Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017

Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017

Luận văn Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017.Vàng da sau sinh là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là ở trẻ sơ sinh non tháng. Phần lớn các trường hợp vàng da sơ sinh là sinh lý, tuy nhiên, khi nồng độ bilirubin trong máu cao quá mức sẽ trở thành bệnh lý, có thể gây tổn thương hệ thần kinh dẫn đến tử vong trong giai đoạn cấp hoặc để lại di chứng nặng nề sau này [31]. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ vàng da ở trẻ sơ sinh tăng bilirubin trực tiếp (TT) do viêm gan hoặc tắc mật, còn vàng da ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do tăng bilirubin gián tiếp (GT).


Tại các nước Âu – Mỹ, tỉ lệ vàng da tăng bilirubin GT bệnh lý chiếm 4- 5% tổng số trẻ sơ sinh, ở châu Á khoảng 14-16% [23]. Hằng năm ở Mỹ có khoảng 60-70% trong tổng số 4 triệu trẻ sơ sinh có triệu chứng vàng da trên lâm sàng [21]. Nghiên cứu của Wong năm 2013 ở Malaysia, tỉ lệ vàng da sơ sinh bệnh lý chiếm 16,4% [40]. Ở Việt Nam, theo Cam Ngọc Phượng vàng da sơ sinh gặp ở 50% trẻ đẻ đủ tháng và gần 100% trẻ non tháng [13]. Tại Viện Nhi Trung ương năm 2002 có 17,9% trẻ sơ sinh vào viện vì vàng da tăng bilirubin GT trong đó có 28,2% trẻ phải điều trị thay máu và 61,2% trẻ bị tổn thương thần kinh [1]. Biến chứng nguy hiểm nhất của vàng da tăng bilirubin GT là vàng da nhân não. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 gặp 147 trường hợp vàng nhân não nhưng đến năm 1997 là 238 trường hợp [15].
Có nhiều phương pháp điều trị vàng da tăng bilirubin GT nhưng liệu pháp ánh sáng là phương pháp đơn giản, an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng và đã cứu sống được nhiều bệnh nhân vàng da tăng bilirubin GT cũng như tránh phải thay máu. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đều chỉ ra rằng việc chiếu đèn sớm ngay khi phát hiện vàng da tăng bilirubin GT bệnh lý có kết quả cao và giảm được tỉ lệ thay máu [4,16]. Nghiên cứu của Tạ Thị Ánh Hoa và cộng sự (Cs) (năm 1976) về áp dụng điều trị vàng da tăng bilirubin GT ở trẻ sơ sinh bằng chiếu đèn cho kết quả khả quan [6]. Năm 2001, Ngô Minh Xuân đã nghiên cứu hiệu quả của hệ thống đèn tự tạo tại Bệnh viện Từ Dũ mang lại hiệu quả rõ rệt [15]. Năm 2008, Bùi Thị Thùy Dương nghiên cứu về hiệu quả điều trị vàng da tăng bilirubin GT bằng đèn Rạng đông ánh sáng xanh ở trẻ sơ sinh đủ tháng tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện
 
Nhi Trung ương cho thấy tỉ lệ chiếu đèn thành công là 100% [4]. Năm 2009, Nguyễn Đình Học đánh giá hiệu quả của phương pháp chiếu đèn cho tỉ lệ thành công lên đến 87,8 % [5].
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, hàng năm nhận điều trị hàng ngàn trẻ sơ sinh, trong đó có số lượng lớn trẻ vàng da tăng bilirubin GT, phương pháp chiếu đèn đã được áp dụng từ khá lâu và là phương pháp điều trị vàng da chính, tại đây vẫn chưa thực hiện được kỹ thuật thay máu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách hệ thống, toàn diện về kết quả điều trị của phương pháp này. Do vậy, để đánh giá kết quả điều trị cũng như nâng cao chất lượng điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017” nhằm hai mục tiêu:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh tại Đơn nguyên Sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.
2.    Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp bằng liệu pháp ánh sáng tại Đơn nguyên Sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Lý do vào viện    23
Bảng 3.2. Phân bố theo giới tính và tuổi thai    24
Bảng 3.3. Tiền sử sản khoa và sau sinh    24
Bảng 3.4. Tuổi xuất hiện vàng da trung bình theo sự bất đồng nhóm máu    24
Bảng 3.5. Tuổi xuất hiện vàng da trung bình theo tuổi thai    25
Bảng 3.6. Tỉ lệ tác dụng phụ    29
Bảng 3.7. Thời gian chiếu đèn trung bình theo hai nhóm bất đồng và không bất đồng nhóm máu    30
Bảng 3.8. Thời gian chiếu đèn trung bình theo tuổi thai    30
Bảng 3.9. Thời gian chiếu đèn trung bình theo nhóm trẻ vàng da đơn thuần và nhóm trẻ có bệnh kèm theo    30
Bảng 3.10. Thời gian chiếu đèn trung bình theo cân nặng của trẻ    31
Bảng 3.11. Thời gian chiếu đèn trung bình với nồng độ bilirubin máu ban  đầu
…………………………………………………………………………………………………………. 31
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh    3
1.1.1.    Định nghĩa    3
1.1.2.    Cơ chế bệnh sinh vàng da tăng bilirubin gián tiếp    3
1.1.2.1.    Chuyển hóa bilirubin    3
1.1.2.2.    Sự hình thành bilirubin    4
1.1.2.3.    Các dạng tồn tại của bilirubin trong huyết tương    6
1.1.2.4.    Sự tiếp nhận bilirubin của tế bào gan    6
1.1.2.5.    Sự bài tiết bilirubin vào đường mật và đường ruột    6
1.1.3.    Nguyên nhân vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh    6
1.1.3.1.    Vàng da do tăng tan vỡ hồng cầu    6
1.1.3.2.    Thiếu hoặc rối loạn chức năng các enzym kết hợp    7
1.1.3.3.    Một số nguyên nhân khác    7
1.1.4.    Yếu tố nguy cơ vàng da tăng bilirubin gián tiếp    8
1.1.5.    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng vàng da tăng bilirubin gián tiếp    8
1.1.5.1.    Lâm sàng    8
1.1.5.2.    Cận lâm sàng    9
1.1.6.    Điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh    10
1.1.6.1.    Liệu pháp ánh sáng (chiếu đèn)    10
1.1.6.2.    Điều trị thuốc    12
1.1.6.3.    Thay máu    12
1.1.6.4.    Điều trị nguyên nhân    13
 
1.1.7.    Tiên lƣợng    13
1.2.    Sơ lƣợc các nghiên cứu đã đƣợc tiến hành về điều trị vàng da tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh    13
1.2.1.    Nghiên cứu trên Thế giới    13
1.2.2.    Nghiên cứu tại Việt Nam    14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    16
2.1.    Đối tƣợng nghiên cứu    16
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    16
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    16
2.2.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    16
2.3.    Phƣơng pháp nghiên cứu    16
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    16
2.3.2.    Cỡ mẫu và cách chọn mẫu    16
2.3.3.    Sơ đồ nghiên cứu    18
2.3.4.    Tiến hành nghiên cứu    18
2.3.5.    Biến số nghiên cứu    20
2.3.6.    Theo dõi điều trị    21
2.3.7.    Sai số và cách khống chế sai số    22
2.3.8.    Xử lý và phân tích số liệu    22
2.4.    Đạo đức nghiên cứu    22
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    23
3.1.    Đặc điểm trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin gián tiếp    23
3.1.1.    Đặc điểm chung    23
3.1.2.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    24
3.2.    Kết quả điều trị    29
 
3.3.    Một số yếu tố liên quan đến thời gian chiếu đèn trung bình    30
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN    32
4.1.    Đặc điểm trẻ sơ sinh vàng da tăng bilirubin gián tiếp    32
4.1.1.    Đặc điểm chung    32
4.1.2.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    33
4.2.    Kết quả điều trị và tác dụng phụ    35
4.3.    Một số yếu tố liên quan đến thời gian chiếu đèn trung bình    36
KẾT LUẬN    38
1.    Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng    38
2.    Kết quả điều trị    38
KIẾN NGHỊ    39
TÀI LIỆU THAM KHẢO    40
PHỤ LỤC    44

 

Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017

Leave a Comment