ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ RUỘT NON BẰNG NỘI SOI RUỘT NON BÓNG KÉP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ RUỘT NON BẰNG NỘI SOI RUỘT NON BÓNG KÉP

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ RUỘT NON BẰNG NỘI SOI RUỘT NON BÓNG KÉP
Nguyễn Hoài Nam1,2, Đào Văn Long2
1 Trung tâm Tiêu hoá – Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nội soi ruột non bóng kép (NSRNBK) là kĩ thuật mới được áp dụng tại Việt Nam để điều trị xuất huyết tiêu hoá (XHTH) đại thể tại ruột non (RN). Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ áp dụng kĩ thuật, tỷ lệ cầm máu thành công và tỷ lệ chảy máu tái phát của NSRNBK can thiệp ở bệnh nhân (BN) XHTH đại thể tại RN. Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu. Kết quả: nghiên cứu trên 84 BN XHTH tại RN. Có 29/84 BN (34,5%) được cầm máu qua (nội soi) NS với 2 kĩ thuật cầm máu chính là kẹp clip (51,5%) và điện đông (39,4%). Kết quả 100% cầm máu thành công sau can thiệp NS, trong đó 6 BN cầm máu tạm thời được chuyển phẫu thuật điều trị triệt căn và 23 BN ổn định ra viện. Theo dõi dọc 23 BN điều trị bằng can thiệp NS trong thời gian trung bình 160,6 ± 86,5 tuần, có 4/23 BN (17,4%) chảy máu tái phát. Kết luận: can thiệp cầm máu qua NSRNBK là kĩ thuật được áp dụng để điều trị XHTH đại thể tại RN có hiệu quả.

Xuất huyết tiêu hoá (XHTH) đại thể tại ruột non  (RN)  là  bệnh  hiếm  gặp.  Nội  soi  ruột  non bóng kép (NSRNBK) là phương pháp ra đời năm 2001  đã  giúp  chẩn  đoán  bệnh  và  điều  trị  cho một số tổn thương phù hợp [1]. Hiện nay, cầm máu qua nội soi (NS) được chỉ định cho các bất thường  mạch  máu  nhỏ  hoặc  tổn  thương  đang chảy máu hoặc lộ điểm mạch, nhờ đó giúp bệnh nhân (BN)không phải phẫu thuật, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ BN bị chảy máu tái phát, theo y văn từ 20 –46% [2],[3],[4]. NSRNBK mới được áp dụng tại Việt Nam từ 2014 và cho đến hiện nay, chưa  có  nghiên  cứu  nào  đánh  giá  kết quả  áp dụng của kĩ thuật này để cầm chảy máu cho tổn thương tại RN. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với  mục tiêu: xác định tỷ lệ áp dụng kĩ thuật, tỷ lệ cầm máu thành công và tỷ lệ chảy máu tái phát của NSRNBK can thiệp ở bệnh nhân (BN) XHTH đại thểtại RN.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứu Tiêu  chuẩn  chọn  BN:các  BN  được  chẩn đoán XHTH đại thể tại RN bằng NSRNBK có phát hiện tổn thương nằm ở đoạn RN từ dưới papilla cho đến hết hồi tràng. Các tổn thương này được coi  là  nguyên nhân gây chảy máu RN khi đáp ứng được 1 trong 3 tiêu chuẩn dưới đây:1.Tổn thương có dấu hiệu chảy máu khi làm NSRNBK,  hoặc  trên  chụp  cắt  lớp  vi  tính  hoặc phẫu thuật.  2.Tổn thương có dấu hiệu mới chảy máu đã tạm  cầm  như  có  cục  máu  đông  bám,  lộđiểm mạchhoặc   có  máu ởđoạn  RN  quanh  tổn thương. 3.Tổn thương đã cầm  chảy máu, đáp ứng tiêu  chuẩn là nguyên nhân XHTH xác định  của Shinozaki và CS.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment