Phân tích thực trạng cung ứng thuốc và đánh giá một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn

Phân tích thực trạng cung ứng thuốc và đánh giá một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn

Phân tích thực trạng cung ứng thuốc và đánh giá một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.Đảm bảo đủ thuốc có chất lượng, quản lý sử dụng hợp lý, hiệu quả và an toàn làmột trong những nhiệm vụ quan trọng của tất cả các Bệnh viện tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Để thực hiện được nhiệm vụ đó các nguyên tắc quản lý trong chuỗi cung ứng thuốc cần được xây dựng và triển khai toàn diện từ việc xây dựng danh mục thuốc, mua thuốc, các biện pháp tổ chức quản lý trong tồn trữ/cấp phát thuốc đến việc sử dụng thuốc trong điều trị.

Quản lý tồn trữ không hiệu quả dẫn đến tăng chi phí do lượng hàng tồn kho lớn hoặc chất lượng thuốc bị ảnh hưởng do điều kiện bảo quản thuốc không đạt tiêu chuẩn hoặc thuốc hết hạn gây ảnh hưởng đến kinh phí của Bệnh viện. Trong cấp phát thuốc,việc kiểm soát không tốt dẫn đến nguy cơ trong việc cấp phát không chính xác, nhầm về số lượng, nhầm hàm lượng hoặc nhầm thuốc có tên và mẫu mã giống nhau. Sử dụng thuốc không phù hợp làm tăng chi phí điều trị, tăng thời gian nằm viện và tăng tỉ lệ tử vong. Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2011, thực trạng sử dụng thuốc bất hợp lý đang là vấn đề rất nghiêm trọng, mang tính toàn cầu [137]. Một số hậu quả điển hình của việc sử dụng thuốc bất hợp lý là nguy cơ gia tăng các biến cố có hại của thuốc không đáng có, gia tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tăng tỷ lệ nhập viện cũng như tỷ lệ tử vong và gia tăng gánh nặng kinh tế. Để có thể can thiệp một cách hiệu quả nhằm nâng cao tính hợp lý trong sử dụng thuốc, rất cần thiết có các nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng. Các hội nghị của WHO trong đó điển hình là ICIUM (International Conference on Improving Use of Medicines) khuyến cáo nhóm thuốc đầu tiên cần đánh giá sử dụng trong bệnh viện là kháng sinh vì đây là nhóm thuốc được kê đơn thường xuyên nhất (chiếm khoảng 30-50% trong các đơn thuốc), vì vậy cũng thường xảy ra sai sót trong sử dụng cũng như gây ADR nhiều nhất; ngoài ra sử dụng bất hợp lý kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả gia tăng tính kháng thuốc và dẫn đến hậu quả không còn thuốc điều trị trong tương lai [130]. Năm 2010, theo Quy định của Bộ y tế về việc triển khai trương trình chỉ đạo Tuyến, bệnh viện E được giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến tại một số Bệnh viện trong đó có Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn [11]. Bệnh viện E đã thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ bệnh viện Bắc Kạn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác Dược Bệnh viện bao gồm cung ứng thuốc, sử dụng thuốc tại Bệnh viện. Để có cơ sở trong việc tiếp tục cải tiến các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác Dược tại Bệnh viện thuộc chỉ đạo tuyến của Bệnh viện E, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Phân tích thực trạng cung ứng thuốc và đánh giá một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn” với các mục tiêu sau:
– Phân tích thực trạng tồn trữ, cấp phát thuốc và sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện đa khoa Bắc Cạn.
– Đánh giá một số giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Bắc Kạn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thanh Bình, Từ Minh Koong, Huỳnh Hiền Trung (2009), “Hiệu quả can
thiệp quản lý tồn kho tại Khoa Dược Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2008: sử
dụng chỉ số IMAT”, Tạp chí Dược học, 9(401), pp. 2-6.
2. Bộ y tế (2015), “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, Nhà xuất bản Y học
3. Bộ Y tế (2015), “Quyết định số 4745/QĐ-BYT Ban hành nội dung kiểm tra đánh 
giá chât lượng Bệnh viện”
4. Bộ Y tế (2014), “Thông tư số 19/2014/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định quản lý
thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc”
5. Bộ Y tế (2013), “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn
từ năm 2013 đến năm 2020″
6. Bộ y tế (2013), “Quyết  định số 2/QĐHN-BYT Về việc triển khai áp dụng
nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc”
7. Bộ y tế (2013),  “Thông  tư  số 21/2013/TT-BYT  Qui  định về tổ chức và hoạt
động của hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện “
8. Bộ y tế (2011), “Thông tư 22/TT-BYT Thông tư Qui định tổ chức hoạt động của
khoa Dược Bệnh viện”
9. Bộ y tế (2011), “Thông tư số 23/2011/TT-BYTBYT ngày 10/06/2011 cuả Bộ y
tế Hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở y tế có giường bệnh”
10. Bộ y tế (2011), “Thông tư số 23/TT-BYT Hướng dẫn sử dụng thuốc trong cơ sở
y tế có giường bệnh”
11. Bộ y tế (2010), “Quyết định  ban  hành  quy  định phân công công tác chỉ đạo
tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh “
12. Bộ y tế (2004), “Hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc
chấn chỉnh công tác dược bệnh viện”
13. Bộ y tế (2016), “Quyết định 772/QĐ-BYT Về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn
thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong Bệnh viện”
14. Huỳnh Hiền Trung, Đoàn Minh Phúc, Nguyễn Thị Thuý Hà (2009), ”  ử dụng 
phan t ch  B /  N đánh giá hiẹu quả can thiẹp cung ứng thuốc tại Bẹ nh viẹnMỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………..1
Chương 1. TỔNG QUAN …………………………………………………………………………….3
1.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN……..3
1.2. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN ……………………4
1.2.1. Lựa chọn thuốc…………………………………………………………………………………….4
1.2.2. Mua thuốc……………………………………………………………………………………………7
1.2.3. Quản lý tồn kho……………………………………………………………………………………8
1.2.4. Quản lý sử dụng …………………………………………………………………………………10
1.3. CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG ỨNG
THUỐC TRONG BỆNH VIỆN…………………………………………………………………….11
1.3.1. Can thiệp vào quản lý tồn trữ và cấp phát thuốc……………………………………..11
1.3.1.1. Can thiệp vào quản lý tồn trữ ……………………………………………………………11
1.3.1.2. Can thiệp vào quá trình cấp phát thuốc………………………………………………15
1.3.2. Can thiệp vào quá trình sử dụng thuốc ………………………………………………….20
1.3.2.1. Can thiệp bằng chính sách………………………………………………………………..21
1.3.2.2. Can thiệp phối hợp nhiều biện pháp mang tính quản lý………………………..21
1.3.2.3. Các biện pháp can thiệp trong quản lý và sử dụng kháng sinh………………22
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………31
1.5. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC KẠN………………………………….35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………….38
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………..38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu để giải quyết mục tiêu 1………………………………………38
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu để giải quyết mục tiêu 2………………………………………38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………………………39
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu để giải quyết mục tiêu 1………………………………….39
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu để giải quyết mục tiêu 2………………………………….41
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU ………………………………………………………………………………….54
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………..55
3.1. PHÂN TÍCH SÁT THỰC TRẠNG TỒN TRỮ, CẤP PHÁT VÀ TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH …………………………………………………………553.1.1. Phân tích thực trạng tồn trữ, cấp phát thuốc tại bệnh viện năm 2015…………55
3.1.2. Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện năm 2015………………59
3.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC KẠN …………………….62
3.2.1. Ảnh hưởng của giải pháp can thiệp lên quản lý tồn kho và cấp phát thuốc ..62
3.2.2. Ảnh hưởng của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh lên việc sử dụng
kháng sinh tại Bệnh viện………………………………………………………………………………71
Chương 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………………………89
4.1. BÀN LUẬN VỀ THỰC TRẠNG TỒN TRỮ, CẤP PHÁT VÀ SỬ DỤNG
KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN…………………………………………………………………89
4.1.1. Thực trạng tồn trữ, cấp phát thuốc ………………………………………………………..89
4.1.2. Thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện năm 2015 ………………………….92
4.2. VỀ CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG
ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC KẠN………………………………..94
4.2.1. Về quản lý tồn kho, cấp phát thuốc và sử dụng kháng sinh trong Bệnh viện
………………………………………………………………………………………………………………….94
4.2.2. Về ảnh hưởng của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh lên việc sử dụng
kháng sinh tại Bệnh viện…………………………………………………………………………….101
4.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU…………………………………………….117
4.3.1. Hạn chế của nghiên cứu về hoạt động quản lý kho ……………………………….117
4.3.2. Hạn chế của nghiên cứu can thiệp lên việc sử dụng một số kháng sinh nhóm A.
………………………………………………………………………………………………………………..117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………..118
1. KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………..118
1.1. Thực trạng tồn trữ, cấp phát và danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện …….118
1.2. Kết luận về tác động can thiệp lên việc tồn trữ và cấp phát thuốc ……………..118
1.3. Kết luận về giải pháp can thiệp lên việc quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh
viện………………………………………………………………………………………………………….119
2. KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………….119
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG Bố

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình cung ứng thuốc ………………………………………………………………..3
Hình 1.2. Giải pháp can thiệp với thuốc có tên và mẫu mã giống nhau ………………19
Hình 1.3. Chi phí sử dụng kháng sinh trước và sau can thiệp ……………………………23
Hình 1.4. Số lượng tiêu thụ kháng sinh trước và sau can thiệp ………………………….23
Hình 2.1. Sáu yếu tố cốt lõi trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh [109] 46
Hình 2.2. Quy trình triển khai hoạt động của nhóm quản lý sử dụng kháng sinh
trong Bệnh viện [13] ……………………………………………………………………………………48
Hình 2.3. Biểu đồ biểu diễn các chỉ số đặc trưng cho thay đổi xu hướng và mức độ
trong mô hình hồi quy từng phần…………………………………………………………………..53
Hình 3.1. Dao động tiền tồn kho hàng tháng …………………………………………………..55
Hình 3.2. Cơ cấu giá trị thuốc kháng sinh theo phân nhóm……………………………….60
Hình 3.3. Biến thiên số tiền thuốc tồn kho trước và sau can thiệp ……………………..64
Hình 3.4. Hiệu quả kiểm soát hạn dùng………………………………………………………….70
Hình 3.5. Số liều DDD/1000 giường – ngày của Clindamycin toàn viện trước và sau
can thiệp …………………………………………………………………………………………………….79
Hình 3.6. Xu hướng tiêu thụ Clindamycin toàn viện trước và sau can thiệp………..79
HÌnh 3.7. Số liều DDD/1000 giường – ngày của Ticarcillin + Acid Clavulanic trước
và sau can thiệp …………………………………………………………………………………………..80
Hình 3.8. Xu hướng tiêu thụ Ticarcillin/Acid Clavulanic trước và sau can thiệp …81
Hình 3.9. Số DDD/1000 giường-ngày Ceftizoxime trước và sau can thiệp …………82
Hình 3.10. Xu hướng tiêu thụ Ceftizoxime trước và sau can thiệp …………………….82
Hình 3.11 Xu hướng tiêu thụ Clindamycin ở khoa Ngoại chấn thương………………84
trước và sau can thiệp…………………………………………………………………………………..84
Hình 3.12. Xu hướng tiêu thụ Ticarcillin + Acid clavulanic ở khoa ngoại Tổng hợp
trước và sau can thiệp…………………………………………………………………………………..85
Hình 3.13. Xu hướng tiêu thụ Ticarcillin + Acid Clavulanic ở khoa Ngoại chấn
thương trước và sau can thiệp ……………………………………………………………………….85
Hình 3.14. Số liều DDD/1000 giường – ngày của Ceftizoxime ở các khoa khác
trước và sau can thiệp…………………………………………………………………………………..87
Hình 3.15. Xu hướng tiêu thụ Ceftizoxim ở khoa Cấp cứu trước và sau can thiệp.87
Hình 3.16. Xu hướng tiêu thụ Ceftizoxim ở khoa ĐTTC và CĐ trước và sau can
thiệp…………………………………………………………………………………………………………..88DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thời gian cần thiết hàng ngày cho việc kiểm kê và kiểm soát mua hàng
