ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ KIẾN THỨC CHĂM SÓC BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ KIẾN THỨC CHĂM SÓC BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ KIẾN THỨC CHĂM SÓC BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH.Đái tháo đường là một bệnh mạn tính có xu hướng ngày càng tăng. Theo WHO năm 1985 toàn thế giới có 30 triệu người mắc ĐTĐ, ước tính đến năm 2010 có khoảng 215,6 triệu người bị ĐTĐ. Dự kiến đến năm 2030 con số này sẽ tăng thành 400 triệu người. ĐTĐ được coi là một trong ba bệnh có tốc độ gia tăng nhanh nhất thế giới [1]. 
ĐTĐ gây ra rất nhiều các biến chứng, một trong số các biến chứng chiếm tỷ lệ rất cao là biến chứng loét bàn chân. Theo một thông báo của WHO tháng 3 – 2005 cho thấy có tới 15% số người bị bệnh ĐTĐ có bệnh lý bàn chân, 20% số người nhập viện do loét bàn chân. Trong số đó có 40 – 70% phải cắt cụt chân không do chấn thương [2]

Loét bàn chân là một trong những biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, được khởi đầu từ những vết thương rất đơn giản nhưng do lơ là thiếu chăm sóc mới tạo nên vết loét. Khi xuất hiện loét bàn chân thì việc chăm sóc trở nên khó khăn, tốn kém và kết quả điều trị thường không khả quan, dẫn đến hoại tử bàn chân và phải cắt cụt chân bệnh nhân. Đây là một gánh nặng cho người bệnh, gia đình người bệnh, cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và nguồn lực của hệ thống y tế. Trong khi đó những biến chứng ở bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường có thể hạn chế, phòng ngừa được nếu người bệnh có kiến thức và tự chăm sóc đôi bàn chân của mình. Với những bệnh nhân đã có tổn thương bàn chân nếu đươc chăm sóc và điều trị đúng có thể giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ phải cắt cụt. Nguy cơ bị cắt cụt chân của người bệnh đái tháo đường có thể giảm từ 49% đến 85% nếu có những biện pháp phòng ngừa đúng, giáo dục cho người bệnh biết cách tự chăm sóc [3]. Vấn đề điều trị và kiểm soát tốt đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường quan trọng bao nhiêu thì việc phòng ngừa các biến chứng, nhất là biến chứng loét bàn chân đái tháo đường càng trở nên cấp thiết bấy nhiêu.
Các hiệp hội về đái tháo đường trên thế giới đã đưa ra các chương trình phòng chống loét bàn chân đái tháo đường và đã có rất nhiều nghiên cứu về kiến thức cũng như hiệu quả giáo dục người bệnh về kiến thức chăm sóc đôi bàn chân của mình trên thế giới. Tại Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu can thiệp về dự phòng chống loét bàn chân đái tháo đường được thực hiện trên bệnh nhân ĐTĐ.
Là một trong những khoa lâm sàng trực thuộc bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Ninh, khoa Điều trị ngoại trú đái tháo đường chuyên điều trị và tư vấn cách chăm sóc cho các bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, khoa chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Đánh giá kết quả giáo dục sức khỏe về kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2018 với 2 mục tiêu sau:
1.     Mô tả kiến thức chăm sóc bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường trước và sau tiến hành giáo dục sức khoẻ.
2.     Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Các khái niệm    3
1.1.1. Định nghĩa ĐTĐ    3
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ    3
1.1.3. Định nghĩa bàn chân đái tháo đường    3
1.2. Dịch tễ học    4
1.2.1. Trên thế giới    4
1.2.2. Tại Việt Nam    5
1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của loét bàn chân ĐTĐ    6
1.3.1. Bệnh lý thần kinh ngoại biên    6
1.3.2. Tổn thương mạch máu    7
1.3.3. Nhiễm trùng    7
1.3.4. Nguyên nhân khác    7
1.4. Triệu chứng của biến chứng bàn chân đái tháo đường    8
1.4.1. Các loại vết loét    9
1.4.2. Phân độ bàn chân theo wagner và Meggit    10
1.5. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành chăm sóc bàn chân ĐTĐ đã được thực hiện    11
1.5.1. Trên thế giới    11
1.5.2. Tại Việt Nam    12
1.6. Hậu quả của loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường    12
1.7. Các biện pháp làm giảm biến chứng bàn chân    14
1.7.1. Kiểm soát đường máu, huyết áp    14
1.7.2. Kiến thức tự chăm sóc    16
1.8. Một số nghiên cứu hiệu quả chương trình giáo dục về kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh tiểu đường    18
1.9. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về tự chăm sóc loét bàn chân    22
1.9.1. Giới    22
1.9.2. Tuổi    23
1.9.3. Thời gian mắc bệnh    23
1.9.4. Tôn giáo    24
1.9.5. Trình độ học vấn    24
1.9.6. Nghề nghiệp    25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu    26
2.1.1. Đối tượng    26
2.1.2. Địa điểm    26
2.1.3. Thời gian nghiên cứu    26
2.2. Phương pháp nghiên cứu    26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    26
2.2.2. Cỡ mẫu    26
2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin:    27
2.2.4. Biến số nghiên cứu    29
2.2.5. Kế hoạch thu thập thông tin    29
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:    30
2.4. Đạo đức nghiên cứu    30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.    32
3.1.1. Kiến thức chăm sóc bàn chân trước giáo dục sức khỏe    37
3.2. Kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh trước và sau can thiệp giáo dục và một số yếu tố liên quan    38
3.2.1. Tỉ lệ NB tham gia nghiên cứu trả lời đúng từng câu hỏi về chăm sóc bàn chân    38
3.2.2. Kết quả kiến thức chăm sóc bàn chân trước và sau can thiệp    41
3.2.3. Một số yêu tố liên quan đến kiến thức chăm sóc bàn chân của BN ĐTĐ    42
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    44
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    44
4.1.1. Tuổi    44
4.1.2. Giới    45
4.1.3. Trình độ học vấn    46
4.1.4. Thời gian mắc bệnh    47
4.1.5. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu    47
4.2. Kiến thức chăm sóc của người bệnh trước và sau can thiệp giáo dục và một số yếu tố liên quan    48
4.2.1. Kết quả kiến thức trước và sau khi giáo dục sức khỏe    48
4.2.2. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức CSBC của ĐTNC    56
KẾT LUẬN    59
KHUYẾN NGHỊ    61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment