Đánh giá kết quả vô cảm của phương pháp gây tê khoang cùng dưới hướng dẫn của siêu âm

Đánh giá kết quả vô cảm của phương pháp gây tê khoang cùng dưới hướng dẫn của siêu âm

Đánh giá kết quả vô cảm của phương pháp gây tê khoang cùng dưới hướng dẫn của siêu âm
Phạm Quang Minh, Phạm Duy Thanh, Vũ Hoàng Phương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
So sánh kết quả kết quả vô cảm và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê khoang cùng dưới siêu âm với mốc giải phẫu tại Bệnh viện Đại học y Hà nội từ 10/2019 – 10/2020. Thời gian xác định màng cùng cụt của 2 nhóm như nhau, số lần chọc kim qua da của nhóm giải phẫu nhiều hơn nhóm siêu âm 1,87 lần so với 1,37 lần, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01; số lần thay đổi hướng kim trong da của nhóm siêu âm nhiều hơn; thời gian gây tê của nhóm siêu âm dài hơn nhóm giải phẫu 72,4 giây so với 51,2 giây, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Hiệu quả vô cảm trong mổ theo thang điểm Gunter của nhóm siêu âm tốt hơn 93,3% so với 86,7%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Các tác dụng phụ và biến chứng của 2 nhóm đều thấp. Kết luận: gây tê khoang cùng dưới hướng dẫn của siêu âm có tỷ lệ thành công cao hơn, ít tai biến hơn.

Gây mê bằng các thuốc mê bốc hơi kết hợp với gây tê khoang cùng là phương pháp vô cảm phổ biến cho hầu hết các phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em.1 Gây tê khoang cùng  được mô tả lần đầu tiên năm 1933 bởi Meredith Campbell, khi tiến hành thủ thuật soi bàng quang trên trẻ em, cho thấy kết quả tốt. Mặc dù có tỷ lệ thành công cao, ít gặp tai biến nhưng gây tê khoang cùng dựa vào mốc giải phẫu còn gặp khó khăn trên những trẻ sơ sinh thiếu tháng, trẻ béo phì hoặc suy dinh dưỡng… liên quan đến xác định điểm chọc kim gây tê, phải thay đổi hướng kim nhiều lần.2 Trong những năm gần đây, việc sử dụng siêu âm ngày càng trở nên phổ biến trong thực  hành  gây  mê,  nó  đánh  giá  các  cấu  trúc giải phẫu bệnh nhân một cách không xâm lấn và khách quan.3 Tuy nhiên, phương pháp gây tê khoang cùng dưới hướng dẫn của siêu âm đòi hỏi phải trang bị các máy móc đắt tiền, hao phí của phẫu thuật tăng cao, thời gian chuẩn bị gây tê lâu dẫn đến tình trạng bệnh nhân phải sử dụng thuốc mê nhiều hơn.4,5 Ở Việt Nam, chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giákết quả vô cảm của phương pháp gây tê khoang cùng dưới hướng dẫn siêu âm” với 2 mục tiêu:So sánh kết quả vô cảm của phương pháp gây tê khoang cùng dưới hướng dẫn siêu âm với gây tê khoang cùng dựa vào mốc giải phẫu.So sánh tác dụng không mong muốn của gây tê khoang cùng dưới hướng dẫn siêu âm với gây tê khoang cùng dựa vào mốc giải phẫu.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment