Đánh giá kết quả sử dụng vạt hình thoi trong tạo hình phần mềm vùng mặt
Luận văn Đánh giá kết quả sử dụng vạt hình thoi trong tạo hình phần mềm vùng mặt.Trên cơ thể con người, mặt là vùng có nhiều cơ quan cảm giác và đường nét tinh tế, là vùng đòi hỏi cao nhất về tính thẩm mỹ. Những tổn khuyết phần mềm vùng hàm mặt do chấn thương, do cắt bỏ khối u, hoặc do sẹo bỏng gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ cũng như chức năng, là gánh nặng tâm lý đối với bệnh nhân và gia đình. Vì vậy việc tạo hình lại những tổn khuyết phần mềm vùng hàm mặt luôn là một thách thức đối với các nhà phẫu thuật tạo hình.
Có nhiều phương pháp tạo hình các tổn khuyết trên mặt như: khõu đúng trực tiếp, ghép da dầy toàn bộ, ghép phức hợp, sử dụng các vạt da tại chỗ và kế cận, các vạt da từ xa và các vạt tự do, vạt giãn tổ chức… Việc lựa chọn giải pháp phù hợp tuỳ thuộc vào kích thước, vị trí và tính chất của tổn khuyết. Với phương pháp sử dụng vạt da tại chỗ, sự cấp máu tương đối tốt và màu sắc da vạt đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ. Vạt da tại chỗ thích hợp cho việc phục hồi những tổn khuyết nhỏ. Chính vì vậy, trong tạo hình các tổn khuyết vùng hàm mặt, việc sử dụng các vạt da tại chỗ hoặc kế cận là một giải pháp thường xuyên được lựa chọn và đôi lúc có thể đem lại hiệu quả tối ưu.
Trong các vạt da tại chỗ và kế cận , vạt chuyển vị tại chỗ đem lại nhiều lựa chọn cho việc phục hồi các tổn khuyết phần mềm vùng mặt. Vạt chuyển vị bao gồm vạt chuyển vị đơn giản, vạt hình thoi và vạt da hai thì. Vạt hình thoi là vạt chuyển vị được ứng dụng nhiều, đơn giản, có nhiều ưu điểm. Vạt hình thoi có thể được áp dụng rộng rói trờn nhiều vùng cơ thể. Ở vùng mặt, vạt hình thoi có thể được sử dụng ở nhiều vị trí khác nhau như vựng trỏn, mũi, mỏ, mụi,…
Vạt hình thoi được GS Alexander Alexandrovich Limberg giới thiệu lần đầu vào năm 1928. Cho đến nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng vạt hình thoi trong phục hồi tổn khuyết phần mềm của nhiều vựng trờn cơ thể cũng như vùng mặt.
Ở trong nước, chúng tôi thấy đó cú một số tác giả đề cập đến việc sử dụng các vạt da tại chỗ khác để phục hồi tổn khuyết vùng mặt như nghiên cứu của Nguyễn Doãn Tuất(2000) về điều trị khuyết da mi bằng các vạt xoay tại chỗ và ghép da dày toàn bộ[15], Bạch Minh Tiến(2002) báo cáo kết quả sử dụng vạt rãnh mũi má và vạt trán trong điều trị tổn khuyết vùng mũi[12], Đặng Hoàng Thơm(2004) báo cáo kết quả phẫu thuật tạo hình khuyết hổng môi trên mắc phải[11], Lương Thuý Phương( 2005) về đánh giá kết quả sử dụng vạt rãnh mũi má trong phục hồi tổn khuyết vùng mặt[6], tuy nhiên chưa có báo cáo nào nghiên cứu riêng về tình hình việc sử dụng vạt da hình thoi trong tạo hình các khuyết hổng hàm mặt, vì vậy để làm rõ hơn về giá trị sử dụng vạt hình thoi, từ đó đưa ra chỉ định phù hợp khi lựa chọn vạt tạo hình, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả sử dụng vạt hình thoi trong tạo hình phần mềm vùng mặt” với mục tiêu sau :
• Nhận xét lâm sàng các thương tổn được tạo hình bằng vạt hình thoi
• Đánh giá kết quả phẫu thuật và nhận xét vị trí vùng giải phẫu thích hợp cho vạt hình thoi trong phẫu thuật tạo hình vùng mặt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ môn ung thư-Trường Đại học Y Hà Nội (1997), Bài giảng ung thư học, NXB Y Học
2. Phan Dẫn, Phạm Trọng Văn (1998), Phẫu thuật tạo hình mi mắt, NXB Y học.
3. Frank. H Netter(1997), Atlas giải phẫu người, NXB Y học.
4. Nguyễn Bắc Hùng(2005), Phẫu thuật tạo hình, NXB Y học.
5. Lê Diệp Linh (2002) “Nghiờn cứu sử dụng vạt dưới cằm trong tạo hình phần mềm tầng giữa và dưới mặt”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Hà nội.
6. Lương Thúy Phương(2005), “Đánh giá kết quả sử dụng vạt rãnh mũi má trong điều trị phục hồi tổn khuyết phần mềm tầng giữa mặt”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Hà Nội.
7. Võ Thế Quang (1982), Phẫu thuật tạo hình và tái tạo mặt, (Tài liệu dịch) NXB Y học.
8. Nguyễn Quang Quyền (1995), Bài giảng giải phẫu học, NXB Y học, (Tập 1).
9. Trần Thiết Sơn, Hoàng Quốc Kỷ, Trần Thúc Bảo(1996), Đơn vị giải phẫu thẩm mỹ ở mặt và áp dụng trong phẫu thuật tạo hình, Tập san Hình thái học Số 1, Tr 17-20.
10. Nguyễn Huy Thọ (1995), “Kỹ thuật tạo hình mi và cùng đồ trong điều trị di chứng vết thương ổ mắt”, Luận án phó tiến sỹ khoa học Y Dược, Hà Nội.
11. Đặng Hoàng Thơm(2004), “Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng môi trên mắc phải”, Luận văn tốt nghiờp bỏc sỹ nội trú bệnh viện, Hà Nội.
12. Bạch Minh Tiến(2002) , “Đỏnh giá kết quả sử dụng vạt trán và vạt rãnh mũi má trong điều trị tổn khuyết phần mềm vùng mũi”, Luận văn thạc sỹ y học, Hà Nội.
13. Trần Văn Trường(2002), Nang và u lành tính vùng miệng – hàm mặt, NXB Y học.
14. Trần Văn Trường(2002), U ác tính vùng miệng – hàm mặt, NXB Y học.
15. Nguyễn Doãn Tuất (2000), “Điều trị khuyết da mi bằng kỹ thuật vạt xoay tại chỗ và ghép da dày toàn bộ”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Hà Nội.
Tiếng Anh
16. Arpey CJ, Whitaker DC, O’Donnell MJ (1997), Cutaneous surgery, Illustrated and practical approach, The Mc Graw-Hill companies , p.18-19.
17. Aydin OE, Tan O, Algan S, Kuduban SD, Cinal H, Barin EZ(2010), Versatile use of Rhomboid flaps for closure of skin defects, The Eurasian Journal of Medicine (2011), Vol 43, p.1-8.
18. Baker SR, FACS(2008), Local flaps in Facial reconstruction, Mosby company, p.72-105, 214-230.
19. Baker SR, Naficy S (2002), Principles of nasal reconstruction, Mosby, p.153-169.
20. Basmajial JV, Slonecker CE (1989), Grant’s method of anatomy, Williams & Wilkins, p.441-443
21. Boysen M, Aanesen J, Bretteville G, Natvig K (1998), Experience with reconstructive surgery in 137 cases of head and neck cancer.
22. Chasmar LR MD FRCSC (2007), The versatile rhomboid (Limberg) flap, Can J Plast Surg 2007;15(2), p.67-71.
23. Deutsch HL, Orentreich N (1979), Treatement of small external cancers of the nose, Ann.Plast.Surg, Vol3(6), p.567-571.
24. Egloff DV, Bossộ JP, Papillon J, Colette Perras (1979), immediate flap reconstruction after excision of basal cell carcinoma of the face , Ann.Plast.Surg, Vol3(1), p.28-34.
25. Georgiade GS, Georgiade NG, Riefhohl R (1992), Textbook of plastic, Maxillofacial and Reconstructive surgery, William J.Barwick, p.555-556.
26. Heller L, Cole P, Kaufman Y (2008) Cheek reconstruction, Seminars in plastic surgery, Vol 22(4), p.294-305
27. Hurwitz DJ (1990), Composite upper lip repair with V-Y advancement flap, Plast Reconstr Surg, Vol 85(1), p.120-122.
28. Iida N, Watanabe A (2010), Rhomboid flap with multiple Z-plasty for treatment of hypertrophic scar on the public area, Journal of Plastic, Recontructive and Aesthetic Surgery (2010)XX, p.1-4
29. Inkster CF, Leatherbarrow B (2001), The rhomboid flap in medial cantha reconstruction, Br J Ophthalmol ;85, p.556–559.
30. Jurkiewicz MJ, Krizek TJ, Mathes SJ, Ariyan S(1990), Plastic surgery, principles and practice, The C.V.Mosby Company, p.21, 343,490-491, 500, 1468, 1477-1479.
31. Katzenmeyer K, MD, Calhoun K, MD(2001), Local skin Flaps
32. Lawrence WT (1992), The lasolabial rhomboid flap, Ann Plast Surg, Vol29(3), p.269-273.
33. Lister G.D, Gibson T (1972) Closure of rhomboid skin defects : the flaps of Limberg and Dufourmentel, British Journal of Plastic surgery(1972) p.25, 300-314.
34. Mathes ST, Nahai F (1997), Reconstructive surgery, Principles, anatomy and technique, Churchill Livingstone, p.289-299.
35. McCarthy JG (1940), Plastic surgery, W.B.Saunders company, p.1932, 2024,2031 .
36. Millard DR (1976), Reconstructive rhinoplasty for the lower two-thirds of the nose, Plast.Reconstr. Surg, Vol57(6), p.722-728.
37. Morgan RF, Chambers RG, Jacques DA, Hoopes JE(1981), Nasolabial flap in intraoral reconstruction. Review of 55 cases, Am.J.Surg, Vol 142(4), p.448-450.
38. Myers EN(1997), Operative Otolaryngology, Head and Neck surgery, W.B.Saunders company, p.741,954-956, 990.
39. Nieto IS (1982), Local flaps, Ann.Plast.Surg, Vol8(2) p.99-106.
40. Niranjan N.S (1998), An anatomical study of the facial artery, Ann.Plast.Surg, Vol21(1), p.14-22.
41. Rubin L.R (1974), Anatomy of a smile, Plast.Reconstr.Surg, Vol53, p.384.
42. Schneider GL, Rudolph R, Greenway HT, Miller SH (1997), New trends in skin tumor surgery, Int Surg, Vol 82(4) p.339-349.
43. Telfer JRC, Bainbridge LC, Soutar DS(1993), Recurrence of intraoral squamous cell carcinoma at the base of nasolabial flaps used for intraoral reconstruction: a report of two cases, Brit.J.Plast.Surg, Vol46(3), p.266-267.
44. Weerda H(2001), Reconstructive facial plastic surgery – A problem-solving manual, p.1-54
45. Wu Hui-Ling, Le Shu-Jun and Zheng Shu-Sen (2008), Double Opposing-Rhomboid Flaps for Closure of a Circular Facial Defect in a Special Position, Aesthetic Plast Surg. 2009 July; 33(4), p.523–526.
