ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VỀ DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2020
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VỀ DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2020
Đỗ Thị Thu Hiền1, Trương Tuấn Anh1, Vũ Thị Dung1, Ngô Thị Thục Nhàn1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi đang điều trị đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp: Người cao tuổi đang điều trị đái tháo đường. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi, thời gian mắc bệnh, giới tính, nghề nghiệp, tiền sử gia đình có người mắc bệnh đột quỵ não không có mối liên quan với kiến thức về dự phòng bệnh của đối tượng nghiên cứu với p > 0,05. Trình độ học vấn, nguồn thông tin nhận được, chỉ số xét nghiệm (HbA1C, Cholesterol, Triglycerid) có mối liên quan với kiến thức dự phòng đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu với p < 0,05. Kết luận: Trình độ học vấn, nguồn thông tin nhận, các chỉ số xét nghiệm có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức về dự phòng đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu
Đột quỵ não là một vấn đề sức khỏe trên toàn thế giới và là tác nhân chính gây ra bệnh tật, tử vong và tàn tật ở cả các nước phát triển và đang phát triển.Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật có thể phòng ngừa trên toàn thế giới [5]. Bệnh gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của những người sống sót sau đột quỵ não và những người chăm sóc họ [7]. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2012 tỷ lệ mắc đáitháo đường là 5,4% [1],[3].Bệnh đái tháo đường cũng là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đối với đột quỵ;những ngườimắc bệnh đái tháo đường được cho là có nguy cơ đột quỵ gấp 1,5 đến 3 lần so với những người không mắc bệnh đái tháo đường.Tỷ lệ bệnh đái tháo đường đang gia tăng ở nhiều nước đang phát triển một phần là do sự ưa thích ngày càng tăng đối với chế độ ăn uống không hợp lý.Trong khi đó, theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF/International Diabetes Federation) năm 2015 Thế giới có khoảng 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trong đó 90% là đái tháo đường type II và hay gặp ở người cao tuổi. Tại Hoa Kỳ tỷ lệ mắc đái tháo đường ở độ tuổi 45-64 tuổi là 16,2% trong khi ở những người 60-79 tuổi là 25,9% [8]. Kết quả nghiên cứu dịch tễ học đột quỵ não ở khu vực Đông Á cho thấy tỷ lệ mắc đột quỵ não ở những người trên 65 tuổi là 5080/100.000 người [6].Người bệnh không có kiến thức về các yếu tố nguy cơ của đột quỵnãoít tham gia vào các thực hành phòng ngừa đột quỵnãonhư kiểm soát huyết áp và thay đổi mô hình hành vi như cai thuốc lá và ăn chế độ ăn ít muối.Để giúp nâng cao kiến thức của người bệnh đái tháo đường cao tuổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng ngừa đột quỵ não của người bệnh cao tuổi bị đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường, đột quỵ não, dự phòng đột quỵ não
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2015). Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 – 2025, Hà Nội.
2. Lê Thị Hương và cộng sự (2016). Tỷ lệ mắc đột quỵ tại 8 tỉnh thuộc 8 vùng sinh thái việt nam năm 2013-2014 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí nghiên cứu Y học, 104 (6), 1-6.
3. Trần Hồng Nhung (2014). Kiến thức thực hành phòng tai biến mạch máu não và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi phường Đức Giang quận Long Biên Hà Nội, Đại học y tế công cộng.
4. Đinh Thi Yến (2017). Thay đổi nhận thức về đột quỵ não của người cao tuổi tại xã Giao Lạc – Giao Thủy Nam Định sau can thiệp giáo dục sức khỏe. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
5. CDC (2014), Stroke Facts, Atlanta, USA, Centers for Disease Control and Prevention.
6. Cooper M.E., Jandeleit‐Dahm K.A., Candido R. (2010). The Pathogenesis of Macrovascular Complications Including Atherosclerosis in Diabetes. Text book of Diabetes, Fourth Edition. Wiley Blackwell,637-649.
7. D. Mozaffarian & et al. (2014). Heart disease and stroke statistics, a report from the American Heart Association, pp. 28-292.
8. Division of Diabetes Translation. and National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion (2015). National Diabetes Statistics Report, 2014. Centers for Disease Control and Prevention, 1-12.
https://thuvieny.com/danh-gia-mot-so-yeu-to-lien-quan-den-kien-thuc-ve-du-phong-dot-quy-nao/