MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG NGỪNG TUẦN HOÀN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG NGỪNG TUẦN HOÀN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG NGỪNG TUẦN HOÀN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Lại Thuỳ Thanh1, Ngô Anh Vinh1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng ngừng tuần hoàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 102 trẻ được xác định ngừng tuần hoàn. Kết quả: Nhóm dưới 1 tuổi thường gặp nhất (43,1%). Ngừng tuần hoàn chủ yếu xảy ra tại khoa cấp cứu và hồi sức cấp cứu (chiếm 49,0% và 43,1%). Tỉ lệ ngừng tuần hoàn nội viện cao hơn so với ngoại viện (68,6% với 31,4%). Trong các bệnh lý gây ngừng tuần hoàn, nguyên nhân do tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất (22,6%), tiếp theo là bệnh nhiễm khuẩn nhất (20,6%) và hô hấp (17,7%). Kết luận: Ngừng tuần hoàn thường xảy ra ở nhóm dưới 1 tuổi và chủ yếu gặp ở khoa cấp cứu và hồi sức cấp cứu. Bệnh lý tim mạch, nhiễm khuẩn và hô hấp là các nguyên nhân thường gặp gây ngừng tuần hoàn.

được định nghĩa là “sự đình chỉ hoạt động cơ học của tim, xác định bằng cách không sờ thấy mạch trung tâm, không có phản ứng và ngừng thở”. Ở trẻ em, ngừng tuần hoàn xảy ra khoảng2-6% số trẻ nhập khoa hồi sức cấp cứu [1]. Theo Atkins và cộng sự, tỉ lệ ngừng tuần hoàn ngoại viện gặp khoảng 8-9 trẻ trên 100,000 trẻ [2].Ngừng tuần hoàn để lại những hậu quả nặng nề với tỉ lệ tử vong caovà di chứng thần kinh do thiếu oxy. Ở trẻ em,có khoảng 2/3trường hợptử vong sau cấp cứu ngừng tuần hoàn và tỉ lệ sống sót khi ra viện chỉ chiếm khoảng 33,2% [3], [4]. TheoMelaku  Bimerew  và  cộng sự,  có khoảng 1/3 trẻ sống sót sau cấp cứu ngừng tuần hoàn có di chứng thần kinh [1]. Vì thế, ngừng tuần hoàn đòi hỏiphải tiến hành xử trí khẩn cấpvàd đúng phác đồ.Trong cấp cứu ngừng tuần hoàn, ngoài việc nắm vững quy trình xử trí cần biết được các đặc điểm lâm sàng liên quan đến ngừng tuần hoàn để có thể nhận biết sớm và tiến hành cấp cứu kịp  thời.  Điều  này  sẽ  góp  phần  cải  thiện  tỉ  lệ sống sót và giảm thiểu di chứng thần kinh ở trẻ em. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:“Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng ngừng tuần hoàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương”.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment