Đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật cắt lợi phì đại bằng laser diode

Đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật cắt lợi phì đại bằng laser diode

Đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật cắt lợi phì đại bằng laser diode. Bệnh lý nha chu là một trong những loại bệnh được phát hiện ảnh hưởng sớm nhất tới sức khỏe con người. Các nghiên cứu khảo cổ học chỉ ra các bằng chứng mất xương do bệnh lý nha chu đã xuất hiện ở người Ai Cập cổ đại và thổ dân Châu Mỹ. Các tài liệu ghi chép cổ xưa cũng đề cập tới bệnh lý nha chu và nhu cầu cần điều trị bệnh. Ngày nay trong xã hội hiện đại, cuộc sống con người ngày đã được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng được quan tâm.

       Theo thống kê của WHO năm 2012 thì 15-20% dân số trưởng thành mắc bệnh viêm quanh răng ở mức độ nặng có thể dẫn tới mất răng. Viêm quamh răng được coi là hiểm họa thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Còn tại Việt Nam, số người có bệnh lý quanh răng là gần 97%, tỷ lệ bệnh nha chu ở trẻ 15-17 tuổi là 47%, tỷ lệ bệnh này ở người trên 45 tuổi là 85% [1]. Điều đó cho thấy bệnh lý vùng quanh răng đang ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận dân số Việt Nam, đòi hỏi cần có điều trị sớm để tránh mất răng.
        Bệnh quanh răng là bệnh lý viêm ảnh hưởng đến tổ chức nâng đỡ cho răng. Khởi đầu là quá trình viêm lợi, được coi như một đáp ứng của cơ thể chống lại các vi khuẩn có hại tại chỗ. Bệnh có thể tiến triển thành viêm quanh răng với biểu hiện mất bám dính, tiêu xương  cuối cùng dẫn tới mất răng [2]. Lợi phì đại là hiện tượng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm lợi. Bệnh gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của bệnh nhân, đặc biệt là ở vùng răng trước. Chỉ định cắt lợi được đưa ra sau khi VSRM, loại bỏ tác nhân gây viêm nhưng tình trạng phì đại lợi của bệnh nhân không mất đi.
        Phát minh ra laser được coi là một trong mười phát minh quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Hiện nay , laser được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực với hiệu quả rất tốt. Riêng với y học, laser được ứng dụng từ rất sớm, hiện nay nó phổ biến tới mức có cả ngành “Y học laser”. Laser được chia ra hai loại: laser công suất thấp và công suất cao. Laser công suất thấp gây hiệu ứng kích thích sinh học giúp giảm viêm, giảm đau, kích thích phân bào, nhanh liền thương. Laser  công suất cao gây hiệu ứng nhiệt như hoại tử, quang đông, bay hơi tổ chức. Laser ứng dụng trong y học từ năm 1960, nhưng các thiết bị laser được sử dụng trong nha khoa thì chỉ từ năm 1980 [3].
       Laser diode hay laser bán dẫn có nhiều ứng dụng trong nha khoa đặc biệt trên hệ thống mô mềm. Laser diode còn đặc biệt có tác dụng tốt với các mạch máu, hemoglobin, sắc tố như melamin. Khi năng lượng của laser diode được hấp thụ, nhiệt độ tế bào tăng lên, nước nội bào và ngoại bào bay hơi, giúp lấy bỏ mô hoại tử, mô bệnh, cắt bỏ tổn thương [4]. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm số lượng vi khuẩn, độc tố vi khuẩn giảm nguy cơ tái nhiễm khuẩn và lành thương nhanh, đặc biệt là giảm A.Actinomycetemcomitans [5],[6]. Điều trị cắt lợi bằng laser có ưu điểm là giảm đau tốt, không chảy máu, không cần khâu, tâm lý bệnh nhân thoải mái [7]. Một phương pháp mới và có nhiều ưu điểm như vậy cần các nghiên cứu đánh giá hiệu quả trước khi đưa ra các khuyến cáo điều trị rộng rãi cho bệnh nhân.
     Với mục đích đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật cắt lợi phì đại bằng laser diode” với hai mục tiêu như sau:
1,     Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan lợi phì đại trên bệnh nhân điều trị tại khoa Nha chu – Bệnh viện RHM Trung Ương Hà Nội, khoa RHM – Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội và Viện Đào Tạo RHM – Đại Học Y Hà Nội từ 9/2015 đến 8/2016.
2,     Đánh giá kết quả cắt lợi phì đại bằng phương pháp laser diode trên nhóm bệnh nhân trên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Giải phẫu vùng quanh răng    3
1.1.1. Lợi    3
1.1.2. Dây chằng quanh răng    6
1.1.3. Xương răng:    7
1.1.4. Xương ổ răng:    8
1.2. Lợi phì đại    8
1.2.1. Khái niệm    8
1.2.2. Phân loại    8
1.2.3. Các dạng phì đại lợi thường gặp    9
1.3. Điều trị lợi phì đại    17
1.3.1. Mục tiêu điều trị    17
1.3.2. Kế hoạch điều trị phì đại lợi    17
1.3.3. Biện pháp điều trị phì đại lợi    19
1.4. Phẫu thuật cắt lợi    20
1.4.1. Chỉ định và chống chỉ định    20
1.4.2. Các phương pháp cắt lợi    20
1.5. Cắt lợi bằng laser diode    21
1.5.1. Laser diode:    21
1.5.2. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả cắt lợi bằng laser diode    25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    27
2.1. Đối tượng nghiên cứu    27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    27
2.2. Địa điểm nghiên cứu:    27
2.3. Thời gian nghiên cứu    28
2.4. Phương pháp nghiên cứu    28
2.4.1. Phương pháp    28
2.4.2. Cỡ mẫu    28
2.4.3. Các biến số nghiên cứu    29
2.4.4. Vật liệu và phương tiện nghiên cứu:    33
2.4.5. Các bước tiến hành    34
2.4.6. Phân tích và xử lý số liệu    43
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu    44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    45
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    45
3.1.1. Đặc điểm về giới    45
3.1.2. Đặc điểm về tuổi    46
3.1.3. Đặc điểm về bệnh lý toàn thân    47
3.2. Đặc điểm bệnh lý    48
3.2.1. Tình trạng viêm lợi    48
3.2.2. Tình trạng phì đại lợi    49
3.2.3. Đặc điểm tiêu xương trên phim XQ trước điều trị    51
3.3. Đánh giá kết quả điều trị cắt lợi phì đại bằng laser diode    52
3.3.1. Đánh giá mức độ chảy máu sau phẫu thuật    52
3.3.2. Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật    54
3.3.3. Đánh giá thời gian phẫu thuật    56
3.3.4. Đánh giá sự thay đổi chỉ số lợi    56
3.3.5. Đánh giá sự thay đổi chỉ số chảy máu rãnh lợi    57
3.3.6. Đánh giá sự thay đổi chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI – S    58
3.3.7. Đánh giá mức độ phì đại lợi sau điều trị    59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    61
4.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    61
    4.1.1. Giới    61
4.1.2. Tuổi    61
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố liên quan của phì đại lợi    62
4.2.1. Tình trạng viêm lợi    62
4.2.2. Tình trạng vệ sinh răng miệng    62
4.2.3. Tình trạng phì đại lợi    63
4.2.4. Tình trạng tổn thương xương trên phim XQuang    64
4.2.5. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh toàn thân với tình trạng viêm lợi và phì đại lợi    64
4.2.6. Đánh giá mối quan hệ giữa chỉ số OHI-S với chỉ số GI, SBI, CSPĐL    65
4.3. Đánh giá kết quả cắt lợi phì đại bằng phương pháp laser diode    65
4.3.1. Đánh giá mức độ chảy máu sau phẫu thuật    65
4.3.2. Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật    66
4.3.3. Đánh giá thời gian phẫu thuật    67
4.3.4. Đánh giá sự thay đổi chỉ số GI sau điều trị    67
4.3.5. Đánh giá sự thay đổi chỉ số SBI sau điều trị    68
4.3.6. Đánh giá sự thay đổi chỉ số OHI-S sau điều trị    68
KẾT LUẬN    70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số lợi    35
Bảng 2.2: Thang điểm đánh giá chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI – S    38
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới    45
Bảng 3.2 : Phân bố bệnh nhân theo tuổi    46
Bảng 3.3: Bảng phân bố bệnh nhân theo tiêu chí bệnh toàn thân    47
Bảng 3.4: Phân bố chỉ số lợi    48
Bảng 3.5: Phân  bố chỉ số chảy máu rãnh lợi    48
Bảng 3.6: Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản    49
Bảng 3.7: Đánh giá về tính khu trú của phì đại lợi    49
Bảng 3.8: Đánh giá tính chất lợi phì đại    50
Bảng 3.9: Đánh giá theo vị trí phì đại lợi    50
Bảng 3.10: Vị trí phì đại lợi theo tương quan trước – sau    50
Bảng 3.11: Mức độ phì đại lợi trước điều trị    51
Bảng 3.12: Bảng đặc điểm tiêu xương trên phim XQuang trước điều trị    51
Bảng 3.13: Bảng đánh giá mức độ chảy máu sau phẫu thuật    52
Bảng 3.14: Bảng đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật    54
Bảng 3.15: So sánh mức độ đau sau phẫu thuật tại các thời điểm    55
Bảng 3.16: Đánh giá sự thay đổi chỉ số GI sau điều trị 1 tháng    56
Bảng 3.17: Đánh giá sự thay đổi chỉ số GI sau điều trị 1 tháng và 3 tháng    56
Bảng 3.18:  Đánh giá hiệu quả cải thiện chỉ số GI theo thời gian điều trị    57
Bảng 3.19: Đánh giá sự thay đồi chỉ số SBI sau điều trị 1 tháng    57
Bảng 3.20: Đánh giá sự thay đồi chỉ số SBI sau điều trị 1 tháng và 3 tháng    57
Bảng 3.21: Đánh giá mức độ cải thiện chỉ số SBI theo thời gian điều trị    58
Bảng 3.22: Đánh giá sự thay đổi của chỉ số OHI – S sau điều trị 1 tháng    58
Bảng 3.23: Đánh giá sự thay đổi chỉ số OHI-S sau điều trị 1 tháng và 3 tháng    59
Bảng 3.24:  Đánh giá mức độ cải thiện chỉ số OHI – S theo thời gian điều trị    59
Bảng 3.25: Thay đổi chỉ số phì đại lợi trước điều trị và sau điều trị 1 tháng:    59
Bảng 3.26: Đánh giá chỉ số phì đại lợi sau điều trị 1 tháng và 3 tháng    60
Bảng 3.27 : Sự thay đổi mức độ phì đại lợi theo thời gian điều trị    60

Leave a Comment