Đánh giá kết quả sớm của bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Bãi Cháy

Đánh giá kết quả sớm của bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Bãi Cháy

Đánh giá kết quả sớm của bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Bãi Cháy từ năm 2016 đến năm 2020
Đinh Danh Trình, Trần Văn Quý, Vương Văn Phương, Đinh Thị Lan Oanh, Phạm Như ++
Mục tiêu: Nhận xét kết quả tạo nhịp và một số biến chứng sớm của bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Bãi Cháy từ năm 2016 đến năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có theo dõi dọc trên 31 bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn được tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Bãi Cháy từ năm 2016 đến tháng 10/2020. Kết quả: Sau cấy máy tạo nhịp tỷ lệ các triệu chứng cải thiện rõ rệt, sự thay đổi rất có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. Tần số tim trung bình trước và sau cấy máy(47.84 ± 7.712 với 65.61 ± 4.425, 95%CI là 17.77 ± 7.173, p = 0,000). Độ rộng QRS thay đổi sau cấy máy (153.52 ± 11.963ms vs 91,81 ± 10.882ms, 95%CI là 61.71 ± 12.947, p = 0,000). Ngưỡng tạo nhịp thay đổi sau 6 tháng (0.68 ± 0.146V; 0.73 ± 0.149; p=0,001). Nhận cảm sóng R và trở kháng của dây điện cực không thay đổi sau 6 tháng theo dõi. Tỷ lệ biến chứng ngay sau thủ thuật chiếm tổng số 6,45%. Tỷ lệ biến chứng sau 6 tháng theo dõi chiếm 6,45%. Tỷ lệ thành công của thủ thuật đạt 100%, thông số tạo nhịp được đánh giá là tốt chiếm 70,97%. Kết luận: Phương pháp được coi là hiệu quả trong cải thiện triệu chứng, an toàn, dễ thực hiện, tỷ lệ biến chứng thấp cần được áp dụng triển khai cho các bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn là phương pháp điều  trị  có  hiệu  quả  trong  điều  trị  các  rối  loạn nhịp  chậm  có  triệu  chứng.  Lợi  ích  của  tạo  nhịp tim  vĩnh  viễn  đã được  khẳng  định.  Đó  là  giảm triệu chứng do nhịp chậm giảm tỷ lệ tử vong trực tiếp hoặc gián tiếp do nhịp tim chậm gây ra.  Tuy nhiên tạo nhịp thất phải lâu dài liên quan với tỷ lệ cao bệnh nhân bị rung nhĩ, suy tim và tử vong[1]. Tại  Việt  Nam phương  pháp  tạo  nhịp  vĩnh  viễn qua da được thực hiện đầu tiên vào năm 1973 từ đó có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp điều trị này[2]. Gần đây một số trung tâm tuyến tỉnh cũng  đã  triển  khai  phương  pháp  này  tại  địa phương vàcũng có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả của phương pháp điều trị này. Tại Bệnh viện Bãi Cháy, khoa Tim Mạch đã bước đầu triển khai kỹ thuật tạo nhịp tim vĩnh viễn cho các bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có triệu chứng với sự chuyển giao và giúp đỡ kỹ thuật của các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá về kết quả điều trị của phương pháp điều trị tạo nhịp vĩnh viễn trên các bệnh nhân này. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này

Đánh giá kết quả sớm của bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Bãi Cháy

Leave a Comment