Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não đột biến EGFR bằng Erlotinib có hoặc không kết hợp xạ trị toàn não
Luận văn Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não đột biến EGFR bằng Erlotinib có hoặc không kết hợp xạ trị toàn não.Ung thư phổi là một ung thư thường gặp nhất ở nhiều nước trên thế giới và là nguyên nhân phổ biến gây tử vong trên toàn cầu, ước tính có 1,59 triệu người chết chiếm 27% số ca tử vong do ung thư nói chung. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC (Globocan 2012) ước tính có khoảng 1,8 triệu trường hợp mới mắc trong năm 2012 chiếm 12,9% tổng số các loại ung thư, trong đó 58% xảy ra ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, thống kê năm 2010 cho thấy ung thư phổi có xu hướng tăng nhanh, tỷ lệ mắc đứng hàng thứ nhất, và tử vong đứng hàng thứ hai ở nam giới[1].
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi hiện nay còn khá cao. Hàng năm số người tử vong luôn gần bằng với số người mới mắc. Tại Mỹ, trong năm 2010 có khoảng 222.520 ca mới mắc, và 157.300 ca tử vong do ung thư phổi. Do ở giai đoạn sớm triệu chứng bệnh thường nghèo nàn và không đặc hiệu, nên có khoảng 2/3 số bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn muộn rất khó khăn, các phương pháp điều trị toàn thân được áp dụng với mong muốn kéo dài thời gian sống, giảm nhẹ triệu chứng, việc duy trì và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh là ưu tiên hàng đầu[1].
Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới, ung thư phổi được chia làm hai nhóm chính dựa trên đặc điểm mô bệnh học là ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN), trong đó UTPKTBN chiếm 80-85%[3].
Hơn 10 năm qua, các bằng chứng khoa học đã nhận thấy việc sử dụng hóa trị truyền thống dường như đã đạt hiệu quả đến mức cao nhất có thể trong điều trị UTPKTBN, cụ thể thời gian sống thêm không vượt quá 12 tháng. Ngoài ra, thuốc hóa chất vấp phải vấn đề về thiếu tính chọn lọc đặc hiệu trên
từng cá thể. Việc sử dụng những thuốc này thường bị hạn chế bởi nhiều tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng tới liều và liệu trình điều trị. Do vậy, cá thể hóa điều trị với những thuốc chuyên biệt hơn dựa trên cơ chế sinh học phân tử của ung thư với ít tác dụng phụ hơn là những hướng đi mới trong điều trị bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng [5], [6].
Với sự nâng cao hiểu biết về con đường dẫn truyền tín hiệu tế bào, các đích phân tử đã được nhắm tới trong điều trị, làm thay đổi đáng kể tiên lượng của nhiều loại ung thư, trong đó có UTPKTBN. Trong các thử nghiệm lâm sàng lớn, việc điều trị các tác nhân ức chế Tyrosine Kinase (TKIs) như Erlotinib tác động vào thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR-Epidermal Grow Factor Receptor) ở những trường hợp có đột biến gen EGFR cho kết quả về sống không tiến triển bệnh cao hơn một cách có ý nghĩa so với hóa trị liệu [2],[3],[4],[5]. Từ vài năm trở lại đây, ngày càng nhiều bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR được tiếp cận các TKIs trong đó có Erlotinib để điều trị bước 1 đã cho kết quả khả quan [6]. Trong trường hợp có di căn não, các TKIs là lựa chọn đầu tiên nếu có đột biến EGFR bởi phần lớn tác nhân hóa trị không qua được hàng rào máu não. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy hiệu quả của Erlotinib khi điều trị đơn lẻ hoặc phối hợp với các phương pháp điều trị tại vùng như xạ trị toàn não, xạ phẫu, phẫu thuật,…[7],[8]. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu trong nước đề cập đến kết quả điều trị của Erlotinib với đối tượng bệnh nhân này. Vì lý do đó, chúng ta tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não đột biến EGFR bằng Erlotinib có hoặc không kết hợp xạ trị toàn não” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có đột biến EGFR.
2. Đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ học ung thư phổi, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 3
1.1.1. Dịch tễ học ung thư phổi 3
1.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ: 3
1.2. Chẩn đoán ung thư phổi di căn não 4
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng: 4
1.2.2. Các triệu chứng cận lâm sàng của ung thư phổi di căn não: 7
1.2.3. Chẩn đoán xác định 19
1.2.4. Chẩn đoán giai đoạn 19
1.3. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ 22
1.3.1. Các phương pháp điều trị cho các giai đoạn 22
1.3 2. Các phương pháp điều trị cho ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não 23
1.3.3. Một số nghiên cứu về các thuốc ức chế Tyrosine Kinase sử dụng điều trị trong UTPKTBN giai đoạn tiến xa. 27
1.3.4. Thuốc sử dụng trong nghiên cứu Erlotinib 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.2. Thiết kế nghiên cứu 32
2.3. Địa điểm nghiên cứu 33
2.4. Thời gian nghiên cứu 33
2.5. Cách chọn mẫu 33
2.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu: 33
2.6.1. Các thông tin trước điều trị 33
2.6.2. Các thông tin về điều trị 36
2.6.3. Đánh giá kết quả 36
2.7. Phương pháp thu thập số liệu: 40
2.8. Xử lý số liệu 40
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu: 41
2.10. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nhóm nghiên cứu 43
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 43
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 47
3.2. Kết quả điều trị 51
3.2.1. Đặc điểm về phương pháp điều trị 51
3.2.2. Đánh giá đáp ứng điều trị 52
3.2.3. Đánh giá thời gian sống thêm không tiến triển 57
3.2.4. Đánh giá thời gian sống thêm toàn bộ 63
3.3. Tác dụng không mong muốn 65
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên da, niêm mạc 65
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hóa 66
3.3.3. Tác dụng không mong muốn trên hệ huyết học 66
3.3.4. Tác dụng không mong muốn trên gan, thận, phổi 67
Chương 4: BÀN LUẬN 68
4.1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 68
4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới của nhóm nghiên cứu 68
4.1.2. Đặc điểm về tiền sử hút thuốc 69
4.1.3. Đặc điểm tiền sử mắc các bệnh lý phối hợp 70
4.1.4. Đặc điểm chỉ số toàn trạng trước điều trị 71
4.1.5. Đặc điểm lý do vào viện 71
4.1.6. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp 72
4.1.7. Đặc điểm hình ảnh 74
4.1.8. Đặc điểm mô bệnh học 77
4.1.9. Đặc điểm về đột biến gen EGFR 77
4.2. Đánh giá kết quả điều trị 78
4.2.1. Đặc điểm phương pháp điều trị 78
4.2.2. Đánh giá đáp ứng điều trị 79
4.2.3. Thời gian sống thêm không tiến triển 81
4.2.4. Thời gian sống thêm toàn bộ 83
4.3. Tác dụng không mong muốn 84
4.3.1. Tác dụng phụ trên da 84
4.3.2. Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa 86
4.3.3. Tác dụng phụ trên hệ huyết học 87
4.3.4. Tác dụng phụ trên gan, thận, phổi 87
KẾT LUẬN 88
KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO