Đánh giá kiên thức, thái độ và thực hành của gia đình người tàn tật trong Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hải Dương

Đánh giá kiên thức, thái độ và thực hành của gia đình người tàn tật trong Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hải Dương

 

Tàn tật là mọt vấn đề lớn về sức khỏe mang tính toàn cầu. Hàng loạt các tài liêu Quốc tế đã công bố tỷ lê người tàn tạt (NTT) chiếm khoảng 10% nhân loại, trong đó khoảng 6% đã tự hoà nhập, 1% cần sự chăm sóc đạc biêt và 3% còn lại đã và đang có nhu cầu về kỹ thuạt phục hồi chức năng. Mạt khác, tỷ lê người tàn tạt trên thế giới vẫn tăng thêm 1,63% mỗi năm [116], [128], [129], [131]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên hợp quốc, vào năm 1996 trên thế giới có khoảng 500 triêu NTT. Trong đó, tại các nước đang phát triển có khoảng 340 triêu người và trẻ tàn tạt chiếm tới 140 triêu, riêng khu vực Tây Thái Bình Dương có trên 100 triêu NTT, trong số họ có 75% chưa được chăm sóc y tế và bảo trợ xã họi [43], [107], [108], [115].

Viêt Nam là mọt quốc gia phải gánh chịu hạu quả chiến tranh nạng nề, nền kinh tế đang phát triển, bênh dịch lưu hành và tỷ lê chấn thương có xu hướng ngày mọt gia tăng nên tỷ lê NTT cũng không thấp [1], [57], [59]. Năm 1992, Bọ Lao đọng, Thương binh và Xã họi đã công bố tỷ lê NTT chiếm 6,6% dân số [7]. Theo Số liêu Điều tra Quốc gia năm 1995 ước tính Viêt Nam có khoảng 5,1 triêu người tàn tạt chiếm 6,3% dân số [9]. Tỷ lê NTT ở mọt số nơi có chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cọng đồng (PHCNDVCĐ) vào khoảng 5,8%- 6,4% dân số được điều tra và thấp hơn tỷ lê NTT do WHO đã công bố [62], [64], [68].

Theo kinh nghiêm của nhiều nước trên Thế giới và của Viêt Nam về Phục hồi chức năng (PHCN) dựa vào viên và trung tâm dù cố gắng hết sức về nhân lực chuyên môn, kiến thức và trang bị hiên đại cũng chỉ đáp ứng được 5-10% số NTT. Còn lại trên 90% NTT sống ở các vùng nông thôn xa xôi và không được tiếp cạn với kỹ thuạt PHCN họ là những người mạc cảm, tự ti, lê thuộc. Họ là gánh nạng cho gia đình và cọng đồng [91], [99], [101], [102].

Viêc cải thiên số phạn của những NTT sống ở những nước đang phát triển hiên nay là mọt nhiêm vụ khó khăn và đầy thử thách, WHO ước tính 98% số NTT bị bỏ mạc hoặc bị lãng quên trong những nước đang phát triển [112], [120], [121]. Chương trình PHCNDVCĐ là mọt thành tựu mới được thử nghiêm từ những năm 1979-1982 đã được WHO và nhiều tổ chức liên quan của Liên Hợp Quốc công nhạn có hiêu quả thiết thực đối với NTT và có thể thực hiên được ở các nước đang phát triển [108], [124], [127].

Ở Việt Nam chương trình PHCNDVCĐ đã được triển khai từ năm 1987, tính đến năm 2004, chương trình đã thực hiện được 17 năm, đã có 46/62 (74%) tỉnh, thành tại Việt Nam triển khai chương trình này. Chương trình PHCNDVCĐ đã làm thay đổi nhận thức của toàn bô công đồng bao gồm: Chính quyền lãnh đạo địa phương, các cấp, các ban ngành, gia đình và của bản thân NTT. Người tàn tật được PHCN tại nhà, có nhiều cơ hôi có việc làm, trẻ tàn tật có cơ hôi đi học. Nhìn chung, cuôc sống của NTT ở những nơi có chương trình đã thay đổi hẳn: NTT đã được hòa nhập với công đồng và trở thành môt thành viên bình đẳng của xã hôi [44], [106].

