Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên

Luận án tiến sĩ y học Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên. U tuyến yên là loại u phát triển từ tế bào của thùy trước tuyến yên. Đây là loại u lành tính thường gặp nhất trong các u vùng hố yên và chiếm tỷ lệ từ 10%-15% tất cả các u trong sọ, chiếm hàng thứ 3 sau u tế bào thần kinh đệm và u màng não [7],[33],[45],[51].

UTY gây ra các triệu chứng do việc ức chế hoặc tiết quá mức các hormone và hoặc do hiệu ứng choán chỗ chèn ép các cấu trúc xung quanh. Ngày nay nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh, những thăm dò nội tiết chính xác, các khối u này đã được chẩn đoán sớm hơn khi bệnh nhân chỉ có một số rối loạn nội tiết và kích thước u còn nhỏ. Do đó đã cải thiện đáng kể chất lượng điều trị.
Điều trị các khối u này chủ yếu vẫn là phẫu thuật. Hiện nay phương pháp được lựa chọn trong phần lớn các trường hợp là qua xoang bướm. Năm 1907, Schloffer đã thực hiện ca phẫu thuật lấy UTY qua XB đầu tiên. Từ thập niên 60 của thế kỷ trước, với sự ra đời của kính hiển vi phẫu thuật mổ lấy UTY qua XB đã trở nên phổ biến và trở thành kỹ thuật an toàn, hiệu quả [30],[66].
Ngành Phẫu thuật Thần kinh đã có những bước phát triển rất vượt bậc trong những năm 90 của thế kỷ trước và xu hướng là đi vào phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (Minimally Invasive Neurosurgery), trong đó ứng dụng nội soi trong phẫu thuật thần kinh cũng là một khuynh hướng chủ đạo. Kỹ thuật mổ nội soi lấy UTY qua XB đã được mô tả bởi Jho vào năm 1997 đã mang đến sự quan sát rõ và tốt hơn tổn thương u và các cấu trúc quanh UTY. Cho đến hiện nay, phẫu thuật nội soi qua XB lấy UTY đã được hoàn thiện rất nhiều do sự phát triển của hệ thống nguồn sáng và các dụng cụ trong phẫu thuật [2],[11],[23],[53],[73]. Kỹ thuật này đã được ứng dụng trong phẫu thuật lấy đi những tổn thương khác của vùng yên và trên yên như: u sọ hầu, u màng não,…[24],[98]
Ngành Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong những năm gần nay. Nhiều kỹ thuật mới đã được áp dụng và liên tục cập nhật trong đó có vi phẫu thuật lấy UTY qua XB. Phẫu thuật này đã được áp dụng thường qui tại các trung tâm Phẫu thuật Thần kinh lớn tại BV Việt Đức, BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược TPHCM cho thấy có tính an toàn và hiệu quả cao. Phẫu thuật nội soi qua xoang bướm lấy u tuyến yên đã bắt đầu thực hiện tại một số bệnh viện lớn với sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài cũng như sự phối hợp giữa phẫu thuật viên thần kinh và tai mũi họng. Chúng tôi áp dụng kỹ thuật nội soi trong phẫu thuật qua XB lấy UTY từ năm 2008 trên cơ sở đã thành thạo đường mổ này bằng kỹ thuật vi phẫu, cũng như đã có những kinh nghiệm nhất định về sử dụng hệ thống nội soi thần kinh. Nhằm đánh giá kết quả của phương pháp này trong điều trị bệnh lý UTY, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên” với các câu hỏi nghiên cứu như sau:
1.    Hiệu quả của phẫu thuật nội soi qua XB trong điều trị bệnh lý u tuyến yên như thế nào?
2.    Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật?
3.    Tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật và các yếu tố nào liên quan đến biến chứng của phẫu thuật? 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên
1.    Phạm Anh Tuấn (2016), “Kết quả điều trị u tuyến yên không chế tiết bằng phẫu thuật nội soi qua xoang bướm”, Tạp chí Y học thực hành, (1002) số 4, tr. 49-52.
2.    Phạm Anh Tuấn (2016), “Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị u tuyến yên bằng phẫu thuật nội soi qua xoang bướm”, Tạp chí Y học thực hành, (1002) số 4, tr. 122-126. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên
Tiếng Việt
1.    Đồng Văn Hệ (2013), “Phẫu thuật nội soi trong điều trị UTY”, Trong:
Võ Văn Nho, Võ Tấn Sơn, Phẫu thuật thần kinh, Nhà xuất bản Y học, tr. 205-211.
2.    Đồng Văn Hệ (2014), “Phẫu thuật nội soi điều trị UTY”, Y học TP Hồ
Chí Minh, Phụ bản tập 18, số 6, tr. 275-279.
3.    Kiều Đình Hùng, Nguyễn Thanh Xuân (2007), “Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, cân lâm sàng và kết quả điều trị UTY qua đường XB tại BV Việt-Đức”, Kỹ yếu hội nghị khoa học phẫu thuật thần kinh toàn quốc lần thứ 8, Đà Nang, tr. 34.
4.    Kiều Đình Hùng, Cao Minh Thành, Nguyễn Tiến Hùng, Trần Quang
Trung (2013), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua XB điều trị UTY tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”, Y học thực hành số 891+892, tr. 174-177.
5.    Trần Thiện Khiêm (2008), Ứng dụng hệ thống Navigation trong phẫu
thuật lấy u tuyến qua XB, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TPHCM.
6.    Lý Ngọc Liên (2003), Nghiên cứu áp dụng phương pháp mổ UTY qua
đườngXB tại BV Việt Đức từ năm 2000-2002, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội.
7.    Lý Ngọc Liên (2013), “U tuyến yên”, Trong: Võ Văn Nho, Võ Tấn Sơn,
Phẫu thuật thần kinh, Nhà xuất bản Y học, tr. 197-203.
8.    Phạm Đình Lựu (2008), “Tuyến yên”, Sinh lý học Y khoa, tập 2, Nhà
xuất bản Y học, tr, 67-79.
9.    Netter F.H (1997), Atlas Giải Phẫu Người., Nhà xuất bản Y học.
10.    Nguyễn Phong, Trương Văn Việt (2000), “Adenoma tuyến yên”, Kỹ yếu
công trình nghiên cứu khoa học 1996-2001- Chuyên đề Ngoại Thần Kinh, Nhà Xuất Bản Y Học TP Hồ Chí Minh, trang 311-319.
11.    Nguyễn Phong, Lê Khâm Tuân (2015), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội
soi trong mũi xuyên XB trong điều trị UTY tại bệnh viện Chợ Rẫy: báo cáo 54 trường hợp”, Y học TP.HCM, Tập 19, Phụ bản của số 6, tr. 183-188.
12.    Nguyễn Quang Quyền (2013), Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản Y
học, Thành phố Hồ Chí Minh tập 1, tr. 405-414.
13.    Nguyễn Quang Quyền (2013), Bài giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản Y
học, Thành phố Hồ Chí Minh tập 2, tr. 325-351.
14.    Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007). “Hạ đồi-tuyến yên”, Nội tiết
học đại cương, Nhà xuất bản Y học, trang 49-125.
15.    Phạm Anh Tuấn (2006), “Nội soi mở thông não thất III trong điều trị đầu
nước tắc nghẽn”, Y học TP.HCM, Tập 10, Phụ bản của số 1, tr. 120-125.
16.    Phạm Anh Tuấn, Võ Tấn Sơn, Nguyễn Phong, (2008), “Phẫu thuật nội
soi điều trị nang màng nhện vùng trên yên”, Y học TP.HCM, Tập 12, Phụ bản của số 1, tr, 136-139.
MỤC LỤC Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên

Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt    i
Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh Việt    ii
Danh mục các bảng    iii
Danh mục các biểu đồ    v
Danh mục các hình    vi
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU    3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    Vài nét về ứng dụng nội soi trong phẫu thuật lấy u tuyến yên qua
xoang bướm    4
1.2.    Giải phẫu tuyến yên và các cấu trúc liên quan    6
1.3.    Biểu hiện lâm sàng của u tuyến yên    17
1.4.    Chẩn đoán cận lâm sàng    22
1.5.    Chỉ định phẫu thuật trong điều trị u tuyến yên    31
1.6.    Kết quả của phẫu thuật nội soi qua XB lấy UTY    32
1.7.    Phẫu thuật lấy UTY qua xoang bướm    33
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    40
2.1.    Thiết kế nghiên cứu    40
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    40
2.3.    Biến số nghiên cứu    41
2.4.    Phương pháp tiến hành    49
2.5.    Vai trò của người nghiên cứu    56
2.6.    Xử lý và phân tích số liệu    56
2.7.    Lợi ích mong đợi    57
2.8.    Y đức trong nghiên cứu    58
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    59
3.1.    Đặc điểm dân số nghiên cứu    59
3.2.    Lý do nhập viện và thời gian khởi bệnh    60
3.3.    Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật    62
3.4.    Đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật    65
3.5.    Kết quả phẫu thuật    68
3.6.    Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị    74
3.7.    Các biến chứng của phẫu thuật    78
Chương 4 BÀN LUẬN    81
4.1.    Đặc điểm dân số nghiên cứu    81
4.2.    Lý do nhập viện và thời gian khởi bệnh    83
4.3.    Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật    84
4.4.    Đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật    89
4.5.    Kết quả phẫu thuật    91
4.6.    Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị    94
4.7.    Biến chứng của phẫu thuật    101
KẾT LUẬN    108
KIẾN NGHỊ    110
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
–    Phụ lục 1: Bảng thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu
–    Phụ lục 2: Phiếu thu thập số liệu 
CHT    Cộng hưởng từ
CLVT    Cắt lớp vi tính
ĐM    Động mạch
DNT    Dịch não tủy
TM    Tĩnh mạch
TY    Tuyến yên
UTY    U tuyến yên
XB    Xoang bướm
XH    Xoang hang
 
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Adrenocorticotropic hormone    Hormone hướng vỏ thượng thận
Antidiuretic Hormone    Hormone kháng lợi niệu
Corticotropin releasing hormone    Hormone giải phóng ACTH
Diabetes mellitus    Đái tháo nhạt
Follicle stimulating hormone    Hormone kích thích nang trứng
Galactorrhea    Tiết nhiều sữa
Giant adenoma    U tuyến yên khổng lồ
Gonadotropin releasing hormone    Hormone giải phóng GH
Growth hormone    Hormone tăng trưởng
Hypothalamus    Hạ đồi
Insulin-like growth factor    Yếu tố tăng trưởng giống insulin
Luteinizing hormone    Hormone tạo hoàng thể
Macroadenoma    U tuyến yên kích thước lớn
Magnetic resonance imaging    Cộng hưởng từ
Microadenoma    U tuyến yên kích thước nhỏ
Neuronavigation    Hệ thống định vị thần kinh có dẫn đường
Pituitary apoplexy    Đột quỵ tuyến yên
Prolactin    Hormone kích thích tuyến vú
Prolactinoma    UTY bài tiết prolactin
Subthalamus    Dưới đồi
Thyroid stimulating hormone    Hormone kích thích tuyến giáp
Thyrotropin releasing hormone    Hormone giải phóng TSH


Trang
Bảng 1.1: Tóm tắt việc lượng giá các hormone tuyến yên    23
Bảng 1.2: Ý nghĩa của mức prolactin    24
Bảng 2.1: Các biến số trong nghiên cứu    45
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu    59
Bảng 3.2: Lý do nhập viện và thời gian khởi bệnh    60
Bảng 3.3: Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật    62
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa kết quả chụp hình hai đáy mắt trong
mẫu nghiên cứu    63
Bảng 3.5: Lý do nhập viện và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trong
nhóm UTY không chế tiết    64
Bảng 3.6: Đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật    65
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa loại u và kích thước u    67
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa kích thước u và sự xâm lấn xoang hang    67
Bảng 3.9: Kết quả phẫu thuật    69
Bảng 3.10: Hướng điều trị tiếp theo sau 3 tháng    72
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa kích thước u và hình ảnh chụp CHT
sau mổ 3 tháng    74
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa sự xâm lấn xoang hang và hình ảnh chụp
CHT sau mổ 3 tháng    75
Bảng 3.13: Thay đổi nội tiết sau phẫu thuật ở nhóm u chế tiết    72
Bảng 3.14: Kết quả điều trị đối với nhóm u chế tiết    76
Bảng 3.15: Các biến chứng của phẫu thuật    78
Bảng 4.1: Độ tuổi thường gặp của u tuyến yên    81
Bảng 4.2: Phân bố giới tính của u tuyến yên    82
Bảng 4.3: So sánh triệu chứng lâm sàng giữa các nghiên cứu    84
Bảng 4.4: So sánh biểu hiện lâm sàng trong nhóm UTY không chế tiết
với các tác giả khác    86
Bảng 4.5: So sánh các kiểu rối loạn thị giác giữa các nghiên cứu    87
Bảng 4.6: So sánh các hội chứng lâm sàng trong UTY giữa các nghiên cứu. 88
Bảng 4.7: So sánh tỷ lệ xâm lấn xoang hang trong các nghiên cứu    90
Bảng 4.8: Kết quả lấy u    92
Bảng 4.9: Đánh giá kết quả thị lực sau mổ tại thời điểm 24 tháng    93
Bảng 4.10: So sánh với các tác giả về tỷ lệ lấy hết u và chữa khỏi
về nội tiết    97
Bảng 4.11: Kết quả chữa khỏi về nội tiết và kích thước u đối với UTY
tiết GH    98
Bảng 4.12: Kết quả chữa khỏi về nội tiết và kích thước u đối với UTY
tiết prolactin    100
Bảng 4.13: Các biến chứng liên quan đến phẫu thuật trong nghiên cứu    101
Bảng 4.14: Tỷ lệ biến chứng thường gặp của phẫu thuật nội soi qua xoang bướm    103 


 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tình trạng lâm sàng sau phẫu thuật 
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ các mạch máu của hệ thống cửa TY và các đường
vận chuyển của TY sau    7
Hình 1.2: Vùng hạ đồi và tuyến yên    8
Hình 1.3: Khung xương của khoang mũi    9
Hình 1.4: Mạch máu và thần kinh của khoang mũi    10
Hình 1.5: Hình ảnh nội soi XB    12
Hình 1.6: Loại mặt dốc của XB    14
Hình 1.7: Hoành yên và các cấu trúc liên quan    15
Hình 1.8: Thiết đồ cắt ngang xoang hang    16
Hình 1.9: Hình ảnh khối UTY lớn xâm lấn XH và lan lên vùng trên yên trên CHT    29
Hình 1.10: Lỗ mũi sau và các cấu trúc liên quan    34
Hình 1.11: Giai đoạn khoang mũi:    35
Hình 1.12: Bộc lộ thành trước XB    36
Hình 1.13: Giai đoạn hố yên    36
Hình 2.1: Lỗ mũi sau và các cấu trúc liên quan    51
Hình 2.2: Giai đoạn khoang mũi    51
Hình 2.3: Bộc lộ thành trước XB    52
Hình 2.4: Lấy đi thành trước XB    52
Hình 2.5: Lấy đi thành sau XB bằng Kerrison và hình ảnh sau khi mở rộng
thành sau    53
Hình 2.6: Lấy u bằng thìa nạo vòng    53 
Hình 2.7: Lấy u bằng thìa nạo vòng và hình ảnh khi lấy hết u 
ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment