khó hồi phục vì vậy cần nghiên cứu với số lượng bệnh nhân đủ lớn và theo dõi trong thời gian dài hơn để đưa ra những kết luận chính xác về loại u này. 
TIẾNG VIỆT:
1.     Nguyễn Kim Chung (2013), ” ‘Phẫu thuật thần kinh”, nhà xuất bản y học, tr177-196.
2.    Phạm Thị Minh Đức (2007), “Sinh lý học’”, nhà xuất bản y học, tr295- 325.
3.    Đồng Văn Hệ (2013), ” Phẫu thuật thần kinh”, nhà xuất bản y học, tr205-212.
4.    Kiều Đình Hùng và CS (2013), ” Đái tháo nhạt sau phẫu thuật u sọ hầu””, y học thực hành, (891+892), tr171-173.
5.    Kiều Đình Hùng và CS (2013), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội””, y học thực hành, tr174-177.
6.    Lý Ngọc Liên (2013), ” Phẫu thuật thần kinh”, nhà xuất bản y học, tr197-204.
7.    Trịnh Văn Minh (2010), “Giải phẫu người – hệ thần kinh – hệ nội tiết””, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, (3), tr38-49.
8.    Trịnh Văn Minh (2010), “Giải phẫu người – hệ thần kinh – hệ nội tiết””, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, (3), tr487-516.
9.     Đào Văn Phan (2012), ” cDược lý học lâm sàng””, nhà xuất bản y học, tr599-636.
10.    Lê Xuân Trung và CS (2010), ” Bệnh học phẫu thuật thần kinh”, nhà xuất bản y học, tr172-187.
11.     Trần Quang Vinh (2013), “Đái tháo nhạt sau phẫu thuật u sọ hầu””, y học thực hành, (891+892), tr66-69.
 ĐẶT VẤN ĐỀ    1

Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Lịch sử chẩn đoán và điều trị u sọ hầu    3
1.2.     Giải phẫu hố yên xoang bướm    5
1.3.     Giải phẫu bệnh u sọ hầu    7
1.4.    Dịch tễ học    11
1.5.    Chẩn đoán u sọ hầu    11
1.6.    Phân loại u sọ hầu    16
1.7.    Điều trị u sọ hầu    18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    25
2.1    Đối tượng nghiên cứu    25
2.2    Phương pháp nghiên cứu    25
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu    26
2.4    Phương pháp xử lí số liệu    33
2.5    Đạo đức nghiên cứu    33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    34
3.    Đặc điểm chung    34
3.1    Tuổi và giới    34
3.2    Triệu chứng lâm sàng    35
3.3    Đặc điểm cận lâm sàng    39
3.4    Kết quả sớm phẫu thuật u sọ hầu    46
3.5    kết quả xa sau mổ    51
3.6    Liên quan một số yếu tố đến kết quả phẫu thuật    53
Chương 4: BÀN LUẬN    56
4.    Đặc điểm chung    56
4.1    Tuổi và giới    56
4.2    Triệu chứng lâm sàng    56
4.3    Kết quả sớm phẫu thuật u sọ hầu    61
KẾT LUẬN    69
KIẾN NGHỊ    71
TÀI LIỆU THAM KHẢO    
PHỤ LỤC    
DANH SÁCH BỆNH NHÂN      
Bảng 2.1 : Đánh giá lâm sàng trước và sau mổ theo thang điểm Karnofsky    28
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi    34
Bảng 3.2: Tiền sử dẫn lưu não thất – ổ bụng    35
Bảng 3.3: Tiền sử điều trị USH    35
Bảng 3.4: Chẩn đoán trước mổ    36
Bảng 3.5: Các triệu chứng tăng áp lực nội sọ trước mổ    37
Bảng 3.6: Triệu chứng về nội tiết trước mổ    37
Bảng 3.7: Triệu chứng về mắt trước mổ    38
Bảng 3.8: Triệu chứng khác trước mổ    38
Bảng 3.9: Hội chứng lâm sàng của USH    38
Bảng 3.10: Điểm Karnofsky khi bệnh nhân đến viện    39
Bảng 3.11: Đặc điểm u sọ hầu trên CLVT và CHT    39
Bảng 3.12: Phân bố USH theo vị trí trên CHT    41
Bảng 3.13: Hiệu ứng chèn ép cấu trúc xung quanh của u    42
Bảng 3.14: Mức độ ngấm thuốc trên CHT    43
Bảng 3.15: Tín hiệu T1, T2 trên CHT    43
Bảng 3.16: Hormone LH trước và sau mổ    43
Bảng 3.17: Hormone FSH trước và sau mổ    44
Bảng 3.18: Hormone Prolactine trước và sau mổ    44
Bảng 3.19: Hormone Estradiol trước và sau mổ    44
Bảng 3.20: Hormone Testosterol trước và sau mổ    45
Bảng 3.21: Mức độ giảm hormone trước mổ và sau mổ trên mỗi bệnh nhân.45
Bảng 3.22: So sánh bất lực và Testosterol trước mổ (n=13)    46
Bảng 3.23: Cách thức phẫu thuật với tiền sử mổ USH    46
Bảng 3.24: Cách thức phẫu thuật với vị trí USH    47
Bảng 3.25: Đánh giá tiền sử mổ USH với khả năng lấy u trong mổ    47
Bảng 3.26: So sánh đặc điểm u trên CLVT, CHT và trong mổ    48
Bảng 3.27: Vị trí u trên CHT và biến chứng đái tháo nhạt sớm sau mổ    48
Bảng 3.28: Vị trí u trên CHT và biến chứng RL điện giải sớm sau mổ    49
Bảng 3.29: Liên quan biến chứng sau mổ hay gặp và mức độ lấy u    49
Bảng 3.30: Di chứng sau mổ    51
Bảng 3.31: Kết quả mổ lấy u trên CLVT và CHT    52
Bảng 3.32: Liên quan mức độ lấy u và kết quả phẫu thuật (n=33)    53
Bảng 3.32: Liên quan kích thước u trên MRI trước mổ và kết quả phẫu thuật     55 
Hình 1.1: Ảnh cắt ngang qua giao thoa thị giác    5
Hình 1.2: Ảnh cắt dọc qua tuyến yên xoang bướm    6
Hình 1.3: USH dạng u men bào    9
Hình 1.4: USH dạng u nhú tế bào gai    10
Hình 1.5: Ảnh USH thể hỗn hợp sau mổ thu được    10
Hình 1.6: Phân loại USH theo mức độ xâm lấn vào não thất    17
Hình 3.1: Tính chất u trên CLVT    40
Hình 3.2: Tính chất u trên CHT    40
Hình 3.3: Vị trí u trên CHT    41-42
Hình 3.4: Biến chứng tụ máu ngoài màng cứng sau mổ USH    50
Hình 3.5: USH trong yên, trên yên, não thất III: Trước và sau mổ lấy u toàn bộ
    54
Hình 3.6: USH trong và trên yên, trước và sau mổ lấy u gần toàn bộ    54

Leave a Comment