Hải Dương là tỉnh đầu tiên ở miền Bắc được Bô Y tế’ chọn để triển khai chương trình PHCNDVCĐ từ cuối năm 1988 với sự hỗ trợ về tài chính của Tổ chức Cứu trợ Nhi đồng Thụy Điển (Radda Barnen) và sự chỉ đạo chuyên môn của WHO. Tiến đô triển khai chương trình diễn ra khá chậm: Lúc đầu chỉ có 5 xã, sau đó 102/263 xã/phường; đặc biệt năm 2004, NTT của tất cả 263 (100%) xã/phường đã được điều tra, phân loại và PHCN. Tính đến năm 2006, chương trình đã triển khai được 18 năm nhưng kết quả rất hạn chế, thậm chí có xã mới chỉ bước đầu áp dụng các kỹ thuật của chương trình để PHCN cho NTT. Có nhiều nguyên nhân làm cho kết quả của chương trình chưa cao, như: sự ủng hô của chính quyền lãnh đạo địa phương chưa thường xuyên, sự hợp tác đa ngành chưa hiệu quả, kinh phí để chi phí cho các hoạt đông của chương trình rất hạn chế. Đặc biệt, những nguyên nhân mang tính quyết định đến kết quả thấp của chương trình là chưa có thay đổi thực sự nhận thức của bản thân người tàn tật và năng lực thực hiện các kỹ thuật PHCN tại nhà cho NTT của thành viên gia đình rất kém [58], [83].

Trên thế’ giới cũng như ở Việt Nam tuy đã có môt số tác giả nghiên cứu về Chương trình PHCNDVCĐ nhưng hầu hết mới tập trung vào môt số lĩnh vực như: Chiến lược phát triển của ngành Phục hồi chức năng Việt Nam [21], [60], [66]; Kinh nghiệm thực hiện chương trình PHCNDVCĐ ở môt số tỉnh ở Việt Nam và môt số quốc gia [65], [69], [132], [136]; Nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt đông của chương trình PHCNDVCĐ [73], [85], [86], [118]; Phương pháp và kết quả Phục hồi chức năng cho một số dạng tàn tật tại cộng đồng [47].

Như vậy, còn một đối tượng quan trọng, đóng vai trò như mắt xích cuối cùng để chuyển giao kỹ thuật của chương trình đến với NTT và là yếu tố quyết định sự thành công của chương trình PHCNDVCĐ đó chính là thành viên gia đình của người tàn tật nhưng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ trên Thế Giới cũng như ở Việt Nam. Nghiên cứu về năng lực của TVGĐ của NTT chính là nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành của họ trong chương trình PHCNDVCĐ. Trong đó kiến thức là quan trọng nhất, vì kiến thức tốt sẽ giúp họ có thái độ tốt và thực hành đúng các kỹ thuật PHCN cho NTT. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành của TVGĐ trong chương trình PHCNDVCĐ không thể tách rời một đối tượng nghiên cứu quan trọng đó là NTT vì mọi hoạt động PHCN của TVGĐ đều được phản ánh qua kết quả phục hồi chức năng của NTT trong gia đình họ [2], [3].

Do vậy, để góp phần khẳng định thực trạng năng lực phục hồi chức năng tại nhà cho người tàn tật của thành viên gia đình và để nâng cao chất lượng sống cho người tàn tật tại tỉnh Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung nên nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kiên thức, thái độ và thực hành của gia đình người tàn tật trong Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hải Dương” là thực sự cần thiết.

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ và nhu cầu Phục hổi chức năng của người tàn tật tại tỉnh Hải Dương.

2. Mô tả thực trạng về kiến thức, thái độ và thực hành về bốn nhiêm vụ của thành viên gia đình trong Phục hổi chức năng dựa vào cộng đổng tại tỉnh Hải Dương

3. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành Phục hổi chức năng tại nhà cho người tàn tật của thành viên gia đình (Trên cơ sở đó thử nghiệm can thiệp và đề xuất một số giải pháp can thiệp).

4. Đánh giá hiệu quả tập huấn về kiến thức, thái độ và thực hành Phục hổi chức năng tại nhà cho người tàn tật của thành viên gia đình.

 

LỜI CảM ƠN i

CHữ VIếT TấT v

DANH Mực CÁC BảNG xi

DANH Mực CÁC BIểU Đổ xv

NHỮNG ĐÓNG GÓP MớI CủA Để TÀI NGHIÊN cứu xvi

ĐặT VấN Để 1

Mục tiêu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4

1.1 Các khái niệm liên quan đến tàn tạt 4

1.1.1 Quá trình tàn tạt 4

1.1.2 Nguyên nhân gây tàn tạt 4

1.1.3 Phân loại tàn tạt 4

1.1.4 Hậu quả của tàn tạt 5

1.1.5 Các biên pháp phòng ngừa tàn tạt 6

1.2 Mô hình tàn tạt và những hoạt đông liên quan đến người tàn tạt.. 7

1.2.1 Mô hình tàn tạt trên Thế giới 7

1.2.2 Những hoạt đông liên quan đến người tàn tạt trên Thế giới 9

1.2.3 Mô hình tàn tạt tại Viêt Nam 11

1.2.4 Những hoạt đông liên quan đến người tàn tạt tại Viêt Nam.. 13

1.3 Các giải pháp để cải thiện tình trạng người tàn tạt 13

1.3.1 Phục hổi chức năng 13

1.3.2 Phục hổi chức năng dựa vào công đổng 15

1.3.3 Giáo dục đặc biêt và giáo dục hòa nhạp 17

1.3.4 Hỗ trợ và tạo viêc làm có thu nhạp cho người tàn tạt 17

1.3.5 Phát triển các tổ chức của người tàn tạt 18

1.3.6 Cơ sở pháp lý liên quan đến người tàn tạt và phục hổi chức

năng tại Viêt Nam 18

1.4 Nhân lực thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào công đồng. 19

1.4.1 Tình hình phân bố người tàn tật và cán bô phục hổi chức

năng tại VÍệt Nam 19

1.4.2 Sự phân công nhiệm vụ của các tuyến trong chương trình

phục hổi chức năng dựa vào công đổng .7 .7 19

1.5 Gia đình người tàn tật trong chương trình phục hồi chức năng 22

dựa vào công đồng .7. “….’.

