Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amidan bằng dao mổ điện cao tần đơn cực tại bệnh viện huyện Yên Phong Bắc Ninh

Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt amidan bằng dao mổ điện cao tần đơn cực tại bệnh viện huyện Yên Phong Bắc Ninh

Luận văn y họcĐánh giá kết quả phẫu thuật cắt amidan bằng dao mổ điện cao tần đơn cực tại bệnh viện huyện Yên Phong Bắc Ninh.Viêm amidan là viêm khu trú ở tổ chức amidan khẩu cái, bệnh lý có thể tiến triển cấp tính hay mạn tính, đây là bệnh lý thường gặp trong lâm sàng, theo thống kê của bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh, viêm amidan chiếm 21% trong các bệnh tai mũi họng [5], [19], còn theo BrittK. Erckson [39] viêm amidan chiếm 45%. Viêm amidan có thể gây biến chứng tại chỗ:áp-xe, viêm tấy, lân cận như viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa, hay biến chứng xa tại tim, thận, khớp [21],[13].

Cắt amidan là một trong những phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất được thực hiện trên toàn thế giới trong chuyên ngành TMH,ở Mĩ có khoảng 500.000 – 530.000 ca mỗi năm, được thực hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi [41],[60],ở Việt Nam chiếm 24,7% trong các phẫu thuật TMH [6].
Tuy là một phẫu thuật phổ biến nhưng cắt amidan cũng có thể gây ra các biến chứng trong và sau mổ như chảy máu trong và sau mổ, nhiễm trùng hốc mổ, đau sau mổ thậm chí có thể tử vong,theo Phạm Trần Anh tỉ lệ chảy máu sau cắt amidan là 2,16% [1] , và Lê Hoàng Hiền,Bùi xuân Thái tỉ lệ là 4,38% [9]. Canada Agency tỉ lệ là 1%-7% [36], và Richard Schmidt,MD tỉ lệ là 3,4% [52].
Hạn chế hay gặp của các phương pháp cắt amidan là vấn đề chảy máu trong và sau mổ, đau sau mổ, thời gian hồi phục kéo dài.
Có nhiều phương pháp cắt amidan, mỗi phương pháp phẫu thuật cắt amidan đều có những ưu điểm nổi trội tuy nhiên cũng còn một số khuyết điểm nhất định.Việc tìm cách khắc phục những hạn chế này là điều rất cần thiết. Khi ứng dụng một kỹ thuật mới vào điều trị, vấn đề người thầy thuốc quan tâm là làm sao giảm được lượng máu mất, rút ngắn thời gian phẫu thuật cũng như thời gian phục hồi, giảm tỷ lệ biến chứng, nâng cao chất lượng2 cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật[16].
Hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã ứng dụng nhiều phương pháp cắt amidan:
Phương pháp kinh điển: bằng dụng cụ Sluder – Ballanger, thòng lọng.
Ưu điểm: hồi phục nhanh, giá thành thấp, đầu tư ban đầu ít, dễ sử dụng.
Nhược điểm: dễ sót tổ chức amidan hoặc tổn thương xung quanh, chảy máu trong mổ nhiều…
Phương pháp hiện đại như: bằngdao điện cao tần lưỡng cực (Bipolar), Laser, Coblation, dao siêu âm (Ultrassound – Harmonic Skalpel)… Ưu điểm: thời gian phẫu thuật ngắn, ít chảy máu trong mổ. Nhược điểm: chi phí cao, đầu tư ban đầu lớn, khó bảo quản dụng cụ…
Phương pháp phẫu thuật cắt amidan bằng dao kim điện đơn cực (Monopolar microdissection needle) được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1997 [33],Việt Nam áp dụng vào khoảng những năm 2000. Do có ưu thế trong giảm thời gian và lượng máu mất khi phẫu thuật, dễ thực hiện và chi phí thấp nên đã trở thành phương pháp phổ biến ở nhiều địa phương.
Tại bệnh viện huyện Yên Phong chúng tôi đã bắt đầu triển khai áp dụng phương pháp này. Qua thời gian đầu triển khai, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá kết quả phẫu thuât cắt amidan bằng dao mổ điện cao tần đơn cực tại bệnh viện huyện Yên Phong Bắc Ninh”Nhằm đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật này. Do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của viêm amidan mãn tính có chỉ định phẫu thuật
2. Đánh giá kết quả của phương pháp cắt amidan bằng dao điện cao tần đơn cực tại Bệnh viện huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh năm 2018- 2019

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………….1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………….3
1.1. Lịch sử nghiên cứu ………………………………………………………………………3
1.1.1. Thế giới …………………………………………………………………………………..3
1.1.2.Trong nước……………………………………………………………………………….4
1.2. Những nét chính về đặc điểm giải phẫu amidan………………………………..6
1.2.1. Vòng waldeyer …………………………………………………………………………6
1.2.2. Giải phẫu và chức năng của Amidan ……………………………………………6
1.3. Bệnh học viêm amidan ……………………………………………………………….14
1.3.1. Nguyên nhân viêm amidan ……………………………………………………….14
1.3.2. Biểu hiện lâm sàng viêm amidan có chỉ định phẫu thuật………………..14
1.4. Các phương pháp cắt amidan……………………………………………………….19
1.4.1. Các phương pháp cắt amidan cổ điển …………………………………………19
1.4.2. Các phương pháp cắt amidan hiện đại ………………………………………..20
1.5. Tình hình thực trạng phẫu thuật cắt amidan tại bệnh viện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh ………………………………………………………………………………………..25
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………26
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………26
2.1.2. Thời gian nghiên cứu:………………………………………………………………26
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: ………………………………………………………………26
2.1.4. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ………………………………………………………26
2.1.5. Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………………………..26
2.2.Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………..26
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………….262.2.2. Phương tiện nghiên cứu……………………………………………………………26
2.2.3. Các bước tiến hành ………………………………………………………………….28
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu………………………………………………………………29
2.2.5. Xử lý số liệu …………………………………………………………………………..35
2.3. Đạo đức nghiên cứu……………………………………………………………………35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………36
3.1. Đặc điểm lâm sàng viêm amidan mãn tính …………………………………….36
3.1.1. Đặc điểm chung………………………………………………………………………36
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng ………………………………………………………………37
3.2. Kết quả phẫu thuật cắt amidan bằng dao điện cao tần đơn cực ………….41
3.2.1. Thời gian phẫu thuật………………………………………………………………..41
3.2.1. Thời gian phẫu thuật………………………………………………………………..41
3.2.2. Lượng máu mất khi phẫu thuật ………………………………………………….41
3.2.3. Các tai biến và biến chứng trong phẫu thuật ……………………………….42
3.2.4. Mức độ đau sau mổ: ………………………………………………………………..43
3.2.5. Đánh giá tình trạng tiến triển của hốc amidan sau phẫu thuật. ………..43
3.2.6 Thời gian hồi phục……………………………………………………………………44
3.2.7. Chi phí cuộc mổ ……………………………………………………………………..45
Chương 4 BÀN LUẬN …………………………………………………………………….46
4.1. Đặc điểm lâm sàng viêm amidan mạn tính có chỉ định phẫu thuật…………46
4.1.1. Đặc điểm chung …………………………………………………………………………… 46
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng viêm amidan có chỉ định phẫu thuật ……………….. 47
4.1.3. Triệu chứng cận lâm sàng ……………………………………………………………… 50
4.2.Chỉ định cắt amidan…………………………………………………………………….51
4.3. Kết quả phẫu thuật cắt amidan bằng dao điện đơn cực …………………….52
4.3.1. Thời gian phẫu thuật………………………………………………………………..52
4.3.2. Lượng máu mất khi phẫu thuật: …………………………………………………54
4.3.3.Các tai biến và biến chứng trong phẫu thuật …………………………………554.3.4. Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật ………………………………………….57
4.3.5. Đánh giá tình trạng tiến triển của hốc mổ amidan sau phẫu thuật ……58
4.3.6.Thời gian hồi phục……………………………………………………………………59
4.3.7. Giá thành phẫu thuật………………………………………………………………..61
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………….62
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………..64
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………65
PHIẾU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………….73
DANH SÁCH BỆNH NHÂN…………………………………………………………….7

DANH MUC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi…………………………………………………36
Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới ………………………………………………..36
Bảng 3.3. Triệu chứng cơ năng thường gặp ………………………………………….37
Bảng 3.4. Tỷ lệ các triệu chứng thực thể khi soi họng ……………………………38
Bảng 3.5. Tỷ lệ các thể amidan…………………………………………………………..38
Bảng 3.6. Các mức độ quá phát amidan……………………………………………….39
Bảng 3.7. Đối chiếu giữa mức độ quá phát amidan và lứa tuổi ………………..39
Bảng 3.8. Số lượng bạch cầu trước mổ………………………………………………..40
Bảng 3.9. Chỉ định cắt Amidan ………………………………………………………….40
Bảng 3.10 Tỉ lệ phân bố thời gian cắt ………………………………………………….41
Bảng 3.11 Tỉ lệ lượng máu mất khi phẫu thuật ……………………………………..41
Bảng 3.14 Đánh giá tình trạng tiến triển của hốc amidan sau phẫu thuật …..43

DANH MUC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Giải phẫu amidan…………………………………………………………………7
Hình 1.2: Vùng amidan và các khoang quanh họng……………………………….10
Hình 1.3: Hệ động mạch cấp máu cho amidan………………………………………11
Hình 1.4: Các tĩnh mạch của amidan khẩu cái ………………………………………12
Hình 1.5. Áp-xe quanh amidan…………………………………………………………..14
Hình 1.6: Hình ảnh viêm amidan mạn tính quá phát………………………………16
Hình 1.7: Bộ cắt amidan bằng sluder…………………………………………………..19
Hình 1.8: Bộ cắt amidan bằng thòng lọng……………………………………………20
Hình 1.9 Dao điện cao tần …………………………………………………………………22
Hình 1.10 Dao siêu âm ………………………………………………………………………23
Hình hệ 1.11 Hệ thống laser CO2……………………………………………………….24
Hình 1.12. Phẫu thuật cắt amidan bằng coblation …………………………………..25
Hình 2.1 Dao kim điện cao tần …………………………………………………………..27
Hình 2.2 Bộ phẫu thuật dao điện cao tần ……………………………………………..27
Hình 2.3. Đánh giá theo thang điểm đau Wong- Baker…………………………..33
Hình 2.4. Đánh giá theo thang điểm đau VAS. ……………………………………..3

Leave a Comment