Đánh giá một số yếu tố liên quan đến chuyển dạng chảy máu não ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tính được điều trị bằng alteplase đường tĩnh mạch

Đánh giá một số yếu tố liên quan đến chuyển dạng chảy máu não ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tính được điều trị bằng alteplase đường tĩnh mạch

Luận văn Đánh giá một số yếu tố liên quan đến chuyển dạng chảy máu não ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tính được điều trị bằng alteplase đường tĩnh mạch

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và là nguyên nhân đứng thứ tư gây tử vong ở Hoa Kỳ, sau bệnh lý tim mạch, ung thư và bệnh đường hô hấp dưới mạn tính. Hầu hết đột quỵ não (87%) là nhồi máu não. Khoảng 795.000 trường hợp nhồi máu não xảy ra ở Hoa Kỳ mỗi năm, trong đó có khoảng 610.000 trường hợp đột quỵ mới. Đột quỵ não gây tiêu tốn hơn 70 tỷ đô la Mỹ của Hoa Kỳ mỗi năm [1],[2]. Do vậy, gánh nặng của bệnh để lại cho gia đình và xã hội rất lớn. 
Năm 1996, alteplase – một chất hoạt hóa sinh plasmin mô tái tổ hợp (recombinant tissue-type plasminogen activator – rTPA) lần đầu tiên được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration – FDA) chấp nhận cho sử dụng trong điều trị nhồi máu não cấp tính [3]. 
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu sử dụng alteplase để điều trị cho bệnh nhân nhồi máu não cấp tính trong vòng 4,5 giờ cho kết quả lâm sàng tốt [4],[5],[6]. Điều trị tiêu huyết khối đường tĩnh mạch (alteplase) vẫn là phương pháp chính trong điều trị nhồi máu não cấp tính và có hiệu quả cả về lâm sàng và chi phí điều trị [7],[8]. Tuy nhiên, việc sử dụng alteplase có liên quan với nguy cơ tăng tỷ lệ chuyển dạng chảy máu não. Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu các Rối loạn thần kinh và Đột quỵ não Quốc gia (National Institute of Neurological Disorders and Stroke – NINDS) thì tỷ lệ chuyển dạng chảy máu não xảy ra ở 10,6% bệnh nhân [3]. Graham G.D phân tích gộp với 15 nghiên cứu mở gồm 2639 bệnh nhân cho thấy tỷ lệ chuyển dạng chảy máu não là 11,5% [9]. 
Tại Việt Nam, điều trị alteplase trong nhồi máu não cấp tính đã được thực hiện đầu tiên tại Bệnh viện 115 Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 [10], tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2009 [11]. Tỷ lệ gặp biến chứng sau sử dụng thuốc là 10,2% theo Bùi Mạnh Cường (2014) nghiên cứu trong ba năm gần đây tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện Bạch Mai [12].
William N.W và cộng sự năm 2012 đã phân tích 55 nghiên cứu trên 65264 bệnh nhân đã xác định chuyển dạng chảy máu não liên quan với tuổi cao (OR 1,03; 95% CI 1,01 – 1,04), tình trạng đột quỵ não nặng dựa trên điểm NIHSS (National Institutes of Health Stroke Scale – Thang điểm Đột quỵ của Viện Nghiên cứu sức khỏe Quốc Gia) (OR 1,08; 95% CI 1,06 – 1,11), mức đường máu cao (OR 1,10; 95% CI 1,05 – 1,14) và có sự tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển dạng chảy máu não ở bệnh nhân rung nhĩ [13]. Nghiên cứu của B.R. Thanvi và cộng sự năm 2008 cũng chỉ ra các yếu tố nguy cơ  gây chuyển dạng chảy máu não như thuốc tiêu huyết khối, mức độ đột quỵ, tuổi, tiền sử đái tháo đường, tiền sử dùng thuốc chống đông, tăng huyết áp, mức độ tăng đường máu, thay đổi sớm và mức độ tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não. Các yếu tố này có thể phục vụ cho việc dự đoán nguy cơ chuyển dạng chảy máu não và mức độ chuyển dạng chảy máu não, từ đó có thể giúp việc lựa chọn bệnh nhân điều trị tiêu huyết khối đạt kết quả tốt [14]. Tuy nhiên, tại Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào được công bố đánh giá cụ thể các yếu tố liên quan đến mức độ chuyển dạng ở bệnh nhân sau điều trị thuốc alteplase trong nhồi máu não cấp tính. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ‘‘Đánh giá một số yếu tố liên quan đến chuyển dạng chảy máu não ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tính được điều trị bằng alteplase đường tĩnh mạch” với hai mục tiêu sau:
-Mục tiêu 1: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học chuyển dạng chảy máu não ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tính được điều trị bằng alteplase đường tĩnh mạch.
-Mục tiêu 2: Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chuyển dạng chảy máu não ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tính được điều trị bằng alteplase đường tĩnh mạch.

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU3
1.1CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP TÍNH3
1.1.1Điều trị nội khoa chung3
1.1.2Thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch4
1.1.3Thuốc tiêu huyết khối đường động mạch6
1.1.4Các biện pháp can thiệp nội mạch6
1.1.5Phẫu thuật mở hộp sọ giảm áp7
1.1.6Các biện pháp điều trị bảo vệ tế bào não và dự phòng cấp hai7
1.2CÁC BIẾN CHỨNG ĐIỀU TRỊ ALTEPLASE ĐƯỜNG TĨNH MẠCH VÀ XỬ TRÍ8
1.2.1Biến chứng chuyển dạng chảy máu não của điều trị alteplase đường tĩnh mạch8
1.2.2Các yếu tố nguy cơ chuyển dạng chảy máu não ở bệnh nhân sử dụng thuốc alteplase đường tĩnh mạch16
1.3TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ALTEPLASE…22
1.3.1Tiêu chuẩn đánh giá kết quả dựa vào lâm sàng22
1.3.2Tiêu chuẩn đánh giá biến chứng chảy máu nội sọ23
1.3.3Thời gian đánh giá23
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU24
2.1ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU24
2.1.1Các bệnh nhân được điều trị thuốc alteplase đường tĩnh mạch24
2.1.2Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân có chuyển dạng chảy máu não.24
2.2ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU24
2.2.1Địa điểm nghiên cứu24
2.2.2Thời gian nghiên cứu25
2.3PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU25
2.3.1Thiết kế nghiên cứu25
2.3.2Cỡ mẫu nghiên cứu25
2.3.3Phương pháp thu thập số liệu25
2.3.4Phương tiện nghiên cứu25
2.3.5Các bước tiến hành26
2.4PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU.31
2.5ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.32
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ33
3.1ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG33
3.1.1Đặc điểm lâm sàng33
3.1.2Đặc điểm về cận lâm sàng41
3.1.3Đặc điểm về hình ảnh học42
3.2Kết quả điều trị46
3.2.1Thay đổi điểm NIHSS ở thời điểm 1 giờ sau khi bắt đầu điều trị alteplase46
3.2.2Thay đổi điểm NIHSS ở các nhóm chuyển dạng chảy máu não so với điểm NIHSS lúc vào viện46
3.3CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DẠNG CHẢY MÁU NÃO47
3.3.1Ảnh hưởng của các yếu tố dịch tễ47
3.3.2Ảnh hưởng của các yếu tố lâm sàng48
3.3.3Ảnh hưởng của các yếu tố cận lâm sàng51
3.3.4Ảnh hưởng của các yếu tố hình ảnh học52
3.4Mô hình hồi quy logistic dự đoán các yếu tố liên quan đến nguy cơ chuyển dạng chảy máu não53
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN54
4.1ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG54
4.1.1Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu.54
4.1.2Đặc điểm về cận lâm sàng và hình ảnh học62
4.1.3Sự thay đổi điểm NIHSS ở các thời điểm65
4.2CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ CHUYỂN DẠNG CHẢY MÁU NÃO66
4.2.1Ảnh hưởng của các yếu tố dịch tễ66
4.2.2Ảnh hưởng của các yếu tố lâm sàng67
4.2.3Ảnh hưởng của các yếu tố hình ảnh học72
4.2.4Xây dựng mô hình hồi quy logistic dự đoán các yếu tố liên quan đến nguy cơ chuyển dạng chảy máu não74
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN76
5.1ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC………76
5.2CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ CHUYỂN DẠNG CHẢY MÁU NÃO76
CHƯƠNG 6:KIẾN NGHỊ78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

rTPARecombinant tissue – type plasminogen activator
Chất hoạt hóa sinh Plasmin tái tổ hợp
FDAFood and Drug Administration
Tổ Chức Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ
CDCMNChuyển dạng chảy máu não
NINDSNational Institute of Neurological Disorders and Stroke
Viện Nghiên cứu Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc Gia
NIHSSNational Institutes of Health Stroke Scale
Thang điểm Đột quỵ của Viện Nghiên cứu sức khỏe Quốc Gia
CLVTCắt lớp vi tính