1.5.1 Môt số thông tin về thành viên gia đình trong chương trình

PHCNDVCĐ 7 22

1.5.2 Vai trò và sự quan tâm của thành viên gia đình đối với người

tàn tật trong chương trình PHCNDV CĐ 7….. 23

1.6 Môt số đặc điểm về hệ thống y tế và Phục hồi chức năng dựa

vào công đồng tại tỉnh Hải Dương 26

1.6.1 Môt số đặc điểm về hệ thống Y tế tỉnh Hải Dương 26

1.6.2 Chương trình PHCNDVCĐ tại tỉnh Hải Dương 26

CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu… 32

2.1 Địa điểm nghiên cứu 32

2.1.1 Địa điểm của nghiên cứu mô tả cắt ngang 32

2.1.2 Địa điểm của nghiên cứu can thiệp 34

2.2 Đối tượng nghiên cứu 34

2.2.1 Người tàn tật tại tỉnh Hải Dương 34

2.2.2 Thành viên gia đình của người tàn tật tại tỉnh Hải Dương… 34

2.3 Phương pháp nghiên cứu 34

2.3.1 Nghiên cứu mô tả cắt ngang 36

2.3.2 Nghiên cứu can thiệp 38

2.3.3 Phương pháp đánh giá trong nghiên cứu 42

2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu thống kê 44

2.3.5 Sai số và biện pháp khống chế sai số 44

2.4 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 45

2.5 Môt số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu 46

2.6 Sơ đồ tóm tắt nôi dung nghiên cứu 47

2.7 Bảng tóm tắt các biến số, chỉ số và phương pháp thu thập

thông tin của nghiên cứu…. .7..” 48

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 49

3.1 Môt số đạc điểm dịch tễ và nhu cầu PHCN của người tàn tạt tỉnh

Hải Dương 49

3.1.1 Môt số đặc điểm chung về người tàn tạt 49

3.1.2 Thực trạng về nhu cầu PHCN của người tàn tạt 54

3.2 Môt số đạc điểm của thành viên gia đình của người tàn tạt

tỉnh Hải Dương 57

3.2.1 Môt số thông tin chung về thành viên gia đình 57

3.2.2 Thực trạng kiến thức, thái đô và thực hành về bốn hoạt

đông PHCNDVCĐ của thành viên gia đình 64

3.3 Môt số yếu tố liên quan đến PHCN tại nhà cho người tàn tạt

của thành viên gia đình tại tỉnh Hải Dương 72

3.3.1 Môt số yếu tố thuôc NTT liên quan đến thực hành của

TVGĐ trong PHCNDVCĐ 72

3.3.2 Môt số yếu tố thuôc TVGĐ của người tàn tạt liên quan đến

kiến thức, thái đô và thực hành của họ trong PHCNDVCĐ 72

3.4 Đánh giá hiệu quả vai trò của gia đình trong vân đề nâng cao

kiến thức, thái đô và thực hành 80

3.4.1 Kết quả can thiêp đối với TVGĐ của NTT tỉnh Hải Dương 80

3.4.2 Kết quả can thiêp đối với người tàn tạt tỉnh Hải Dương 99

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 110

4.1 Môt số đạc điểm dịch tễ và nhu cầu PHCN của NTT tỉnh Hải Dương 110

4.1.1 Môt số đặc điểm dịch tễ của người tàn tạt 110

4.1.2 Thực trạng về nhu cầu PHCN của người tàn tạt 117

4.2 Môt số đạc điểm của thành viên gia đình của người tàn tạt

tỉnh Hải Dương 120

4.2.1 Môt số thông tin chung về thành viên gia đình 120

4.2.2 Thực trạng kiến thức, thái đô và thực hành về bốn nhiêm

vụ PHCNDVCĐ của thành viên gia đình 126

4.3 Một số yếu tố liên quan đến PHCN tại nhà cho người tàn tật

của thành viên gia đình tại tỉnh Hải Dương 132

4.3.1 Yêu tố thuộc NTT liên quan đến thực hành của TVGĐ trong

PHCNDVCD 132

4.3.2 Một số yếu tố thuộc thành viên gia đình liên quan đến kiến

thức thái độ và thực hành của họ trong PHCNDVCĐ 132

4.3.3 Liên quan giữa các yếu tố Kiến thức, thái độ và thực hành

của TVGĐ trong PHCNDVCĐ tại tỉnh Hải Dương….. 134

4.4 Đánh giá hiệu quả vai trò của gia đình trong vân đề nâng cao

kiến thức, thái độ và thực hành.. .7 .7. 136

4.4.1 Kết quả can thiệp đối với TVGĐ tỉnh Hải Dương 136

4.4.2 Kết quả can thiệp đối với người tàn tật tỉnh Hải Dương 149

KẾT LUẬN 144

KIẾN NGHỊ 147

TÀI LIÊU THAM KHẢO 148

PHỤ LỤC 162

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn và quan sát thực hiện của thành viên gia

đình NTT ve chương trình PHCNDVCĐ .:… 163

Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn và khám người lớn tàn tật 180

Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn gia đình và khám trẻ em tàn tật 185

Phụ lục 4: Phương pháp đánh giá trong nghiên cứu 190

Phụ lục 5: Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu.. 200

Phụ lục 6: Cơ sở pháp lý liên quan đến NTT và PHCN tại Việt Nam.. 204

Phụ lục 7: Bản đổ tỉnh Hải Dương và ghi chú các địa điểm nghiên cứu. 211

Phụ lục 8: Danh sách TVGĐ và NTT có nhu cầu PHCN được phát

hiện trong nghiên cứu mô tả cắt ngang 212

Phụ lục 9: Danh sách TVGĐ và NTT có nhu cầu PHCN trong

nghiên cứu quan sát phân tích 243

Phụ lục 10: Danh sách TVGĐ và NTT có nhu cầu PHCN được can

thiệp trong nghiên cứu can thiệp 250

Phụ lục 11: Một số hình ảnh liên quan đến nghiên cứu 257

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment