Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư biểu mô đại tràng trái tại bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư biểu mô đại tràng trái tại bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư biểu mô đại tràng trái tại bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội.Ung thư đại trực tràng là mộtbệnh lý ác tính phổ biến trên thế giới. Chủ yếu gặp ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Anh…. Trong những năm trở lại đây bệnh lý có xu hướng tăng lên ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tại Mỹ ungthư đại trực tràng phổ biến thứ 3 trong các loại ung thư được chẩn đoánvà là nguyên nhân gây tử vong thứ haisau ung thư phổi.Theo thống kê của hiệp hội ung thư Hoa Kỳ năm 2008 có1.437.000 người mắc ung thư đại trực tràng và có 565,650 người tử vong do ung thư đại trực tràng. Năm 2018 theo Hoa Kỳ hiện có 97.220 người mắc mới [1], [14], [86], [87].


Ở Việt Nam thì ung thư đại trực tràng phổ biến thứ 4 trong các bệnh lý ung thư sau ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dại dày, ung thư vú.Và đứng thứ 2 trong nhóm bệnh lý ung thư đường tiêu hóa sau ung thư dạ dày. Theo thống kê năm 2010 có 5434người mắc bệnh lý ung thư đại trực tràng.
Trongnhóm bệnh lý ung thư đại tràng thì UTĐT trái thường gặp nhất chiếm 60%, chủ yếu là là ung thư đại tràng Sigma. Chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến với các mức độ biệt hóa khác nhau. Kỹ thuật PTNS cắt đại tràng trái cũng được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn so với UTĐT ở các vị trí khác (đại tràng ngang, đại tràng phải) với miệng nối máy qua đường hậu môn.
Trước đây bệnh nhân mắc bệnh lý ung thư đại tràng thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Theo thống kê có khoảng 20% bệnh nhân đã có di căn khi phát hiện bệnh. Ngày nay với những tiến bộ của của y học hiện đại đặc biệt là nội soi giúp sàng lọc phát hiện sớm bệnh lý ung thư đại tràng.Giúp quá trình điều trị được kịp thời tăng tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân.
Điều trị ung thư đại tràng sử dụng phẫu thuật triệt căn là chủ yếu. Kinh điển là phẫu thuật mổ mở. Với những thành tựu, sự phát triển không ngừng của phẫu thuật nội soi mà điều trị UTĐT dần được thay thế từ mổ mở sang phẫu thuật nội soi. Kỹ thuật này đã được ứng dụng thành công trong điều trị nhiều bệnh khác nhau trong đó có đại trực tràng mà người đầu tiên áp dụng vào năm 1990 là Moises Jacop ở Miami và Patrick Leahy, Schalachta và cs 1991, Tuech và cs 1993 [56]. Kể từ đó đến nay phẫu thuật nội soi trong điều trị UTĐT đã được thực hiện rộng rãi trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam PTNS trong điều trị bệnh lý UTĐT được áp dụng đầu tiên năm 2001 tại BV Việt Đức sau đó phát triển rộng rãi ở các trung tâm phẫu thuật lớn của cả nước. BV đại học Y Hà Nội cũng là một trong những trung tâm triển khai PTNS trong điều trị bệnh lý UTĐT rất sớm và cũng đạt được nhiều thành tựu lớn. Mang lại những hiệu quả rất lớn cho người bệnh như vết mổ nhỏ, thời gian phẫu thuật ngắn, ít đau sau mổ, thời gian nằm viện thấp, khả năng bình phục sức khỏe sau mổ tốt.
Những ưu điểm, hiệu quả của PTNS trong điều trị bệnh lý UTĐT trái đã được khẳng định bằng thực tế, tuy nhiên những nghiên cứu báo về tỷ lệ sống 5 năm sau mổ, sự di căn, tái phát còn chưa nhiều. Xuất pháp từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư biểu mô đại tràng trái tại bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội“. Với 2 mục tiêu chính sau:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô đại tràng trái được phẫu thuật cắt đại tràng nội soi tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 01/2012 – 05/2018.
2.    Đánh giá kết quả của phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư biểu mô đại tràng trái. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Giải phẫu đại tràng trái    3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu    3
1.1.2. Động mạch của đại tràng trái    6
1.1.3. Tĩnh mạch của đại tràng    8
1.1.4. Bạch huyết của đại tràng    8
1.1.5. Thần kinh cuả đại tràng    9
1.1.6.  Mô học:    10
1.2. Giải Phẫu bệnh lý    11
1.2.1. Đại thể    11
1.2.2. Tổn thương vi thể của ung thư đại tràng    12
1.2.3. Sự lan tràn và phát triển của ung thư đại trực tràng    14
1.3. Chức năng sinh lý của đại tràng    16
1.4. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng    16
1.4.1. Các yếu tố từ bên ngoài    17
1.4.2. Các yếu tố nguy cơ nội tại    18
1.5. Chẩn đoán ung thư đại tràng.    19
1.5.1. Lâm sàng    19
1.5.2. Cận lâm sàng    21
1.5.3.  Chẩn đoán giai đoạn ung thư    24
1.6.  Điều trị ung thư đại tràng.    26
1.6.1. Phẫu thuật    26
1.6.2. Điều trị phối hợp    29
1.6.3. Lịch sử triển của phẫu thuật nội soi.    30
1.6.4. Phẫu thuật Robot điều trị ung thư đại tràng    35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    36
2.1. Đối tượng nghiên cứu    36
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    36
2.1.2.  Tiêu chuẩn loại trừ    36
2.2. Phương pháp nghiên cứu    36
2.2.1. Loại hình nghiên cứu    36
2.2.2. Thu thập thông tin    36
2.3. Các biến số nghiên cứu    37
2.3.1. Đặc điểm dịch tễ    37
2.3.2. Đặc điểm lâm sàng trước mổ    37
2.3.3. Các đặc diểm cận lâm sàng trước mổ.    38
2.3.4. Đặc điểm khối u    38
2.3.5. Các đặc điểm về phẫu thuật    38
2.3.6. Xác định kết quả gần    38
2.3.7. Theo dõi kết quả xa    40
2.4. Phương tiện nghiên cứu    40
2.4.1. Trang thiết bị PTNS    40
2.4.2. Các dụng cụ mổ:    41
2.5. Quy trình phẫuthuật.    42
2.5.1. Chuẩn bị trước mổ    42
2.6. Xử lý số liệu    47
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu    47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    48
3.1. Đặc điểm chung của bệnhnhân.    48
3.1.1. Đặc điểm về tuổi    48
3.1.2. Đặc điểm giới    49
3.1.3. Lý do vào viện    50
3.2. Chẩnđoán    50
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng.    50
3.2.2. Cận lâm sàng    51
3.2.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh .    54
3.3. Kết quả phẫu thuật nộisoi:    57
3.3.1. Kết quả trong mổ    57
3.3.2. Thời gian nằm viện sau mổ    59
3.3.3. Kết quả xa sau mổ    60
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    70
4.1. Đặc điểm về bệnh nhân    70
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới    70
4.2. Triệu chứng lâm sàng    71
4.3. Triệu chứng cận lâm sàng    72
4.3.1. Nội soi    72
4.3.2. Nồng độ CEA    72
4.4. Đặc điểm về khối u    73
4.4.1. Vị trí u trong mổ    73
4.4.2. Các đặc điếm giải phẫu bệnh    73
4.4.3. Giai đoạn TNM    74
4.5. Kết quả điều trị    75
4.5.1. Kết quả trong mổ    75
4.5.2. Kết quả sớm sau mổ    77
4.5.3. Kết quả xa sau mổ    79
4.5.4. Các yếu tố tiên lượng    81
KẾT LUẬN    87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

 
DANH MỤC BẢNG 

Bảng 1.1.     Phân loại giai đoạn ung thư đại trực tràng của AJCC-2002    26
Bảng 3.1.     Phân bố kết quả theo tuổi    48
Bảng 3.2.     Phân bố kết quả theo giới tính    49
Bảng 3.3.     Các lý do vào viện    50
Bảng 3.4.     Triệu chứng lâm sàng    50
Bảng 3.5.     Đặc điểm nội soi ống mềm    51
Bảng 3.6.     Kết quả siêu âm bụng    51
Bảng 3.7.     Kết quả chụp cắt lớp vi tính ổ bụng    52
Bảng 3.8.     Giá trị chẩn đoán di căn hạch của CT ổ bụng    52
Bảng 3.9.     Nồng độ CEA trước mổ    52
Bảng 3.10.     Liên quan giữa nồng độ CEA trước mổ và giai đoạn T    53
Bảng  3.11.     Liên quan giữa nồng độ CEA trước mổ và tình trạng di căn hạch    53
Bảng 3.12.     Đặc điểm giải phẫu bệnh    54
Bảng 3.13.     Độ ác tính    55
Bảng 3.14.     Giai đoạn TNM theo UICC    55
Bảng 3.15.     Số hạch gửi giải phẫu bệnh    56
Bảng 3.16.     Liện quan giữa số lượng hạch và tình trạng di căn hạch    56
Bảng 3.17.    Phương pháp phẫu thuật    57
Bảng 3.18.     Chuyển mổ mở    57
Bảng 3.19:     Thời gian phẫu thuật    58
Bảng 3.20.     Kết quả sớm sau mổ    58
Bảng 3.21.     Phục hồi cân nặng sau mổ    59
Bảng 3.22:     Thời gian nằm viện sau mổ    59
Bảng 3.23.     Thời gian sống thêm toàn bộ    60
Bảng 3.24.     Thời gian sống thêm không bệnh    61
Bảng 3.25.     Thời gian sống thêm theo tuổi    62
Bảng 3.26.     Thời gian sống thêm theo giới tính    63
Bảng 3.27.     Thời gian sống thêm theo kích thước u    64
Bảng 3.28.     Sống thêm theo nồng độ CEA trước mổ    65
Bảng 3.29.     Thời gian sống thêm theo giai đoạn T    66
Bảng 3.30.     Sống thêm theo di căn hạch    67
Bảng 3.31.     Sống thêm theo giai đoạn bệnh    68
Bảng 3.32.     Sống thêm theo độ ác tính của tế bào ung thư    69


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.     Đặc điểm nhóm tuổi    49
Biểu đồ 3.2.     Thời gian sống thêm toàn bộ    60
Biểu đồ 3.3.     Thời gian sống thêm không bệnh    61
Biểu đồ 3.4.     Thời gian sống thêm theo tuổi    62
Biểu đồ 3.5.     Thời gian sống thêm theo giới tính    63
Biểu đồ 3.6.     Thời gian sống thêm theo kích thước u    64
Biểu đồ 3.7.     Sống thêm theo nồng độ CEA trước mổ    65
Biểu đồ 3.8.     Thời gian sống thêm theo giai đoạn T    66
Biểu đồ 3.9.     Sống thêm theo di căn hạch    67
Biểu đồ 3.10.     Sống thêm theo giai đoạn bệnh    68
Biểu đồ 3.11.    Sống thêm theo độ ác tính của tế bào ung thư    69

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment