Đánh giá kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên
Đánh giá kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên.Sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhất trong các vị trí sỏi trên đường tiết niệu [1]. Điều trị sỏi thận nhiều viên dù đã có nhiều tiến bộ, vẫn đang là thách thức với các nhà tiết niệu. Phẫu thuật mở lấy sỏi thận chỉ còn chiếm tỷ lệ dưới 10% tại các nước phát triển. Đây là loại phẫu thuật có tính sang chấn cao với nguy cơ gặp những tai biến và biến chứng nặng.
Tại Việt Nam, do tính chất sỏi thận phức tạp, bệnh nhân thường đến điều trị muộn nên tỷ lệ bệnh sỏi thận cần phải điều trị bằng mổ mở vẫn cao. Ngoài nguy cơ chảy máu do phải rạch nhu mô thận hay rách các cổ đài, thì tỷ lệ sót sỏi sau mổ cao cũng còn là thách thức của các phẫu thuật viên tiết niệu.
Tỷ lệ sót sỏi trong mổ mở lấy sỏi thận được thống kê phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sỏi dao động 10-40% [2]. Trần Văn Hinh, Hoàng Mạnh An và cộng sự, sau mổ mở lấy sỏi san hô và nhiều viên là 47,22%. Huỳnh Văn Nghĩa (2010), trong phẫu thuật lấy sỏi san hô và nhiều viên tỷ lệ sót sỏi là 17% [2], [3], [4].
Tỷ lệ sót sỏi trong điều trị sỏi thận bằng các phương pháp ít sang chấn cũng không nhỏ. Trên thực tế tỷ lệ sót sỏi trong tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung là 53,5%, trong lấy sỏi thận qua da là 33% [5]. Vì vậy có nhiều tác giả khuyên dùng nội soi niệu quản ngược dòng để kiểm tra lấy hết sỏi vụn sau tán sỏi ngoài cơ thể và lấy sỏi qua da [6].
Để hạn chế tình trạng sót sỏi trong các phẫu thuật can thiệp điều trị sỏi thận, nhất là đối với sỏi thận nhiều viên, nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu sử dụng và cải tiến nhiều đường mở bể thận nhu mô thận hay sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ khác nhau nhằm mục đích lấy hết sỏi, hạn chế tổn thương nhu mô và mạch máu thận như: ứng dụng xquang, siêu âm hay nội soi trong mổ, ứng dụng các chất đông sinh học. Kết quả thu được qua các nghiên cứu tuy có nhiều khích lệ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn [4], [7].
Những nghiên cứu tiếp tục nhằm hạn chế tỷ lệ sỏi sót sau mổ luôn là vấn đề bức thiết hiện nay. Đặc biệt ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận nhiều viên, phức tạp còn cao, phẫu thuật mổ mở lấy sỏi còn chiếm một vị trí quan trọng [3], [4].
Kỹ thuật nội soi ống mềm mới được ứng dụng trong tán sỏi thận từ đầu thế kỷ 21, đã nhanh chóng chứng tỏ nhiều ưu điểm trong tán sỏi tiết niệu. Nội soi thận bằng ống soi mềm hỗ trợ trong mổ mở điều trị sỏi thận nhiều viên là một kỹ thuật hiện đại có ưu điểm cho phép tiếp cận sỏi trong các đài thận mà không cần mở nhu mô thận, vì vậy vừa làm giảm tỷ lệ sót sỏi đồng thời tăng bảo tồn nhu mô thận. Các nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này còn đang trong giai đoạn đầu và chưa nhiều.
Vì vậy đề tài nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi thận bằng ống soi mềm hỗ trợ trong mổ mở lấy sỏi thận nhiều viên là cần thiết để đánh giá tính khả thi cũng như hiệu quả ứng dụng thực tế của phương pháp. Trong hoàn cảnh như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu thận liên quan tới phẫu thuật 3
1.1.1. Hình thể chung của thận 3
1.1.2. Giải phẫu đài bể thận liên quan đến phẫu thuật 4
1.1.3. Giải phẫu mạch máu liên quan đến phẫu thuật 5
1.2. Phân loại sỏi thận 9
1.3. Các phương pháp điều trị sỏi thận 10
1.3.1. Tán sỏi ngoài cơ thể 11
1.3.2. Lấy sỏi thận qua da đơn trị và phối hợp với tán sỏi ngoài cơ thể 12
1.3.3. Phẫu thuật mở điều trị sỏi thận 13
1.4. Các đường mở bể thận trong phẫu thuật mở lấy sỏi thận 15
1.4.1. Mở bể thận mặt trước lấy sỏi 17
1.4.2. Mở bể thận mặt sau lấy sỏi 17
1.4.3. Đường mở bể thận theo chiều ngang 18
1.4.4. Đường mở bể thận theo chiều dọc 18
1.4.5. Mở bể thận trong xoang có vén rốn thận 19
1.5. Các nghiên cứu hạn chế sót sỏi trong phẫu thuật mở điều trị sỏi thận 21
1.5.1. Sử dụng Xquang trong mổ 22
1.5.2. Ứng dụng siêu âm trong mổ 23
1.5.3. Nội soi trong mổ 24
1.6. Một số kết quả ứng dụng ống soi mềm và laser Holmium trong điều trị sỏi thận 26
1.6.1. Sơ lược lịch sử và sự phát triển của ống soi mềm 26
1.6.2. Kết quả ứng dụng nội soi ống mềm trong điều trị sỏi thận 27
1.6.3. Vai trò của Laser Homium trong điều trị 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh 33
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.2. Công thức tính cỡ mẫu 34
2.4. Nội dung nghiên cứu 36
2.4.1. Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng 36
2.4.2. Ghi nhận các đặc điểm cận lâm sàng 37
2.4.3. Quy trình kỹ thuật mổ mở lấy sỏi thận qua đường mở bể thận đơn thuần và sử dụng ống soi mềm kiểm soát trong mổ 42
2.5. Cơ sở đạo đức của nghiên cứu 53
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 54
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan tới chỉ định phẫu thuật 55
3.1.1. Tuổi và giới tính 55
3.1.2. Lý do vào viện 56
3.1.3. Thời gian mắc bệnh 56
3.1.4. Bệnh toàn thân kết hợp 56
3.1.5. Tiền sử phẫu thuật sỏi tiết niệu 57
3.1.6. Chỉ số BMI 57
3.1.7. Xét nghiệm máu và nước tiểu trước mổ 58
3.2. Kết quả chẩn đoán hình ảnh trước mổ 60
3.2.1. Đánh giá nhu mô thận và mức độ ứ nước thận bằng siêu âm 60
3.2.2. Vị trí sỏi thận trên phim hệ tiết niệu không chuẩn bị 61
3.2.3. Phân loại sỏi thận 61
3.2.4. Đánh giá mức độ giãn thận và chức năng bài tiết trên UIV và CLVT 63
3.2.5. Đánh giá góc đài bể thận đài dưới 64
3.3. Kết quả phẫu thuật 65
3.3.1. Kết quả mổ mở lấy sỏi 65
3.3.2. Kết quả nội soi thận bằng ống soi mềm 66
3.3.3. Kết quả tán sỏi bằng năng lượng laser qua ống soi mềm 68
3.3.4. Phân tích các trường hợp thất bại 69
3.3.5. Chảy máu trong mổ và các yếu tố liên quan 71
3.4. Các tai biến trong mổ khác 72
3.5. Theo dõi hậu phẫu và các biến chứng. 72
3.5.1. Theo dõi nước tiểu và thời gian rút dẫn lưu hố thận. 72
3.5.2. Biến chứng sau mổ. 73
3.6. Thời gian nằm điều trị sau mổ 74
3.7. Đánh giá kết quả tại thời điểm xuất viện 74
3.8. Đánh giá kết quả khám lại tại thời điểm 01 tháng 76
3.8.1. Đánh giá mức độ ứ nước thận 76
3.8.2. Đánh giá mức độ suy thận sau mổ 76
3.8.3. Đánh giá tình trạng sót sỏi sau điều trị 77
3.8.4. Đánh giá kết quả tán sỏi ngoài cơ thể 77
3.9. Đánh giá kết quả khám lại tại thời điểm 03 tháng 78
3.9.1. Đánh giá mức độ ứ nước thận trên siêu âm 78
3.9.2. Đánh giá sự hồi phục của thận 79
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 80
4.1. Bàn luận về chỉ định và kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên 80
4.1.1. Chỉ định nội soi ống mềm trong mổ mở lấy sỏi thận 80
4.1.2. Kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên 95
4.2. Bàn luận về các yếu tố liên quan và những trường hợp thất bại 105
4.2.1. Hình thái viên sỏi bể thận 107
4.2.2. Kích thước sỏi 108
4.2.3. Số lượng sỏi 109
4.2.4. Vị trí sỏi 109
4.2.5. Góc bể thận đài dưới 110
4.2.6. Tiếp cận sỏi 110
4.3. Đánh giá các tai biến, biến chứng trong và sau mổ 112
4.3.1. Đánh giá các tai biến trong mổ 112
4.3.2. Đánh giá các biến chứng sau mổ 115
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.1. Phân độ suy thận theo KDIGO 38
3.1. Phân bố tuổi bệnh nhân 55
3.2. Lý do vào viện 56
3.3. Thời gian mắc bệnh (năm) 56
3.4. Các bệnh lý toàn thân kết hợp 56
3.5. Tiền sử mổ sỏi niệu 57
3.6. Chỉ số BMI 57
3.7. Nồng độ Ure, Creatinin huyết thanh trước mổ 58
3.8. Đánh giá HSTTcrs (clearance) trước mổ 58
3.9. Đánh giá mức độ suy thận 59
3.10. Xét nghiệm nước tiểu 59
3.11. Đặc điểm phân loại sỏi đài thận 62
3.12. Số lượng sỏi ở đài thận 62
3.13. Kích thước sỏi đài thận trên phim 63
3.14. Chức năng thận bên phẫu thuật 63
3.15. Đặc điểm hình thái sỏi và hình thái bể thận 63
3.16. Góc bể thận đài dưới 64
3.17. Các phương pháp mở bể thận 65
3.18. Kết quả bơm rửa lấy sỏi đài thận qua đường mở bể thận 65
3.19. Kết quả đưa ống soi vào các đài thận 66
3.20. Nong cổ đài trong mổ 66
3.21. Số lượng sỏi soi trong mổ 66
3.22. Phương pháp xử lý sỏi qua ống soi mềm 67
3.23. Di chuyển sỏi trong khi làm thủ thuật 67
3.24. Thời gian tán sỏi bằng laser Holmium 68
3.25. Liên quan tán sỏi bằng laser với số lượng sỏi soi thực tế 68
Bảng Tên bảng Trang
3.26. Nguyên nhân của các thất bại của NSOM 69
3.27. Liên quan kích thước sỏi 69
3.28. Liên quan số lượng viên sỏi nội soi trong mổ 70
3.29. Liên quan vị trí sỏi 70
3.30. Liên quan tới góc bể thận đài dưới 71
3.31. Các tai biến trong mổ 72
3.32. Màu sắc nước tiểu ngay sau mổ 72
3.33: Biến chứng sau mổ 73
3.34. Thời gian nằm điều trị sau mổ 74
3.35. Đánh giá sỏi sót 74
3.36. Vị trí sỏi sót 75
3.37. Kích thước và số lượng sỏi sót 75
3.38. Mức độ ứ nước thận trên siêu âm trước và sau mổ 1 tháng 76
3.39. Đánh giá mức độ suy thận trước và sau mổ 1 tháng 76
3.40. Điều trị bổ sung 77
3.41. Kết quả sau tán sỏi ngoài cơ thể 77
3.42. Kết quả 3 tháng sau mổ 78
3.43. Mức độ ứ nước thận trên siêu âm trước và sau mổ 3 tháng 78
3.44. Đánh giá sự hồi phục của thận trước và sau mổ 3 tháng 79
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1. Giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 55
3.2. Đánh giá mức độ ứ nước thận bằng siêu âm 60
3.3. Vị trí sỏi thận 61
3.4. Phân loại sỏi thận theo Rocco F. 61
3.5. Hình thái bể thận 64
3.6. Các mức độ chảy máu trong mổ 71
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Duy Thịnh, Đào Quang Minh, Nguyễn Phú Việt (2019). Một số yếu liên quan đến kết quả phẫu thuật mở bể thận có nội soi mềm hỗ trợ điều trị sỏi thận nhiều viên tại Bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội. Tạp chí Y Học Việt Nam, 479(1):50-53.
2. Nguyễn Duy Thịnh, Đào Quang Minh, Nguyễn Phú Việt (2018). Flexible calico-pyeloscopy using holmium laser lithotripsie during pyelolithotomy in treatment of kidney stones: our initial experience. Journal Of Military Pharmaco-Medicine, 43(8):194-198.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Hinh, Nguyễn Đức Tụng, Vũ Văn Kiên (1998). Lựa chọn đường mở trên thận trong điều trị sỏi san hô. Ngoại khoa, 2:32-36.
2. Dzeranov N.K., Beshliev D.A., Golovanov S.A., et al. (2003). Residual kidney stones and their treatment. Urologiia, Moscow, Russsia: 1999, 1:21-6.
3. Trần Văn Hinh, Nguyễn Đức Hải, Trần Duy Thịnh và CS (2011). Đánh giá kết quả phẫu thuật sỏi san hô và sỏi thận nhiều viên có sử dụng một số biện pháp hạn chế sót sỏi. Tạp chí Y – Dược học Quân sự, 9:153-157.
4. Huỳnh Văn Nghĩa (2010). Nghiên cứu kết quả điều trị phẫu thuật lấy sỏi san hô tại Bệnh viện trung ương quân đội 108, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
5. Krambeck A.E., Leroy A.J., Patterson D.E., et al. (2008). Long-Term Outcomes of Percutaneous Nephrolithotomy Compared to Shock Wave Lithotripsy and Conservative Management. The Journal Of Urology, 179(6):2233-2237.
6. Raman J.D. (2010). Residual Fragments Following Ureteroscopic Lithotripsy: Incidence and Predictors on Postoperative Computerized Tomography. The Journal of Urology, 188(12):2246-2251.
7. Vũ Văn Hà, Lê Ngọc Từ (2000). Nghiên cứu giải phẫu bể thận – Áp dụng phẫu thuật lấy sỏi thận trong xoang. Ngoại khoa, 3:24-28.
8. Lê Ngọc Từ (2007). Giải phẫu hệ tiết niệu – sinh dục. Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, 10-21.
9. Netter F.H. (2007). Atlas Giải Phẫu Người, in lần thứ I theo ấn bản lần thứ IV của Nhà xuất bản Elsevier, Nhà xuất bản Y học, hình 334-335.
10. Vander A.J. (1995). Renal functions, Anatomy, and basic processes: introduction. In: Renal physiology, 5th edition, The McGraw-Hill’s Access Medicine, 1-14.
11. Trịnh Xuân Đàn (1999). Nghiên cứu giải phẫu hệ thống bể đài thận và mạch máu, thần kinh thận của người Việt Nam trưởng thành, Luận án Tiến sĩ Y Học, Học viện Quân Y.
12. Sampaio F.J.B., Aragao A.H.M. (1990). Anatomical relationship between the intrarenal arteries and the kidney collecting system. The Journal of Urology, 143(4):679-681.
13. Rocco F., Mandressi A., Larcher P. (1984). Surgical classification of renal calculi. European Urology, 10(2):121-3.
14. Nguyễn Bửu Triều (1984). Áp dụng phương pháp Gil-Vernet có cải tiến trong phẫu thuật lấy sỏi san hô lớn và phức tạp. Ngoại khoa tập XI, 3:68-76.
15. Trần Văn Hinh (2001). Nghiên cứu phẫu thuật lấy sỏi thận bằng đường mở bể thận – nhu mô mặt sau, Luận án Tiến sĩ Y Học, Học Viện Quân Y.
16. Hinman F. (1998). Pyelolithotomy. In: Atlas Of Urologic Surgery, 2nd edition, W.B. Saunders Company, Philadelphia, 1041-1046.
17. Sampaio F.J.B., Passos M. (1992). Renal arteries: anatomic study for surgical and radiological practice. Surgical And Radiologic Anatomy, 14:113-117.
18. Resnick M.I., Spirnak J.P. (1991). Kidney and ureteral stone surgery. Adult And Pediatric Urology, 1:615 – 643.
19. Ajmani M.L., Ajimani K. (1983). To study the intrarenal vascular segments of human kidney by corrosion cast technique. Anatomischer Anzeiger, 154(4):293-303.
20. Nguyễn Mễ (1996). Theo dõi kết quả lâu dài của phẫu thuật cắt thận bán phần do sỏi thận tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Y Học thực hành, 1:17-19.
21. Sampaio F.J.B, Filho J.S.B. (1990). Extracorporeal shockwave lithotripsy of stones. The Journal Of Urology, 144(5):1089-1093.
22. Martov A.G., Peniukova I.V., Moskalenko S.A., et al. (2013). Extracorporeal shockwave lithotripsy of stones in lower calices of kidney. Article in Russian, May-Jun(3):10-7.
23. Arpali E., Altinel M., Sargin S.Y. (2014). The efficacy of radiographic anatomical measurement methods in predicting success after extracorporeal shockwave lithotripsy for lower pole kidney stones. International Brazilian Journal Of Urology, 40(3):337-45.
24. McCullough D.L. (1982). Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy. Campbell’s Urology, 6th Edition, W.B. Saunders Company, Philadelphia, 3:2157-2182.
25. Junuzovic D., Prstojevic J.K., Hasanbegovic M., et al. (2014). Evaluation of Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy (ESWL): Efficacy in Treatment of Urinary System Stones. Acta Informatica Medica, 22(5):309-314.
26. Sanjay S., Younis A.B., Medhat H., et al. (2018). Factors Affecting the Outcome of Extracorporeal Shockwave Lithotripsy in Urinary Stone Treatment. Oman Medical Journal, 33(3):209-217.
27. Andrew C.L., Eric M.G., Carmen T., et al. (2017). Extracorporeal Shock Wave Therapy: Current Perspectives and Future Directions. Current Urology Report,18-25.
28. Christian D.F., Thomas H., Laura L., et al. (2018). Extracorporeal shock wave lithotripsy versus flexible ureterorenoscopy in the treatment of untreated renal calculi. Clinical Kidney Journal, 1-6.
29. Iqbal N., Muhammad S., Zafar W., et al. (2016). Stone-Free-Rate After Extracorporeal Shockwave Lithotripsy in the Management of Pediatric Renal Stones in Lower Pole and Other Locations – A Comparative Study. Journal Of College Of Physicians and Surgeons Pakistan, 26(11):908-911.
30. Akbulut F., Kucuktopcu O., Ucpinar B., et al. (2015). A Rare Complication of Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy: Intrarenal Hematoma Mimicking Pelvis Renalis Tumor. Department of Urology, Article ID 719618, 4 pages.
31. Trinchieri A., Mandressi A., Zanetti G., et al. (1998). Renal tubular damage after renal stone treatment. Urologycal Research, 16:101-104.
32. Akin Y., Yucel S. (2014). Long-term effects of extracorporeal shockwave lithotripsy on renal function. Research And Reports Urology, 6:21-25.
33. Liang T., Zhao C., Wu. G, et al. (2017). Multi-tract percutaneous nephrolithotomy combined with EMS lithotripsy for bilateral complex renal stones: our experience. Boston Medical Center Urology, 17(1):15.
34. Chen J., Zhou X., Chen Z., et al. (2013). Multiple tracts percutaneous nephrolithotomy assisted by LithoClast master in one session for staghorn calculi: report of 117 cases. Article in Urolithiasis, 42(2):165-169.
35. Aron M., Yadav R., Goel R., et al. (2005). Multi-tract Percutaneous Nephrolithotomy for Large Complete Staghorn Calculi. Urologia Internationalis, 871:327-332.
36. Fayad A.S., Elsheikh M.G., Mosharafa A., et al. (2014). Effect of Multiple Access Tracts during PNL on Renal Function: Evaluation of Risk Factors for Renal Function Deterioration. Journal Of Endourology, 28(7):775-9.
37. Amón S.J.H., Cepeda D.M., Cruz M.B., et al. (2017). Small-calibre percutaneous nephrolithotomy (SC-PCNL). Therapeutic decision algorithm. Actas Urologicas Espanolas, 41(9):552-561.
38. Ganpule A., Bhattu A., Usmanbhai D.M. (2015). PCNL in the twenty-first century: Role of Microperc, Miniperc, and Ultraminiperc. World Journal of Urology, 33:235-240.
39. Nguyễn Kỳ (1993). Tình hình điều trị phẫu thuật sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Việt Đức trong 10 năm (1982-1991). Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam- Thụy Điển về dịch tễ học Sỏi tiết niệu, 1-17.
40. Resnick M.I., Lesani O.A. (2007). Calculus Disease: Open Operative Procedures. Mastery of Surgery, 5th edition, Lippincott Williams & Wilkins, Chapter 152A.
41. Goel M.C., Ahlawat R., Bhandari M. (1999). Management of Staghorn Calculus: Analysis of Combination Therapy and Open Surgery. Urologia Internationalis, 63(4):228-233.
42. Al-Kohlany K.M., Shokeir A.A., Mosbah A., et al. (2005). Treatment of complete staghorn stones: a prospective randomized comparison of open surgery versus percutaneous nephrolithotomy. The Journal Of Urology, 173(2):469-473.
43. Paik M.L., Wainstein M.A., Spirnak J.P., et al. (1998). Current indications for open stone surgery in the treatment of renal and ureteral calculi. The Journal Of Urology, 159(2):374-379.
44. Ismail M.A.A., Elleithy T.R., Ghobashy S.E.E., et al. (2008). Open Surgery in the Management of Multiple and Staghorn Kidney Stones: Its Role in the Era of Minimally Invasive Techniques. Urotoday International Journal, 1(10).
45. Agrawal M.S., Singh S.K., Singh H. (2009). Management of multiple/ staghorn kidney stones: Open surgery versus PCNL (with or without ESWL). Indian Of Journal Urology, 25(2):284-285.
46. Streem S.B., Jones J.S. (2006). Renal Calculus Disease. Operative Urology At The Cleveland Clinic, Humana Press Inc:65-87.
47. Anoia E.J., Resnick M.I. (2007). Open Stone Surgery, Urinary Stone Disease: The Practical Guide to Medical and Surgical Management. Humana Press Inc:639-650.
48. Nguyễn Thành Đức, Trần Đức Hòe, Nguyễn Hữu Hảo (1996). Nhân 188 trường hợp phẫu thuật lấy sỏi san hô. Ngoại Khoa, 26(1):4-9.
49. Trần Đức Hòe, Trần Các (1994). Lâm sàng và thái độ xử trí 65 trường hợp sỏi san hô hai bên thận. Ngoại Khoa, 24(2):6-10.
50. Gil-Vernet J.M. (1983). Pyelolithotomy. Urologic surgery, J.B. Lippincott company, 1041-1047.
51. Boyce W.H. (1969). Renal calculi. Urologic surgery, 78-103.
52. Nguyễn Thành Đức (1999). Nghiên cứu tai biến, biến chứng sớm trong phẫu thuật đường tiết niệu trên và một số yếu tố liên quan, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.