46. Yotsuyanagi T, Yamashita K, Urushidate S, Yokoi K, Sawada Y (2000), Nasal reconstruction based on aesthetic subunits in Orientals, Plast Reconstr Surg, Vol 106(1), p.36-44.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng hàm mặt và những ứng dụng trong phẫu thuật tạo hình. 3
1.1.1. Đặc điểm da và tổ chức dưới da vùng hàm mặt. 3
1.1.2. Đặc điểm giải phẩu hệ thống cấp máu vùng hàm mặt: 4
1.2. Phân loại các tổn khuyết vùng hàm mặt. 7
1.3 Nguyên nhân các tổn khuyết vùng hàm mặt 11
1.3.1 Do chấn thương 11
1.3.2 Do di chứng sẹo bỏng, sẹo chấn thương cũ. 11
1.3.3 Sau khi cắt bỏ các khối u lành tính hoặc ác tính của da vùng hàm mặt. 11
1.4. Các phương pháp đang được sử dụng để điều trị các tổn khuyết phần mềm vùng hàm mặt. 12
1.4.1 Khâu trực tiếp 12
1.4.2 Ghép da rời tự thân. 12
1.4.3 Phương pháp tạo hình bằng các vạt tổ chức. 13
1.4.4 Phương pháp giãn da 15
1.5 Vạt hình thoi, tình hình nghiên cứu và việc sử dụng vạt hình thoi trong phẫu thuật tạo hình hàm mặt: 16
1.5.1 Đôi nét về vạt hình thoi và tình hình nghiên cứu vạt hình thoi : 16
1.5.2 Kỹ thuật sử dụng vạt hình thoi trong phục hồi tổn khuyết phần mềm vùng mặt: 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Địa điểm nghiên cứu 24
2.2. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2.1 Cỡ mẫu: 24
2.2.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 24
2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu. 25
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu: 25
2.3.2 Các bước tiến hành phẫu thuật 25
2.3.3 Các chỉ số nghiên cứu. 28
23.4. Đánh giá kết quả 29
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đặc điểm lâm sàng 33
3.1.1 Giới tính 33
3.1.2 Tuổi 34
3.1.3 Nguyên nhân tổn khuyết 34
3.1.4 Vị trí tổn khuyết và số tiểu đơn vị giải phẫu thẩm mỹ bị tổn khuyết 36
3.1.5 Kích thước tổn khuyết 37
3.2 Đặc điểm kỹ thuật sử dụng vạt hình thoi : 37
3.2.1 Các dạng vạt đã sử dụng : 37
3.2.2 Kích thước vạt sử dụng 38
3.2.3. Liên quan giữa dạng vạt sử dụng với vị trí, kích thước của khuyết hổng: 38
3.3. Kết quả phẫu thuật : 39
3.3.1 Kết quả gần 39
3.3.2 Kết quả xa : 43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57
4.1 Đặc điểm lâm sàng các thương tổn được tạo hình bằng vạt hình thoi: 57
4.1.1 Tuổi và giới: 57
4.1.2 Nguyên nhân: 57
4.1.3 Vị trí tổn thương và vị trí khuyết hổng da sau khi loại bỏ tổn thương: 58
4.1.4 Kích thước tổn thương và mức độ khuyết hổng 59
4.2 Về kết quả và chỉ định sử dụng vạt hình thoi 61
4.2.1 Đặc điểm kỹ thuật sử dụng vạt hình thoi: 61
4.2.2 Kết quả sử dụng vạt cho từng loại tổn thương và cho từng vị trí tổn thương 64
4.2.3 Bàn về kết quả gần-xa và chỉ định sử dụng vạt hình thoi 67
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Đánh giá kết quả sử dụng vạt hình thoi trong tạo hình phần mềm vùng mặt