Đánh giá kết quả tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser trong điều trị glôcôm góc mở nguyên phát

Đánh giá kết quả tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser trong điều trị glôcôm góc mở nguyên phát

Đánh giá kết quả tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser trong điều trị glôcôm góc mở nguyên phát
Trần Minh Hà, Đào Thị Lâm Hường
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Glôcôm góc mở nguyên phát là bệnh lý gây tổn thương tiến triển thần kinh thị giác mà phương pháp điều trị chính là hạ nhãn áp bằng thuốc tra, laser hoặc phẫu thuật. Tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser không chỉ là một phương pháp điều trị bổ trợ mà dần được lựa chọn là một điều trị độc lập, thậm chí là điều trị đầu tay thay cho thuốc tra hoặc phẫu thuật. Mục tiêu nghiên cứu nhằm: 1) Đánh giá kết quả hạ nhãn áp của phương pháp tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser (SLT) trong điều trị glôcôm góc mở nguyên phát, 2) Đánh giá mức độ an toàn của phương pháp điều trị bằng SLT. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thực hiện trên 55 mắt glôcôm góc mở nguyên phát được điều trị tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser trên toàn bộ 360° chu vi vùng bè với thời gian theo dõi đến 18 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhãn áp trung bình trước điều trị: 28,26 ± 4,62 mmHg. Từ sau điều trị 1 tuần, nhãn áp trung bình tại các lần khám đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) so với trước điều trị. Tỷ lệ hạ nhãn áp thành công đạt từ 74,55% cho đến cao nhất là 81,82%. Các biến chứng gặp phải là không đáng kể, thường gặp nhất là nhức mắt (43,64%). Như vậy, điều trị glôcôm góc mở nguyên phát bằng SLT có hiệu quả hạ nhãn áp tốt, an toàn, ít biến chứng. 

Phương  pháp  tạo  hình  vùng  bè  chọn  lọc bằng  laser  (Selective  Laser  Trabeculoplasty – SLT) được Latina và Park giới thiệu lần đầu vào năm 1995. Phương pháp này được gọi là “chọn lọc” vì nó chỉ tác động vào các tế bào sắc tố của vùng bè mà không gây ra các tổn thương về cấu trúc khác.1Các cơ chế tác động của SLT lên đường thoát thủy dịch bao gồm : tác động cơ giới làm mở ra vùng bè màng bồ đào củng mạc và ống Schlemm,2 cơ chế tế bào : kích thích quá trình phân bào,3 và cơ chế sinh hóa mà qua đó làm tăng hoạt tính các cytokines và kích hoạt các tế bào vùng bè có đặc tính giống đại thực bào.4 Kết quả giải phẫu bệnh trên các mắt đã qua điều trị SLT cho thấy có rất ít các thay đổi về mặt cơ học. Hiệu quả hạ nhãn áp của SLT do đó được cho là bởi các tác động về mặt sinh hóa và tế bào chứ không phải là thay đổi về cấu trúc.5 SLT sử dụng ít hơn 1% mức năng lượng thường dùng trong tạo hình vùng bè bằng laser Argon (ALT),6 chính vì vậy mà về lý thuyết thì SLT còn có thể được thực hiện nhiều lần để giúp hạ nhãn áp. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy SLT có hiệu quả hạ nhãn áp từ 11 – 40% so với nhãn áp ban đầu, đồng thời có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, an toàn, ít biến chứng và đặc biệt là khắc phục được vấn đề tuân thủ điều trị của bệnh nhân.7 Với các ưu điểm này, nhiều nghiên cứu đã khuyến khích việc  sử  dụng  SLT  như  là  phương  pháp  điều trị đầu tiên cho glôcôm góc mở nguyên phát.

Đánh giá kết quả tạo hình vùng bè chọn lọc bằng laser trong điều trị glôcôm góc mở nguyên phát

Leave a Comment