Đánh giá kết quả nuôi ăn sớm qua ống thông dạ dày ở bệnh nhân sau phẫu thuật tại bệnh viện tim Hà Nội
Đánh giá kết quả nuôi ăn sớm qua ống thông dạ dày ở bệnh nhân sau phẫu thuật tại bệnh viện tim Hà Nội
Nguyễn Thị Huệ, Lê Văn Hiếu
Tóm tắt: Chăm sóc dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân nằm viện đặc biệt bệnh nhân sau phẫu thuật, thở máy. Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu một số đặc điểm nuôi ăn qua ống thông dạ dày ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim – mạch và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu qua đường tiêu hóa ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim – mạch tại đơn vị Hồi Sức Ngoại – Bệnh viện Tim Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả 100 bệnh nhân phẫu thuật tim được nuôi ăn qua ống thông dạ dày sớm 6 giờ sau phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 1 tháng 4 đến 31 tháng 8 năm 2019. Đánh giá khả năng hấp thu và các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hấp thu qua dạ dày sau phẫu thuật 6 giờ. Kết quả: tỉ lệ nam giới là 48%, tuổi trung bình là 54,4 ± 14,5 tuổi, BMI <18,5 chiếm 25%. Tỉ lệ dùng thuốc vận mạch là 46%, an thần là 27% Tỉ lệ chướng bụng và nôn là 13%, không có tai biến, biến chứng liên quan tới nuôi ăn qua ống thông sớm. Yếu tố liên quan đến chỉ số tồn dư (giảm hấp thụ) là sử dụng thuốc an thần và thở máy. Kết luận: Nuôi ăn sớm qua ống thông dạ dày ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim là an toàn, khả thi và có thể thực hiện được.
Chăm sóc dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân nằm viện đặc biệt bệnh nhân sau phẫu thuật, thở máy. Hội chuyển hóa và dinh dưỡng châu Âu đã cảnh báo, suy dinh dưỡng (SDD) bệnh viện vẫn là vấn đề lớn và cần đặc biệt quan tâm. Trên thế giới, tỉ lệ SDD trong bệnh viện ở mức 20 -50%. Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm nay đã có nhiều nghiên cứu khảo sát tình trạng dinh dưỡng tại nhiều bệnh viện, kết quả cho thấy tỉ lệ SDD bệnh viện của nước ta vào khoảng 30 -60%.SDD làm tăng nguy cơ các biến chứng như nhiễm khuẩn, viêm phổi, chậm liền vết mổ, suy hô hấp, giảm sức cơ, hạn chế vận động, làm kéo dài thời gian nằm viện do đó làm tăng chi phí điều trị. Hiệp hội Hồi sức tích cực (SCCM) và Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ASPEN)cho rằng ngườibệnh bị bệnh nặng nên được hỗ trợ dinh dưỡng tĩnh mạch càng sớm càng tốt, ngay sau khi nhập viện hồi sức tích cực. Tuy nhiên cũng không ít những bằng chứng khoa học về những bất lợi do dinh dưỡng tĩnh mạch gây ra. Kafazentzos và cộng sự đã thực hiện nuôi dưỡng người bệnh viêm tụy cấp theo cả 2 phương pháp: đường ruột và tĩnh mạch.Theo đó, việc nuôi dưỡng bằng đường ruột được dung nạp tốt mà không có tác dụng phụ đối với người bệnh. Nuôi ăn qua ống thông dạ dày là một biện pháp hữu hiệu khi bệnh nhân không thể ăn được đường miệng nhưng chức năng đường tiêu hóa hoạt động bình thường. Đây là một phương pháp an toàn, chi phí thấp ít gây biến chứng so với nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, giúp bảo vệ chức năng đường ruột, ngăn ngừa teo niêm mạc dạ dày-ruột, duy trì hệ vi khuẩn bình thường, ngăn ngừa sự di chuyển vi khuẩn từ ruột vào máu và nhiễm trùng bắt nguồn từ ruột. Ăn qua ống thông là một chỉ định phổ biến tại khoa Hồi Sức. Tại khoa Hồi Sức Ngoại, chúng tôi áp dụng cho bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dầy sớm 6 giờsau phẫu thuật.Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có tình trạng một số bệnh nhân hấp thu qua đường tiêu hóa chưa đạt như mong muốn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu tìm hiểu một số đặc điểm nuôi ăn qua ống thông dạ dày ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim mạch và cácyếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu qua đường tiêu hóa ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim
Từ khóa
Nuôi ăn đường tiêu hóa, dinh dưỡng, thở máy
##plugins.themes.bootstrap3.article.details##
Tài liệu tham khảo
1. Ngô Thị Lan Anh (2016). Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi ăn qua ống thông ở bệnh nhân thở máy tại bệnh viên đa khoa tỉnh Thái Bình.
2. Nguyễn Duy Hiếu (2016). Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai
3. Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Nhật Minh (2013). Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên Năm 2012. Tạp chí Y học thực hành trang 3-6.
4. Chu Thị Tuyết (2015). Hiệu quả dinh dưỡng toàn diện cho bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng – tiêu hóa mổ có chuẩn bị tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai năm 2013, Luận án Tiến sĩ Y học, Hà Nội, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương
5. Trần Văn Tập (2008), Chế độ ăn trong một số bệnh ngoại khoa, Dinh dưỡng lâm sàng, Bộ môn Dinh dưỡng, HVQY, NXB Quân đội Nhân Dân, tr 97-100.
6. Trần Minh Đạo (2011), Dinh dưỡng bệnh lý, NXB Y học, Hà Nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com