khi sử dụng phương pháp truyền thống và Artima …………………………………………….8
Bảng 1.2. Các thuốc có thể chuyển đổi đường tiêm sang đường uống [99]…………29
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân lực khoa Dược …………………………………………………………..37
Bảng 2.1. Tiến độ thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh ………………46
Bảng 2.2. Ý nghĩa và cách đánh giá các chỉ số đặc trưng trong mô hình hồi quy
từng phần [134] …………………………………………………………………………………………..53
Bảng 3.1. Mô hình tồn trữ…………………………………………………………………………….55
Bảng 3.2. Phân bố thời gian, nhân lực cho việc kiểm soát tồn kho …………………….56
Bảng 3.3. Sự sẵn có của các thuốc nhóm I ……………………………………………………..56
Bảng 3.4. Kiểm soát thuốc gây nghiện, hướng tâm thần …………………………………..56
Bảng 3.5. Kiểm soát chất lượng trước khi nhập kho ………………………………………..57
Bảng 3.6. Thuốc có tên giống nhau ……………………………………………………………….57
Bảng 3.7. Điều kiện bảo quản thuốc trong kho………………………………………………..57
Bảng 3.8. Kiểm soát hạn sử dụng ………………………………………………………………….58
Bảng 3.9. Thuốc hết hạn sử dụng…………………………………………………………………..58
Bảng 3.10. Sự chính xác trong quá trình cấp phát ……………………………………………58
Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý ……………………………………..59
Bảng 3.12. Cơ cấu kháng sinh theo phân nhóm……………………………………………….60
Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc kháng sinh theo đường dùng …………………………………….60
Bảng 3.14. Cơ cấu kháng sinh nhóm betalactam……………………………………………..61
Bảng 3.15. Cơ cấu các thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dược……………………….61
Bảng 3.16. Cơ cấu 5 kháng sinh nhóm A có chi phí tiêu thụ lớn nhất ………………..62
Bảng 3.17. Mô hình tồn trữ trước và sau can thiệp…………………………………………..62
Bảng 3.18. Phân bố gọi hàng, thời gian, nhân lực cho việc kiểm soát tồn kho …….63
Bảng 3.19. Sự sẵn có của các thuốc nhóm I ……………………………………………………64
Bảng 3.20. Hiệu quả kiểm soát tồn kho trước và sau can thiệp………………………….64
Bảng 3.21. Kiểm soát thuốc gây nghiện …………………………………………………………65
Bảng 3.22. Danh mục thuốc có tên đọc giống nhau …………………………………………65
Bảng 3.23.Thuốc có mẫu mã giống nhau được dãn nhãn phụ……………………………66
Bảng 3.24. Kết quả kiểm soát chất lượng thuốc trước khi nhập kho trước và sau can
thiệp…………………………………………………………………………………………………………..67
Bảng 3.25. Kết quả điều kiện bảo quản thuốc trong kho…………………………………..68Bảng 3.26. Kết quả bổ sung nhãn phụ cho các thuốc cắt lẻ, thuốc viên rời và thuốc
có cách sử dụng đặc biệt ………………………………………………………………………………68
Bảng 3.27. Kết quả kiểm soát hạn dùng …………………………………………………………69
Bảng 3.28. Hiệu quả kiểm soát hạn dùng ……………………………………………………….69
Bảng 3.29. Sự chính xác trong quá trình cấp phát ……………………………………………70
Bảng 3.30. Tóm tắt thành phần chức năng, nhiệm vụ của nhóm quản lý sử dụng
kháng sinh ………………………………………………………………………………………………….71
Bảng 3.31. Danh mục kháng sinh hạn chế kê đơn……………………………………………72
Bảng 3.32. Danh mục kháng sinh cần giám sát ……………………………………………….73
Bảng 3.33. Danh mục kháng sinh chuyển đổi đường tiêm- uống……………………….73
Bảng 3.34. Tóm tắt hướng dẫn sử dụng kháng sinh …………………………………………74
Bảng 3.35. Tóm tắt các tiêu chí khảo sát sử dụng kháng sinh……………………………75
Bảng 3.36. Mức độ tiêu thụ kháng sinh hạn chế kê đơn trước và sau can thiệp…..78
Bảng 3.37. Các chỉ số đặc trưng cho sự thay đổi tình hình tiêu thụ Clindamycn tại
bệnh viện ……………………………………………………………………………………………………80
Bảng 3.38. Các chỉ số đặc trưng cho sự thay đổi tình hình tiêu thụ Ticarcillin +
Acid Clavulanic…………………………………………………………………………………………..81
Bảng 3.39. Các chỉ số đặc trưng cho sự thay đổi tình hình tiêu thụ Ticarcillin +
Acid Clavulanic…………………………………………………………………………………………..83
Bảng 3.40. Mức độ tiêu thụ Clindamycin theo khoa trước và sau can thiệp………..83
Bảng 3.41. Mức độ tiêu thụ Ticarcillin+Acid Clavulanic theo khoa trước và sau can
thiệp…………………………………………………………………………………………………………..84
Bảng 3.42. Mức độ tiêu thụ Ceftizoxim theo khoa trước và sau can thiệp………….86

Leave a Comment