Đánh giá một số giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Đánh giá một số giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Ung thư là bệnh ác tính của tế bào. Các thuốc điều trị ung thư là những thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển hay tiêu diệt tế bào ung thư vì vậy chúng được gọi là các thuốc độc tế bào (cytotoxic drugs). Thuốc chống ung thư (CUT) có thể gây ảnh hưởng độc hại với tế bào ác tính và cả các tế bào bình thường khác của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thuốc CUT không chỉ gây tác dụng độc hại trên người bệnh sử dụng thuốc mà cả cán bộ y tế (CBYT) − những người phải tiếp xúc thường xuyên có phơi nhiễm với thuốc CUT [69]. Để hạn chế ảnh hưởng của các thuốc CUT, theo khuyến cáo của các tổ chức, hiệp hội ngành nghề Y Dược uy tín trên thế giới thì tất cả giai đoạn tiếp xúc với thuốc CUT từ việc pha chế chuẩn bị đến sử dụng thuốc trên người bệnh, CBYT cần phải sử dụng các trang thiết bị bảo hộ phù hợp [65], [71], [94].
Cán bộ y tế thực hiện pha chế thuốc CUT là đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao nhất. Tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay như Pháp, Mỹ, Úc… pha chế thuốc CUT bắt buộc phải thực hiện tập trung tại khoa Dược bởi dược sĩ với các trang thiết bị chuyên dụng như tủ cách ly (Isolator) hay tủ an toàn sinh học (Biological Safety Cabinet − BSC). Điều này không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho CBYT mà còn giúp tiết kiệm chi phí. Việc áp dụng quy trình chuẩn bị thuốc CUT tập trung tại một số bệnh viện ở Pháp tiết kiệm từ 2,9-14,7% kinh phí sử dụng thuốc CUT [34], [91]. Điều dưỡng trực tiếp sử dụng thuốc CUT cho người bệnh là đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao thứ hai bởi thuốc CUT sau những người thực hiện pha chế. Do đó, hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm nghề nghiệp của thuốc CUT, các tổ chức hiệp hội ngành nghề, các trường đại học đã tiến hành đào tạo cho điều dưỡng những kiến thức về thực hành an toàn (THAT) khi làm việc với thuốc CUT.
Quá trình sử dụng thuốc CUT có những đặc điểm riêng biệt so với việc sử dụng các thuốc khác là phải tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ đã lựa chọn. Phác đồ điều trị ung thư thường kết hợp nhiều loại thuốc và liều dùng được cá thể hoá theo thông số sinh học của người bệnh [87]. Sai sót dùng thuốc đối với thuốc CUT dạng tiêm thường gây ra những hậu quả trầm trọng như làm tăng tác dụng phụ hoặc thất bại điều trị, có trường hợp dẫn đến tử vong. Một số nghiên cứu ở Mỹ và Pháp đã chứng minh tỉ lệ sai sót dùng thuốc CUT dao động từ 2-4% trên tổng số đơn thuốc [31], [51], [68], [84], [85]. Vì vậy, nhiều giải pháp đã được áp dụng để giảm sai sót trong quá trình kê đơn, đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất và ít tác dụng phụ trên2 người bệnh. Một trong những giải pháp giúp hạn chế sai sót đã được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới là sử dụng phần mềm kê đơn chuyên dụng thuốc CUT [60].
Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 là bệnh viện hạng đặc biệt, đa khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối của Quân đội. Với nhiều chuyên khoa điều trị ung thư như huyết học, tiêu hóa, phổi, sản, tiết niệu… nên số lượng bệnh nhân ung thư tới điều trị rất đông. Bệnh viện TWQĐ 108 cũng là đơn vị tiên phong trong thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong sử dụng thuốc CUT. Bệnh viện đã áp dụng các giải pháp như tổ chức Labo pha chế thuốc CUT tập trung tại khoa Dược, sử dụng mô-đun phần mềm kê đơn chuyên dụng thuốc CUT và đào tạo cho điều dưỡng về THAT khi sử dụng thuốc CUT. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá cụ thể về hiệu quả của các giải pháp can thiệp này. Xuất phát từ thực tế và những yêu cầu trong việc quản lý sử dụng thuốc CUT tại bệnh viện chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá một số giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kinh tế các giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh viện TWQĐ 108.
2. Đánh giá về an toàn của các giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh viện TWQĐ 108.
Kết quả của đề tài sẽ giúp cho Bệnh viện có cái nhìn tổng thể về thực trạng tình hình sử dụng thuốc CUT và có những biện pháp tăng cường, nâng cao chất lượng quản lý sử dụng thuốc CUT đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm
MỤC LỤC Đánh giá một số giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN……………………………………………………………………………3
1.1. BỆNH UNG THƯ………………………………………………………………………………..3
1.1.1. Khái niệm chung về ung thư ……………………………………………………………3
1.1.2. Tình hình bệnh ung thư trên thế giới………………………………………………..3
1.1.3. Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam…………………………………………………4
1.2. CHI PHÍ Y TẾ CHO ĐIỀU TRỊ UNG THƯ…………………………………………..4
1.2.1. Chi phí cho điều trị ung thư trên thế giới…………………………………………..4
1.2.2. Chi phí cho điều trị ung thư ở Việt Nam……………………………………………5
1.3. THUỐC CHỐNG UNG THƯ ……………………………………………………………….6
1.3.1. Khái niệm và phân loại thuốc chống ung thư …………………………………….6
1.3.2. Sử dụng thuốc chống ung thư………………………………………………………….7
1.3.3. Nguy cơ phơi nhiễm thuốc chống ung thư của cán bộ y tế…………………..8
1.4. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG UNG THƯ …..9
1.4.1. Các bước trong quá trình sử dụng thuốc chống ung thư tại bệnh viện ….9
1.4.2. Các giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại bệnh viện……..10
1.5. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP TRONG QUẢN LÝ SỬ
DỤNG THUỐC CHỐNG UNG THƯ ………………………………………………………..15
1.5.1. Đánh giá kinh tế…………………………………………………………………………..15
1.5.2. Đánh giá an toàn………………………………………………………………………….18
1.6. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 ………….24
1.6.1. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108………………………………………………24
1.6.2. Giới thiệu về khoa Dược − Bệnh viện Trung ương Quân đội 108……….25
1.6.3. Thực trạng hoạt động quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh
viện……………………………………………………………………………………………………..26
1.7. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………………………….29
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..31
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU………………….31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………..31
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………..31
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………..31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………31
2.2.2. Quy trình tiến hành nghiên cứu……………………………………………………..32
2.2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu…………………………………………………………………….40
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU………………………………………………43
2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU……………………………………………………..452.4.1. Xử lý và phân tích số liệu định lượng ……………………………………………..45
2.4.2. Xử lý và phân tích số liệu định tính ………………………………………………..47
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….48
3.1. ĐÁNH GIÁ KINH TẾ CÁC GIẢI PHÁP …………………………………………….48
3.1.1. Đánh giá kinh tế của pha chế tập trung thuốc chống ung thư ……………48
3.1.2. Lợi ích sử dụng mô-đun phần mềm chuyên dụng kê đơn thuốc CUT ….54
3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ AN TOÀN CỦA CÁC GIẢI PHÁP ……………………………..58
3.2.1. An toàn trong pha chế tập trung thuốc CUT…………………………………….58
3.2.2. An toàn trong kê đơn thuốc CUT bằng mô-đun phần mềm chuyên
dụng ……………………………………………………………………………………………………67
3.2.3. Đào tạo về thực hành an toàn trong sử dụng thuốc CUT …………………..70
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….79
4.1. VỀ CỠ MẪU NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………..79
4.2. VỀ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP……………………………………………………..81
4.2.1. Pha chế tập trung thuốc chống ung thư…………………………………………..81
4.2.2. Về việc sử dụng mô-đun phần mềm kê đơn thuốc CUT chuyên dụng ….84
4.2.3. Đào tạo về thực hành an toàn khi sử dụng thuốc chống ung thư………..86
4.3. VỀ ĐÁNH GIÁ KINH TẾ CỦA CÁC GIẢI PHÁP……………………………….88
4.3.1. Pha chế tập trung thuốc chống ung thư…………………………………………..88
4.3.2. Kê đơn thuốc CUT bằng mô-đun phần mềm chuyên dụng…………………91
4.4. VỀ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CỦA CÁC GIẢI PHÁP ……………………………..92
4.4.1. Pha chế tập trung thuốc chống ung thư…………………………………………..92
