ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ THANH QUẢN- HẠ HỌNG
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ THANH QUẢN- HẠ HỌNG
Lê Chí Huy1, Bùi Thế Anh1
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 người bệnh sau phẫu thuật ung thư thanh quản – hạ họng, từ tháng 7.2021 đến tháng 5.2022, tại Trung tâm ung bướu và phẫu thuật đầu cổ bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương. Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm và thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc của người bệnh sau phẫu thuật ung thư thanh quản – hạ họng. Kết quả: tỷ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc về: thể chất là 100% (80 % có nhu cầu cao, 20% có nhu cầu thấp), tinh thần là 98,2% (44,6% có nhu cầu cao, 53,6% có nhu cầu thấp), xã hội là 99,1% (có 87,3% là nhu cầu cao, 11,8% có nhu cầu thấp), y tế là 100% (90,9% có nhu cầu cao, 9,1% có nhu cầu thấp). Thực trạng đáp ứng các nhu cầu chăm sóc: thể chất đáp ứng tốt là 87,3% (đáp ứng kém hoặc không đáp ứng là 12,7%), tinh thần đáp ứng tốt là 83,3% (đáp ứng kém hoặc không đáp ứng là 16,7%), xã hội đáp ứng tốt là 83,5% (đáp ứng kém hoặc không đáp ứng là 16,5%), y tế đáp ứng tốt là 90% (đáp ứng kém hoặc không đáp ứng là 10%).
Ung thư thanh quản hạ họng (UTTQHH) là một tổn thương ác tính xuất phát từ lớp biểu mô của niêm mạc bao phủ thanh quản. Tại Việt Nam ung thư vùng thanh quản hạ họng chiếm khoảng 5-6% trong tổng số các loại ung thư nói chung và đứng thứ hai trongcác ung thư vùng đầu mặt cổ sau ung thư vòm mũi họng[5]. Điều trị ung thư UTTQHH hiện nay chủ yếu là: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị; trong đó phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu, còn xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng hỗ trợ, bổ sung cho phẫu thuật[5]. Sau phẫu thuật UTTQHH người bệnh xuất hiện các thay đổi: về tinh thần, cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý. Theo nghiên cứu của tác giả Bùi Thế Anh chất lượng cuộc sống của người bệnh trước vàsau phẫu thuật ung thư thanh quản bị biến đổi[3]. Theo Phạm Thị Hồng Chiên tỷlệsuydinhdưỡngởngườibệnhsaumổungthưhạhọng,ungthưthanhquảntănglênnhiềusovớitrướcphẫuthuật[2]. Người bệnh sau phẫu thuật UTTQHH thường xuất hiện nhiều nhu cầu chăm sóc và có những nhu cầu của NB chưa được đáp ứng. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về nhu cầu chăm sóc của người bệnh ung thư: nghiên cứu của Đỗ Thị Thắm cho thấy người bệnh ung thư đại trực tràng có các nhu cầu chăm sóc về thể chất, tinh thần, xã hội, y tế lần lượt là 80,5%, 90,2%, 85,1%, 92,6%[1]. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào được công bố về nhu cầu chăm sóc của người bệnh sau phẫu thuật UTTQHH. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá một số đặc điểm và đáp ứng nhu cầu chăm sóc của người bệnh sau phẫu thuật ung thư thanh quản-hạ họng” với mục tiêu:Mô tả một số đặc điểm và thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc của người bệnh sau phẫu thuật UTTQHH tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhu cầu chăm sóc, ung thư hạ họng, ung thư thanh quản
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Thị Thắm, Nguyễn Minh An, Nguyễn Đăng Trường. Đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ và các yếu tố liên quan của người bệnh sau phẫu thuật ung thư đại tràng tại bệnh viện K năm 2018. Tạp chí khoa học Điều dưỡng. 2019;2(1):73-82.
2. Phạm Thị Hồng Chiên. Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư hạ họng thanh quản tại BV Tai Mũi Họng TW năm 2017- 2018 [Luận văn Thạc sỹ Y học]: Đại học Y Hà Nội.; 2018.