HIHemorrhagic infarction – Nhồi máu chảy máu
PHParenchymal hematoma – Tụ máu nhu mô
J – ACTJapan Alteplase Clinical Trial
Nghiên cứu alteplase Nhật Bản
ECASSEuropean Cooperative Acute Stroke Study
Hiệp hội nghiên cứu đột quỵ Châu Âu
PROACTProlyse in Acute Cerebral Thromboembolism
SITS-MOSTSafe Implementation of Thrombolysis in Stroke – Monitoring Study
OROdds ratio  – Tỷ suất chênh
CIConfidence interval – Khoảng tin cậy
ISTInternational Stroke Trial
Thử nghiệm đột quỵ quốc tế
ASPECTSAlberta Stroke Programme Early CT Scale
Thang điểm ASPECTS 
INRInternational normalized ratio
EPITHETEchoplanar Imaging Thrombolytic Evalution Trial
CASESCanadian alteplase for Stroke Effectiveness Study
Min/Max Minimum/ Maximum – giá trị nhỏ nhất/ lớn nhất
 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các yếu tố nguy cơ gây chuyển dạng chảy máu não [30]21
Bảng 2.1: Các biến số chính của nghiên cứu28
Bảng 3.1: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu33
Bảng 3.2: Thời gian khởi phát nhập viện và khởi phát dùng thuốc34
Bảng 3.3: Tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu35
Bảng 3.4: Triệu chứng khởi phát nhồi máu não cục bộ cấp tính36
Bảng 3.5: Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân khi đến viện37
Bảng 3.6: Dấu hiệu lâm sàng khi bệnh nhân đến viện37
Bảng 3.7: Điểm NIHSS khi đến viện và khi có CDCMN40
Bảng 3.8: Giá trị trung bình các chỉ số xét nghiệm máu41
Bảng 3.9: Các dấu hiệu trên phim chụp CLVT sọ não trước khi điều trị43
Bảng 3.10: Vị trí tổn thương mạch não44
Bảng 3.11: Kết quả siêu âm Doppler tim ở thời điểm 24 giờ sau điều trị45
Bảng 3.12: Kết quả siêu âm Doppler động mạch cảnh sống hai bên45
Bảng 3.13: Giá trị trung bình của điểm NIHSS khi vào viện và sau 1 giờ dùng thuốc46
Bảng 3.14: Điểm NIHSS khi vào viện và khi chuyển dạng chảy máu não46
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của các yếu tố dịch tễ47
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của tiền sử đái tháo đường48
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của tiền sử tăng huyết áp48
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của tiền sử dùng thuốc chống đông49
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của tiền sử nhồi máu não cũ49
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của thời gian từ lúc khởi phát đến vào viện và dùng thuốc49
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của tình trạng đột quỵ não50
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của tăng huyết áp50
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của đường máu mao mạch51
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của số lượng tiểu cầu51
Bảng 3.25: Ảnh hưởng của rung nhĩ trên điện tâm đồ52
Bảng 3.26: Ảnh hưởng của các dấu hiệu sớm trên phim chụp CLVT52
Bảng 3.27: Mô hình hồi quy dự đoán sự ảnh hưởng của các yếu tố đến nguy cơ xuất hiện thể CDCMN của đối tượng nghiên cứu53
Bảng 4.1:   So sánh thời gian từ khi khởi phát cơn đột quỵ đến khi điều trị58
Bảng 4.2:   So sánh huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình60
Bảng 4.3:   So sánh điểm NIHSS trung bình61
Bảng 4.4:   So sánh giá trị trung bình đường máu mao mạch của các nghiên cứu62
Bảng 4.5: So sánh ảnh hưởng của dấu hiệu sớm trên chụp CLVT của các nghiên cứu74
 
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.2: Chống đông và con đường đông máu trong điều trị chuyển dạng chảy máu não 15
Hình 1.3: Hình ảnh chuyển dạng chảy máu não sau nhồi máu do huyết khối17
Hình 2.1: Thuốc tiêu huyết khối actilyse26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mozaffarian D, Benjamin E. J, Go A. S, et al (2015). Heart disease and stroke statistics 2015 update: a report from the American Heart Association. Circulation, 131 (4), 29-322.
2. Shyam Prabhakaran, Ilana Ruff, Richard A, et al (2015). Acute Stroke Intervention: A systermatic review. JAMA Neurol, 313 (14), 1451-1462.
3. NINDS rt-PA Stroke Study Group (1995). Tissue plasminogen activator for acute ischemic stroke. N Engl J Med, 333 (24), 1581-1587.
4. Werner Hacke, Markku Kaste , Bluhmki Erich (2008). Thrombolysis with Alteplase 3 to 4.5 hours after acute Ischemic stroke. N Engl J Med, 359 (13), 1317-1329.
5. Salam. K. A, Ummer. K, Pradeep Kumar. V. G, et al (2014). Intravenous thrombolysis for acute ischemic stroke in the 3- to 4.5-hour window–the Malabar experience. International Journal of Stroke, 9 (4), 426-428.
6. Maarten G. Lansberg, Erich Bluhmki , Thijs V incent N. (2009). Efficacy and Safety of Tissue Plasminogen Activator 3 to 4.5 Hours After Acute Ischemic Stroke A Meta analysis. Stroke, 40, 2438-2441.
7. B. M. Demaerschalk , Yip T. R. (2005). Economic benefit of increasing utilization of intravenous tissue plasminogen activator for acute ischemic stroke in the United States. Stroke, 36 (11), 2500-2503.
8. Jauch. E. C, Saver. J. L, Adams. H. P, et al (2013). Guidelines for the early management of patients with acute ischemic stroke: a guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke, 44 (3), 870-947.
9. Graham G. D (2003). Tissue plasminogen activator for acute ischemic stroke in clinical practice: a meta-analysis of safety data. Stroke, 34 (12), 2847-2850.
10. Nguyễn Huy Thắng (2012). Điều trị thuốc tiêu sợi huyết rTPA đường tĩnh mạch trên bệnh nhân nhồi máu não cấp trong vòng 3 giờ đầu, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
11. Mai Duy Tôn (2012). Đánh giá hiệu quả điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp trong vòng 3 giờ đầu bằng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch Alteplase liều thấp, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
12. Bùi Mạnh Cường (2014). Nhận xét ảnh hưởng của nồng độ đường huyết lúc nhập viện lên tiến triển và tiên lượng ở bệnh nhân thiếu máu não cục bộ cấp tính được điều trị Alteplase đường tĩnh mạch, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
13. William N. Whiteley, Karsten Bruins Slot , Fernandes Peter (2012). Risk Factors for Intracranial Hemorrhage in Acute Ischemic Stroke Patients Treated With Recombinant Tissue Plasminogen Activator: A Systematic Review and Meta-Analysis of 55 Studies. Stroke, 43, 2904-2909.
14. B R Thanvi, S Treadwell , Robinson T (2008). Haemorrhagic transformation in acute ischaemic stroke following thrombolysis therapy: classification, pathogenesis and risk factors. BMJ, 84, 361-367.
15. Nguyễn Đạt Anh , Mai Duy Tôn (2013). Xử trí cấp cứu đột quỵ não, Nhà xuất bản thế giới.
16. Lê Đức Hinh (2008). Tai biến mạch máu não: hướng dẫn chẩn đoán và xử trí, Nhà xuất bản y học.
17. Edward C. Jauch, Jeffrey L. Saver , Adams Harold P. (2013). Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke: A Guidline for Healthcare professionals from the American Heart Association/ American Stroke Association. Stroke, 44, 870-947.
18. Sharma V.K, Venketasubramanian N, Saqqur M, et al (2011). Current status of intravenous thromboysis for acute ischemic stroke in Asia. International Journal of Stroke, 6, 523-530.
19. C.S. Anderson, T. Robinson, R.I. Lindley, et al (2016). Low-Dose versus Standard-Dose Intravennous Alteplase in Acute Ischemic Stroke. Stroke, 374 (24), 2313-2323.
20. Yamaguchi T, Mori E , Minematsu (2006). Alteplase at 0.6 mg/kg for Acute Ischemic Stroke Within 3 Hours of Onset: Japan Alteplase Clinical Trial (J-ACT). Stroke, 37 (7), 1810-1815.
21. Etsuro Mori, Kazuo Minematsu , Nakagawara Jyoji (2010). Effects of 0.6 mg/kg Intravenous Alteplase on Vascular and Clinical Outcomes in Middle Cerebral Artery Occlusion: Japan Alteplase Clinical Trial II (J-ACT II). Stroke, 41, 461-465.
22. Gobin YP, Starkman S, Duckwiler GR, et al (2004). MERCI 1: A phase 1 study of mechanical embolus removal in cerebral ischemia. Stroke, 35, 2848-2854.
23. Powers W. J, Derdeyn C. P, Biller J, et al (2015). 2015 AHA/ASA Focused Update of the 2013 Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke Regarding Endovascular Treatment: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke, 
24. Adams HP Jr, del Zoppo G, Alberts MJ, et al (2007). Guidelines for the early management of adults with ischemic stroke: a guideline from the American Heart Association/American Stroke Association Stroke Council, Clinical Cardiology Council, Cardiovascular Radiology and Intervention Council, and the Atherosclerotic Peripheral Vascular Disease and Quality of Care Outcomes in Research Interdisciplinary Working Groups. Stroke, 38, 1655-1711.
25. Kidwell CS, Liebeskind DS, Starkman S, et al (2001). Trends in acute ischemic stroke trials through the 20th century. Stroke, 32, 1349-1359.
26. Obert Hurford, Sean Rezvani , Kreimei Mohammad (2015). Incidence, predictors and clinical characteristics of orolingual angio-oedema complicating thrombolysis with tissue plasminogen activator for ischaemic stroke. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 86, 520–523.
27. The NINDS t-PA Stroke Study Group (1997). Intracerebral hemorrhage after intravenous t-PA therapy for ischemic stroke. Stroke, 28 (11), 2109-2018.
28. Kase CS, Furlan AJ, Wechsler LR, et al (2001). Cerebral heamorrhage after intra-arterial thrombolysis for ischemic stroke: the PROACT II trial. Neurology, 57, 1603-1610.
29. Hacke W, Kaste M , C Fieschi (1995). Intravenous thrombolysis with recombinant tissue plasminogen activator for acute hemispheric stroke. The European Cooperative Acute Stroke Study (ECASS). JAMA Neurol, 274, 1017-1025.
30. José Álvarez-Sabín, Olga Maisterra, Estevo Santamarina, et al (2013). Factors influencing haemorrhagic transformation in ischaemic stroke. Lancet Neurol, 12, 689-705.
31. Hornig CR, Dorndorf W, Agnoli AL, et al (1986). Haemorrhagic cerebral infarction – a prospective study. Stroke, 17, 179-185.
32. Thomasg. Kwiatkowski, Richardb. Libman, Michaelfrankel, et al (1999). Effects of tissue plasminogen activator for acute ischemic stroke at one year. N Engl J Med, 333, 1581-1587.
33. Hacke W, Kaste M , C Fieschi (1998). Randomised double-blind placebo-controlled trial of thrombolytic therapy with intravenous alteplase in acute ischemic stroke. Lancet Neurol, 352, 1245-1251.
34. Hacke W, Kaste M , E Bluhmki (2008). Thrombolysis with alteplase 3 to 4.5 hours at the acute ischemic stroke. N Engl J Med, 359, 1317-1329.
35. Toni D, Lorenzano S, Puca E, et al (2006). The SITS-MOST registry. Neurol Sci, 27 (3), 260-262.
36. Toyoda K, Koga M , M Naganuma (2009). Routine Use of Intravenous Low-Dose Recombinant Tissue Plasminogen Activator in Japanese Patients: General Outcomes and Prognostic Factors From the SAMURAI Register. Stroke, 40 (11), 3591-3595.
37. Chao A-C, Hsu H-Y , C-P Chung (2010). Outcomes of thrombolytic therapy for acute ischemic stroke in Chinese patients: the Taiwan Thrombolytic Therapy for Acute Ischemic Stroke (TTT-AIS) study. Stroke, 41 (5), 885-890.
38. Sharma V.K, Tsivgoulis G, Tan JH, et al (2010). Intravenous thrombolysis is feasible and safe in multiethnic Asian stroke patients in Singapore. International Journal of Stroke, 19 (6), 424-430.
39. N. C. Suwanwela, Phanthumchinda K. , Likitjaroen Y. (2006). Thrombolytic therapy in acute ischemic stroke in Asia: The first prospective evaluation. Clin Neurol Neurosurg, 108 (6), 549-552.
40. Nguyễn Văn Huy, Mai Duy Tôn , Vũ Đăng Lưu (2014). Đánh giá hiệu quả điều trị ở bệnh nhân thiếu máu não cục bộ cấp tính có rung nhĩ bằng Alteplase đường tĩnh mạch liều 0,6ng/kg trong vòng 4,5 giờ, Luận văn thạc sỹ, Đại Học Y Hà Nội.
41. Đặng Phúc Đức, Nguyễn Minh Hiện, Phạm Đình Đài, et al (2014). Kết quả 18 tháng triển khai điều trị thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch tại khoa đột quỵ Bệnh Viện Quân Y 103. Y – Dược Học Quân Sự, 39, 84-90.
42. Cumara B. O’Carroll , Aguilar Maria I. (2015). Management of Postthrombolysis Hemorrhagic and Orolingual Angioedema Complications. The Neurohospitalist, 1-9.
43. Jauch EC, Saver JL , Jr Adams HP (2013). Guidelines for the earlymanagement of patients with acute ischemic stroke: a guideline for healthcare professionals from the American Heart Associa-tion/American Stroke Association. Stroke, 44 (3), 870-947.
44. Goldstein JN, Marrero M , S Masrur (2010). Management of thrombolysis-associated symptomatic intracerebral hemorrhage. Arch Neurol, 67 (8), 965-969.
45. Khatri P, Levine J , T Jovin (2008). Intravenous thrombolytic therapy for acute ischemic stroke. Continuum Lifelong Learning Neurol, 14 (6), 46-60.
46. Goldszmidt AJ , LR Caplan (2010). Stroke Essentials, Jones & Bartlett Publishers, Sudbury, MA.
47. Shadi Yaghi, Eisenberger Andrew , Willey Joshua Z. (2014). Symptomatic Intracerebral Hemorrhage in Acute Ischemic Stroke After Thrombolysis With Intravenous Recombinant Tissue Plasminogen Activator. JAMA Neurol, 71, 1181-1185.
48. Maarten G. Lansberg, Gregory W. Albers , Wijman Christine A.C. (2007). Symptomatic Intracerebral Hemorrhage following Thrombolytic Therapy for Acute Ischemic Stroke: A Review of the Risk Factors. 
49. N. A. Vora, Gupta R., Thomas A. J., et al (2007). Factors predicting hemorrhagic complications after multimodal reperfusion therapy for acute ischemic stroke. AJNR Am J Neuroradiol, 28 (7), 1391-1394.
50. Okada Y, Yamaguchi T, Minematsu K, et al (1989). Heamorrhagic transformation in cerebral embolism. Stroke, 20, 598-603.
51. The ATLANTIS, ECASS , Investigatiors NINDS rTPA Study Group (2004). Association of outcome with early stroke treatment: pooled analysis of ATLANTIS, ECASS and NINDS rTPA stroke trials. Lancet, 363, 768-774.
52. The NINDS rT-PA Stroke study group (1997). Intracerebral hemorrhage after intravenous t-PA therapy for ischemic stroke. Stroke, (28), 2109-2118.
53. THE IST-3 Collaborative Group (2012). The benefit and harms of intravenous thrombolysis with recombinant tissue plasminogen activator within 6 h of acute ischaemic stroke: a randomized controlled trial. Lancet, 379, 2352-2363.
54. Berrouschot J, Rother J, Glahn J, et al (2005). Outcome and severe heamorrhagic complications of intravenous thrombolysis with tissue plasminogen activator in very old (>80 years) stroke patients. Stroke, 36, 2421-2425.
55. Cerebral Embolism Task Force. Cardiogenic brain embolism.  (1986). acta Neurol, 43, 71-84.
56. Kim JS, Yang WI, Shim CY, et al (2011). Haemorrhagic transformation of ischemic stroke: severe complications of prosthetic valve endocarditis. Korean Circ L, 41, 490-493.
57. J. Diedler, Ahmed N., Sykora M., et al (2010). Safety of intravenous thrombolysis for acute ischemic stroke in patients receiving antiplatelet therapy at stroke onset. Stroke, 41 (2), 288-294.
58. Piacironi M, Agnelli E, Micheli S, et al (2007). Efficacy and safety of anticoagulant treatment in acute cardioembolic stroke: a meta-analysis of randomized controlled trials. Stroke, 38, 423-443-.
59. Bath PM, Hogg C, Berge E, et al (2012). Symtomatic  intracranical haemorrhage and heparin: interrelation between dose, timing and stroke severity in the International Stroke Trial (ITS). Stroke, 43, A3370.
60. Kenneth Butcher, Søren Christensen, Mark Parsons, et al (2010). Postthrombolysis blood Pressure elevation is associated with hemorrhagic transformation. Stroke, 41, 72-77.
61. Vincent Larrue, Rüdiger von Kummer, Achim Müller, et al (2001). Risk factors for severe hemorrhagic transformation in ischemic stroke patients treated with recombinant tissue plasminogen activator: a secondary analysis of the European-Australasian Acute Stroke Study (ECASS II). Stroke, 32, 438-441.
62. Bruno A, Levine SR, Frankel MR, et al (2002). Admission glucose level and clinical outcomes in the NINDS rt-PA Stroke Trial. Neurology, 59, 669-674.
63. Poppe A, Majumdar S, Jeerakathhil T, et al (2009). Admission hyperglycemia predicts a worse outcome in stroke patients 
treated with intravenous thrombolysis. Diabetes Care, 32, 617–622.
64. Patel SC, Levine SR, Tilley BC, et al (2001). National Institute of Neurological Disorders and Stroke rt-PA Stroke Study Group. Lack of clinical significance of early ischemic changes on computed tomography in acute stroke. JAMA Neurol, 286, 2830–2838.
65. Tong DC, Yenari MA, Albers GW, et al (1998). Correlation of perfusion- and diffusion-weighted MRI with NIHSS score in acute (,6.5 hour) ischemic stroke. Neurology, 50, 864-870.
66. P. A. Dharmasaroja , Pattaraarchachai J. (2011). Low vs standard dose of recombinant tissue plasminogen activator in treating East Asian patients with acute ischemic stroke. Neurol India, 59 (2), 180-184.
67. L Derex, Hermier M, Adelaine P, et al (2004). Clinical and imaging predictors of intracerebral haemorhage in stroke patients treated with intravenous tissue plasminogen activator. Journal Neurol Neurosurg Psychiatry, 76, 70-75.
68. Mai Duy Tôn (2013). Các yếu tố tiên lượng kết cục xấu của điều trị nhồi máu não cấp trong 3 giờ đầu bằng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch Alteplase liều thấp. Y Học Việt Nam, 405, 81-85.
69. Đinh Mạnh Phương (2013). Đánh giá hiệu quả điều trị nhồi máu não trong vòng 4,5 giờ đầu do tắc động mạch não giữa cấp bằng thuốc tPA đường tĩnh mạch, Luận Văn Thạc Sỹ Y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
70. Jyoji Nakagawara, Kazuo Minematsu , Okada Y asushi (2010). Thrombolysis With 0.6 mg/kg Intravenous Alteplase for Acute Ischemic Stroke in Routine Clinical Practice The Japan post-Marketing Alteplase Registration Study (J-MARS). Stroke, 41, 1984-1989.
71. Lê Văn Thính (2003). Nhồi máu não lớn do tổn thương động mạch não giữa, đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 7 (4), 64-67.
72. Nguyễn Bá Thắng (2007). Tiên đoán hồi phục chức năng trong nhồi máu động mạch não giữa, khảo sát tiến cứu 149 trường hợp. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 11 (1), 314-323.
73. Yasuyuki Iguchi Kazumi Kimura , Kensaku Shibazaki (2010). Early stroke treatment with IV t-PA associated with early recanalization. J Neurol Sci, 295, 53-57.
74. Mai Duy Tôn, Nguyễn Đạt Anh , Lê Văn Thính (2011). Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc Alteplase liều 0,6mg/kg ở bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc động mạch não giữa tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai. Y Học Việt Nam, 388, 69-72.
75. Nguyễn Văn Huy (2014). Đánh giá hiệu quả điều trị ở bệnh nhân thiếu máu não cục bộ cấp tính có rung nhĩ bằng Alteplase đường tĩnh mạch liều 0,6 mg/kg trong vòng 4,5 giờ. 
76. Lê Văn Thính (2008). Nhồi máu não: Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
77. Nguyễn Công Hoan (2009). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của nhồi máu não do xơ vữa hệ động mạch cảnh trong. Tạp chí nghiên cứu y học, 4 (64), 60-65.
78. K Kimura, Sakamoto Y, Iguchi Y, et al (2011). Admission hyperglycemia and serial infarc volume after t-PA therapy in patients with and without early recanalization. J Neurol Sci, 307, 55-59.
79. M. Awadh, MacDougall N., Santosh C., et al (2010). Early recurrent ischemic stroke complicating intravenous thrombolysis for stroke: incidence and association with atrial fibrillation. Stroke, 41 (9), 1990-1995.
80. Nichols C, Khoury J , Brott T (2008). Intravenous recombinant tissue plasminogen activator improves arterial recanalization rates and reduces infarct volumes in patients with hyperdense artery sign on baseline computed tomography. Journal of stroke and cerebrovascular diseases, 17 (2), 64 – 68.
81. Ozcan O, Andrew L , al et (2008). Hyperdense internal carotid artery sign a CT sign of acute ishcemic. Stroke, 41, 1939-1945.
82. Sairenen T, D Strbian, L Soinne, et al (2011). Intravenous thrombolysis of basilar artery occlusion. Stroke, 42, 2175-2179.
83. Kim Y.S, Z Garami, R Mikulik, et al (2005). Early racanalization rates and clinical outcomes in patients with tandem internal carotid artery/middle cerebral artery occulusion and isolated middle cerebral artery occlusion. Stroke, 36, 869-871.
84. G Thomalla, A Kruetzelmann, S Siemonsen, et al (2008). Clinical and tissue respone to intravenous thrombolysis in tandem internal carotid artery/middle cerebral artery occlusion: An MRI study. Stroke, 39, 1616-1618.
85. Mustanoja S, A Meretoja, J Putaala, et al (2011). Outcome by stroke etiology in patients receiving thrombolytic treament. Stroke, 42, 102-106.
86. Pundik S, L Mc Williams-Dunnigan, K.L Blackham, et al (2008). Older age does not increase risk of heamorrhage complicatión after intravenous and/or intra-arterial thrombolysis for acute stroke. Journal of stroke and cerebrovascular diseases, 17 (5), 266-272.
87. Mishra N.K., Diener H. C., Lyden P. D., et al (2010). Influence of age on outcome from thrombolysis in acute stroke. Stroke, 41, 2840-2848.
88. Fiorelli M, Bastianello S, von Kummer R, et al (1999). Hemorrhagic transformation within 36 hours of a cerebral infarct: relationships with early clinical deterioration and 3-month outcome in the European Cooperative Acute Stroke Study I (ECASS I) cohort. Stroke, 30, 2280-2284.
89. Shihab Masrur, Cox Margueritte, Bhatt Deepak L., et al (2015). Association of acute and chronic hyperglycemia with acute ischemic stroke outcomes post thrombolysis: findings from get with the guidelines stroke. Journal American Heart Associate, 4, 
90. Saver JL, E.E Smith, G.C Fonarơ, et al (2010). The Golden Hour and acute brain ischemic: Presenting features and lytic therapy in > 30000 patients arriving within 60 minutes of stroke onset. Stroke, 41, 1431-1439.
91. S. Rangaraju, Edwards A., Dehkharghani S., et al (2015). Perfusion imaging in the 3-hour time window predicts a tPA-associated hemorrhage in acute ischemic stroke. Neurologist, 19 (3), 68-69.
92. Silva D.A.D, C Brekenfeld, M Ebinger, et al The benefit of intravenous thrombolysis relate to the site of baseline arterial occlusion in the echoplanar imaging thrombolytic evaluation trial (EPITHET). Stroke, 41, 295-299.
93. Sarah E. Capes, Hunt Dereck , al Et (2001). Stress hyperglycemia and prognosis of stroke in nondiabetic and diabetic patients. A systematic overview. Stroke, 32, 2426-2432.
94. Decourten- Myers GM , al Et (1992). Heamorrhage infarct conversion in experimental stroke. Ann Emerg Med, 21, 121-126.
95.Baird TA, MW Parsons , al Et (2003). Persistent poststroke hyperglycemia is indêpndently associated with infarct expansion and worse clinical outcome. Stroke, 34, 2208-2214.
96. Ferro J. M (2004). Atrial fibrilation and cardioembolic stroke. minerva cardioangiol, santa Maria hospital, Lisbon, 111-124.
97. Barber PA, AM Demchuk, J Zhang, et al (2000). Validity and reliablility of a quantitative computed tomography score in predicting  outcome of hyperacute stroke before  thrombolytic therapy. ASPECTS Study Group. Al-berta stroke Programme Early CT Score. Lancet, 355, 1670-1674.
98. Jaillard A, C Cornu, Durieux, et al (1999). Heamorrhage transformation in acute ischemic stroke: The MAST-E Study. Stroke, 30, 1326-1332.
99. D. Tanne, Kasner S. E., Demchuk A. M., et al (2002). Markers of increased risk of intracerebral hemorrhage after intravenous recombinant tissue plasminogen activator therapy for acute ischemic stroke in clinical practice: the Multicenter rt-PA Stroke Survey. Circulation, 105 (14), 1679-1685.

 

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment