ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SỎI VỚI MỨC ĐỘ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG CỦA KỸ THUẬT TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ
ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SỎI VỚI MỨC ĐỘ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG CỦA KỸ THUẬT TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ
Phùng Anh Tuấn1, Đinh Ngọc Hà2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm hình ảnh sỏi thận liên quan đến tai biến, biến chứng của phương pháp tán sỏi qua da (TSQD) đường hầm nhỏ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 322 bệnh nhân (BN) sỏi thận được TSQD đường hầm nhỏ tại Bệnh viện
Quân y 103 từ 01/2018 – 5/2020. So sánh một số yếu tố kỹ thuật với phân độ tai biến sau phẫu thuật bằng Chi bình phương test. Kết quả: 17,4% BN có tai biến, biến chứng sau kỹ thuật. Biến chứng hay gặp nhất là sốt (13,7%). Mức độ phức tạp, kích thước sỏi và mức độ giãn đài bể thận liên quan với mức độ nặng tai biến, biến chứng. Kích thước và mức độ phức tạp sỏi liên quan với tình trạng chảy máu. Kết luận: Các đặc điểm sỏi thận liên quan với mức độ nặng của tai biến, biến chứng.
Sỏi thận là một bệnh thường gặp, đứng thứ 3 trong số các bệnh lý tiết niệu, sau viêm đường tiết niệu và u xơ tiền liệt tuyến. Báo cáo của Hiệp hội Tiết niệu châu Âu cho thấy, bệnh có thể gặp ở 1 – 15% tổng dân số [10]. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị sỏi thận, tuy nhiên thời gian gần đây, các kỹ thuật ít xâm lấn dần phát triển và chứng tỏ nhiều ưu thế. Trong đó, TSQD đường hầm nhỏ bước đầu cho thấy hiệu quả điều trị và ít tai biến, biến chứng [1]. Mặc dù vậy, vẫn có báo cáo về những tổn thương nặng, thậm chí tử vong sau TSQD.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com