4.4.2. Kê đơn thuốc CUT bằng mô-đun phần mềm chuyên dụng…………………96
4.4.3. Đào tạo về thực hành an toàn trong sử dụng thuốc CUT cho điều
dưỡng ………………………………………………………………………………………………….99
4.5. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU ………………………………………….106
4.5.1. Ưu điểm …………………………………………………………………………………….106
4.5.2. Hạn chế …………………………………………………………………………………….107
4.6. ĐỀ XUẤT HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU …………………………………108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………..109
1. KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………..109
1.1. Đánh giá kinh tế……………………………………………………………………………109
1.2. Đánh giá an toàn…………………………………………………………………………..109
2. KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………….11
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số thuốc CUT theo phân loại của IARC……………………………………..7
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu dạng câu hỏi khảo sát ở điều dưỡng…………………….23
Bảng 1.3. Số bệnh nhân sử dụng thuốc từ Labo pha chế thuốc CUT tập trung …….27
Bảng 1.4. Trung bình số lần chuẩn bị thuốc CUT trên lượt bệnh nhân……………….28
Bảng 1.5. Số lượng hoạt chất và BD các thuốc CUT sử dụng tại Bệnh viện………..28
Bảng 2.6. Thời điểm thực hiện các hoạt động nghiên cứu………………………………..33
Bảng 2.7. Các biến số nghiên cứu………………………………………………………………..35
Bảng 2.8. Đặc điểm mẫu nghiên cứu tham gia khảo sát …………………………………..40
Bảng 2.9. Đặc điểm đơn thuốc pha chế và đơn hoá trị liệu……………………………….41
Bảng 2.10. Cỡ mẫu cho các nghiên cứu………………………………………………………..43
Bảng 2.11. Công thức sử dụng để tính toán các chỉ số …………………………………….46
Bảng 3.12. Giá trị tiết kiệm của thuốc CUT tại Labo giai đoạn 2011-2017 …………48
Bảng 3.13. Hiệu suất tiết kiệm tính theo giá trị tại Labo giai đoạn 2011-2017 …….48
Bảng 3.14. Số lượng và giá trị tiết kiệm theo hoạt chất tại Labo từ 2011-2017 ……50
Bảng 3.15. Mức khấu hao của tài sản cố định ………………………………………………..52
Bảng 3.16. Cơ cấu chi phí Labo pha chế thuốc CUT qua các năm dự án…………….53
Bảng 3.17. Chỉ số kinh tế của dự án đầu tư Labo pha chế thuốc CUT tập trung…..53
Bảng 3.18. So sánh trước và sau khi sử dụng mô-đun kê đơn thuốc CUT …………..55
Bảng 3.19. So sánh pha chế thuốc CUT tại khoa lâm sàng và khoa Dược…………..59
Bảng 3.20. Đánh giá về hoạt động pha chế tập trung thuốc chống ung thư………….60
Bảng 3.21. Triệu chứng cấp tính điều dưỡng gặp phải khi pha chế thuốc CUT tại
khoa phòng (khảo sát bộ câu hỏi phụ lục 01)…………………………………………..61
Bảng 3.22. Đánh giá ảnh hưởng lâu dài gây ra bởi thuốc CUT ở dược sĩ và điều
dưỡng (Kết quả khảo sát bộ câu hỏi phụ lục 01, 03) …………………………………62
Bảng 3.23. Chỉ số ICC của điều dưỡng tại các khoa trước 2010 ……………………….63
Bảng 3.24. Chỉ số ICC ước tính của DSTH pha chế thuốc CUT ……………………….63
Bảng 3.25. Sai sót lâm sàng trên đơn hoá trị liệu ……………………………………………68
Bảng 3.26. Thực hành sử dụng TTB của điều dưỡng (Phụ lục 07)…………………….70
Bảng 3.27. Thực hành của điều dưỡng theo khảo sát bằng bộ câu hỏi………………..71
Bảng 3.28. Nhu cầu đào tạo của điều dưỡng………………………………………………….72
Bảng 3.29. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy định, hướng dẫn THAT…..73
Bảng 3.30. Kiến thức của điều dưỡng tại khoa có sử dụng thuốc chống ung thư….76
Bảng 3.31. Đánh giá thay đổi về thái độ và thực hành của điều dưỡng……………….78DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tình hình mắc mới và tử vong của bệnh nhân ung thư trên thế giới ………3
Hình 1.2. Tỉ lệ sử dụng các phương pháp điều trị ung thư tại Bệnh viện K …………..8
Hình 1.3. Quá trình sử dụng thuốc CUT tại bệnh viện …………………………………….10
Hình 1.4. Cơ cấu chi phí cho việc pha chế tập trung thuốc CUT tại khoa Dược…..16
Hình 1.5. Sơ đồ các bước thực hiện của quy trình…………………………………………..26
Hình 2.6. Sơ đồ nội dung nghiên cứu……………………………………………………………32
Hình 3.7. Cơ cấu tỉ lệ giá trị thuốc thừa dư qua các năm 2011-2017 ………………….49
Hình 3.8. Tương quan giữa số lượng và giá trị tiết kiệm của 15 hoạt chất được pha
chế thường xuyên tại Labo …………………………………………………………………..51
Hình 3.9. Đánh giá thông tin trên đơn hoá trị liệu và phiếu pha chế…………………..67
Hình 3.10. Mô hình lựa chọn theo BMA……………………………………………………….7